Ngành ngôn ngữ Anh là một ngành đào tạo chuyên sâu về tiếng Anh, bao gồm các khả năng giao tiếp, viết văn, đọc hiểu và nghe nói tiếng Anh. Sinh viên sẽ có cơ hội để phát triển kỹ năng giao tiếp và viết văn tiếng Anh tốt, đồng thời cải thiện kỹ năng đọc hiểu và nghe nói tiếng Anh của mình.
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng về ngành Ngôn ngữ Anh cùng các bạn nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành Ngôn ngữ Anh
Ngành Ngôn ngữ Anh là gì?
Ngôn ngữ Anh (tiếng Anh là English Studies) là một ngành học của giáo dục đại học, trong đó sinh viên được học về ngôn ngữ và văn hóa Anh, các khái niệm cơ bản của tiếng Anh và kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động giao tiếp, viết lách, nghiên cứu và làm việc.
Kiến thức ngành bao gồm việc học về cấu trúc ngôn ngữ, từ vựng, giao tiếp, viết và nói tiếng Anh, cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để sử dụng ngôn ngữ Anh một cách hiệu quả trong công việc và cuộc sống.
Ngoài ra, khi học ngôn ngữ Anh, các bạn còn có thể được nghiên cứu về lịch sử hình thành, con người và văn hóa không chỉ của Việt Nam mà còn với nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới. Và đương nhiên toàn bộ đều học bằng tiếng Anh.
Thêm đó, sinh viên cũng sẽ được bổ trợ thêm nhiều kiến thức về kinh tế, tài chính, du lịch, nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng phù hợp với những công việc sau khi ra trường hiện nay.
Người học ngành Ngôn ngữ Anh sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành như Ngữ âm – Âm vị học, Từ vựng học, Ngữ pháp tiếng Anh, Đất nước và văn hóa các nước nói tiếng Anh, Văn học các nước nói tiếng Anh, Phân tích diễn ngôn, ngôn ngữ học xã hội, dẫn luận ngôn ngữ, tiếng Anh thư tín thương mại, Tiếng Anh kinh tế, Biên – phiên dịch, Công nghệ trong dịch thuật, chuyên đề dịch, Thẩm định và hiệu đính bản dịch…
Ngành Ngôn ngữ Anh có mã ngành là 7220201.
2. Các chuyên ngành Ngôn ngữ Anh
Các chuyên ngành trong lĩnh vực Ngôn ngữ Anh bao gồm:
- Giảng dạy tiếng Anh: làm việc trong các trường học, trung tâm đào tạo tiếng Anh hoặc tổ chức giảng dạy cá nhân, giúp học viên nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh.
- Phiên dịch và thông dịch: làm việc trong các công ty, tổ chức, hội nghị, triển lãm, giúp giao tiếp giữa người nói tiếng Anh và người nói ngôn ngữ khác.
- Biên dịch: làm việc trong các công ty xuất bản, truyền thông, dịch thuật, dịch các tài liệu, sách vở, bài báo, tin tức từ tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc ngược lại.
- Nghiên cứu văn học và văn hóa: làm việc trong các trường đại học, tổ chức nghiên cứu, phân tích tác phẩm văn học, phân tích các văn hóa đa dạng trong tiếng Anh.
- Truyền thông và xuất bản: làm việc trong các công ty xuất bản, truyền thông, phát triển nội dung bằng tiếng Anh cho các trang web, tạp chí, sách và các phương tiện truyền thông khác.
3. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Anh
Nên học ngành Ngôn ngữ Anh ở trường nào?
Có rất nhiều trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh hiện nay. Dù việc bạn học tập ra sao quyết định một phần quan trọng trong việc thành công sau này của chính bạn nhưng chất lượng đào tạo của các trường chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng một phần không nhỏ.
Dưới đây là danh sách toàn bộ các trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh năm 2023 trên toàn quốc, danh sách hơi dài, các bạn có thể tìm trường bằng Ctrl+F và gõ tên trường hoặc tìm theo từng khu vực.
Các bạn lưu ý: Hầu như điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Anh được tính theo thang 40 (với môn ngoại ngữ nhân hệ số 2)
Các trường tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Anh năm 2023 và điểm chuẩn như sau:
a. Khu vực Hà Nội
b. Khu vực các tỉnh miền Bắc (ngoài Hà Nội)
c. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên
d. Khu vực TPHCM
e. Khu vực các tỉnh miền Nam (ngoài TPHCM)
Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Anh năm 2022 của các trường đại học phía trên thấp nhất là 13, cao nhất là 28.29 (thang điểm 30).
4. Các khối ngành Ngôn ngữ Anh
Có thể xét tuyển ngành Ngôn ngữ Anh theo khối nào?
Tùy vào mỗi trường mà sẽ có những tổ hợp khối xét tuyển vào ngành ngôn ngữ Anh khác nhau.
Các khối thi ngành Ngôn ngữ Anh như sau:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A04 (Toán, Lý, Địa)
- Khối C04 (Toán, Văn, Địa)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D02 (Văn, Toán, tiếng Nga)
- Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
- Khối D04 (Văn, Toán, tiếng Trung)
- Khối D06 (Văn, Toán, tiếng Nhật)
- Khối D09 (Toán, Sử, Anh)
- Khối D10 (Toán, Địa, Anh)
- Khối D11 (Văn, Lý, Anh)
- Khối D12 (Văn, Hóa, Anh)
- Khối D13 (Văn, Sinh, Anh)
- Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
- Khối D15 (Văn, Địa, Anh)
- Khối D65 (Văn, Sử, tiếng Trung)
- Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)
- Khối D72 (Văn, KHXH, Anh)
- Khối D78 (Văn, Anh, KHXH)
- Khối D84 (Toán, GDCD, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
5. Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh
Ngành Ngôn ngữ Anh sẽ học những gì?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta có thể tham khảo qua chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh của 1 trong những trường đại học top đầu hiện nay, đó là Trường Đại học Hà Nội nhé.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin |
Đường lối cách mạng của Đảng CSVN |
Tư tưởng Hồ chí Minh |
Giáo dục Thể chất |
Giáo dục Quốc phòng – An ninh |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
Tin học |
Ngoại ngữ 2 |
II. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH |
Dẫn luận Ngôn ngữ |
Tiếng Việt |
Văn hóa Việt Nam |
Hà Nội học |
Lịch sử văn minh thế giới |
III. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH |
Kiến thức bắt buộc |
Thực hành tiếng từ trình độ A2 tới C1 |
Ngữ âm – Âm vị học |
Từ vựng học |
Ngữ pháp tiếng Anh |
Đất nước và văn hóa các nước nói tiếng Anh |
Văn học các nước nói tiếng Anh |
Tự chọn (6/22) |
Phân tích diễn ngôn |
Ngôn ngữ học xã hội |
Dẫn luận ngôn ngữ |
Bổ trợ kiến thức văn hóa – văn minh các nước nói tiếng Anh |
Chuyên đề văn hóa các nước nói tiếng Anh |
Chuyên đề văn học Anh |
Ngữ pháp tiếng Anh thực hành |
Tiếng Anh thư tín thương mại |
Tiếng Anh kinh tế |
IV. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH |
Đến đây các bạn học ngành Ngôn ngữ Anh tại Đại học Hà Nội sẽ được định hướng theo Biên – Phiên dịch hay theo Sư phạm. Lựa chọn 1 trong 2 hướng đi. |
Định hướng Biên – Phiên dịch |
Bắt buộc |
Ngôn ngữ học đối chiếu |
Nhập môn biên – phiên dịch |
Thực hành dịch viết |
Thực hành dịch nói |
Tự chọn (3 tín): Lựa chọn 3 trong số 15 tín chỉ của các học phần dưới: |
Công nghệ trong dịch thuật |
Bổ trợ kiến thức |
Chuyên đề dịch |
Kiến tập dịch |
Thẩm định và hiệu đính bản dịch |
Định hướng Sư phạm (27 tín chỉ): |
Bắt buộc |
Ngôn ngữ học đối chiếu |
Quản lý hành chính nhà nước và quản lý giáo dục & đào tạo |
Lý thuyết học ngoại ngữ |
Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ |
Tâm lý học sư phạm |
Thiết kế chương trình và xây dựng chương trình giáo dục |
Kiểm tra và đánh giá |
Thực tập giảng dạy |
Tự chọn (3 tín chỉ): lựa chọn 3 trong số 15 tín chỉ của các học phần dưới: |
Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành (ESP) |
Công nghệ trong giảng dạy |
Phương pháp nghiên cứu trong giảng dạy |
Phong cách viết học thuật |
Dịch viết |
V. THỰC TẬP VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP |
Chuyên đề hướng nghiệp |
Khoa luận tốt nghiệp hoặc thực tập/kiến tập |
6. Cơ hội việc làm ngành Ngôn ngữ Anh
Ngành ngôn ngữ Anh cung cấp cho sinh viên kiến thức về ngôn ngữ Anh, văn hoá, xã hội và kinh tế của các quốc gia sử dụng tiếng Anh.
Sau khi tốt nghiệp, họ có thể làm việc trong các lĩnh vực như giáo dục, du lịch, quảng cáo, quản lý kinh doanh, tài chính, chính trị và tư vấn, giáo viên tiếng Anh, tư vấn du học, biên dịch viên, chuyên viên kinh doanh quốc tế, nhân viên hỗ trợ khách hàng quốc tế, v.v.
Sinh viên Ngôn ngữ Anh đang đi học có thể làm các công việc part-time như nhân viên phục vụ khách hàng hoặc tư vấn viên của các công ty, tổ chức hoặc tổ chức quốc tế.
7. Mức lương ngành Ngôn ngữ Anh
Mức lương của ngành ngôn ngữ Anh tùy thuộc vào công việc và kinh nghiệm. Những người học ngôn ngữ Anh thường trở thành giáo viên, dịch viên, biên dịch, hoặc nhân viên quản lý du lịch hoặc thương mại.
Mức lương tầm trung của giáo viên ngôn ngữ Anh là khoảng 8-12 triệu đồng/tháng, còn mức lương của các vị trí khác có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ, vị trí công việc, vv.
8. Các phẩm chất cần có
Để học ngành ngôn ngữ Anh, cần có những phẩm chất sau:
- Sự quan tâm đến việc học ngôn ngữ mới.
- Khả năng tự học và tìm tòi kiến thức.
- Năng động, sáng tạo và cầu tiến trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Khả năng tập trung, ghi nhớ và áp dụng kiến thức.
- Sự tự tin và trung thành trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh.