Học viện Khoa học Quân Sự

19321

Cập nhật thông tin tuyển sinh mới nhất của Học viện Khoa học quân sự năm 2023.

I. GIỚI THIỆU CHUNG

  • Tên trường: Học viện Khoa học Quân sự
  • Tên tiếng Anh: Military Science Academ (MSA)
  • Mã trường: NQH
  • Loại trường: Công lập
  • Trực thuộc: Bộ Quốc phòng
  • Loại hình đào tạo: Đại học – Sau đại học
  • Lĩnh vực: Quân sự
  • Địa chỉ: Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội
  • Điện thoại: 043.5659449
  • Email: hvkhqs.edu.vn@gmail.com
  • Website: http://hvkhqs.edu.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/hocvienkythuatquansu

II. THÔNG TIN SƠ TUYỂN NĂM 2023

1. Thời gian sơ tuyển

Dự kiến từ ngày 01/03/2023 đến ngày 25/04/2023.

2. Đối tượng sơ tuyển

  • Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên (tính đến thời gian sơ tuyển; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ Quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm 2023).
  • Nam thanh niên ngoài Quân đội, kể cả quân nhân đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân (số lượng đăng ký dự tuyển không hạn chế).
  • Nữ thanh niên ngoài Quân đội và nữ quân nhân.

3. Tiêu chuẩn sơ tuyển

Theo quy định của Bộ Quốc phòng, thí sinh tham gia dự tuyển vào Học viện Khoa học Quân sự cần đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định như sau:

a) Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, chính trị

  • Lý lịch chính trị gia đình và bản thân phải rõ ràng, đủ điều kiện để có thể kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, không vi phạm quy định tại Thông tư số 05/2021/TT-BQP ngày 16/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn chính trị của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
  • Trường hợp quân nhân phải được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ.

b) Tiêu chuẩn về sức khỏe

Thí sinh (cả nam và nữ) đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của liên Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (sau đây viết gọn là Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP), theo các chỉ tiêu: Thể lực (trừ chiều cao, cân nặng có quy định riêng); mắt (trừ tật khúc xạ cận thị có quy định riêng); tai-mũi-họng; răng-hàm-mặt; nội khoa; tâm thần kinh; ngoại khoa; da liễu và sản phụ khoa (đối với nữ).

Một số tiêu chuẩn quy định riêng, cụ thể như sau:

  • Thể lực: Nam cao từ 1m63 trở lên, nặng từ 50 kg trở lên; nữ phải đạt sức khoẻ Điểm 1 theo quy định tại Mục I Phụ lục 1 Phân loại sức khoẻ theo thể lực và bệnh tật, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP (cao từ 1m54 trở lên, nặng từ 48 kg trở lên).
  • Về mắt: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị không quá 3 đi-ốp, kiểm tra thị lực sau chỉnh kính đạt Điểm 1 theo quy định tại Khoản 1 Mục II Phụ lục 1 Phân loại sức khoẻ theo thể lực và bệnh tật, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
  • Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự tuyển vào các trường: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) có thể lực đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Mục I Phụ lục 1 Phân loại sức khoẻ theo thể lực và bệnh tật, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, riêng thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1m62 m trở lên.
  • Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thuộc 16 dân tộc rất ít người theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người (gồm các dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ) dự tuyển vào tất cả các trường: Được lấy chiều cao từ 1m60 m trở lên, các tiêu chuẩn khác thực hiện như đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số nói chung.

c) Tiêu chuẩn về độ tuổi

  • Thanh niên ngoài Quân đội: Từ 17 – 21 tuổi;
  • Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân: Từ 18 – 23 tuổi.

d) Tiêu chuẩn về văn hóa

  • Tốt nghiệp THPT theo hình thức chính quy hoặc GDTX hoặc tốt nghiệp trung cấp tính đến thời điểm xét tuyển;
  • Thí sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.

4. Hồ sơ sơ tuyển

Mỗi thí sinh đăng ký sơ tuyển phải có 01 bộ hồ sơ sơ tuyển do Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng phát hành thống nhất, bao gồm:

  • 01 bản thẩm tra xác minh lý lịch (do cán bộ tuyển sinh quân sự cấp huyện và đơn vị đi thẩm tra);
  • 01 phiếu khám sức khoẻ (do Hội đồng khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện và đơn vị khám);
  • 03 phiếu đăng ký sơ tuyển (do thí sinh tự khai, có xác nhận của Ban TSQS cấp huyện, đơn vị cấp trung đoàn);
  • Thí sinh thuộc diện ưu tiên, nộp 01 giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên hợp lệ, đúng quy định. Thí sinh không phải nộp bản sao học bạ THPT.

5. Tham gia sơ tuyển

  • Thí sinh tự mình viết kê khai các biểu mẫu, hồ sơ sơ tuyển thuộc phần quy định thí sinh tự khai và trực tiếp đến nộp hồ sơ sơ tuyển cho Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện (thanh niên ngoài Quân đội) hoặc cấp trung đoàn (quân nhân tại ngũ) theo đúng thời gian quy định.
  • Khi đến nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển, thí sinh phải mang theo Giấy chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân), sổ hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác để đối chiếu;
  • Tham gia chụp ảnh để dán vào hồ sơ sơ tuyển;
  • Tham gia khám sức khỏe sơ tuyển do Ban TSQS cấp huyện hoặc cấp trung đoàn tổ chức.

6. Địa điểm khám sơ tuyển

a) Với thí sinh là quân nhân

  • Khám sức khỏe (khám lâm sàng) tại các bệnh viện Quân đội thuộc tuyến của đơn vị quân nhân đăng ký dự thi;
  • Trường hợp đơn vị ở xa các bệnh viện Quân đội việc khám sức khỏe thực hiện tại Hội đồng khám sức khỏe của đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên;
  • Các đơn vị ở xa tuyến trung đoàn, đóng quân trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, không có điều kiện khám sức khỏe cho quân nhân tại các đơn vị thuộc tuyến, cho phép khám sức khỏe tại Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện nơi đóng quân.
  • Trường hợp cần khám chuyên khoa hoặc làm các xét nghiệm, do bác sĩ khám chỉ định và thực hiện tại các bệnh viện Quân đội.

b) Với thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội

Do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện khám: Khám lâm sàng và kết luận sức khỏe theo 8 chỉ tiêu quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

7. Lệ phí sơ tuyển

Theo quy định tại Thông tư số 135/2015/TT-BQP ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và hướng dẫn một số chế độ chi tiêu cho hoạt động giáo dục đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong Quân đội.

  • Lệ phí sơ tuyển: 50.000 đồng.
  • Lệ phí hồ sơ sơ tuyển: 5.000 đồng.

III. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2023

1. Các ngành tuyển sinh

Các ngành tuyển sinh Học viện Khoa học quân sự năm 2023 như sau:

  • Tên ngành: Trinh sát kỹ thuật (chỉ tuyển nam)
  • Mã ngành: 7860231
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01
  • Tổng chỉ tiêu: 46 (trong đó chỉ tiêu thí cho thí sinh nam phía Bắc là 34 và phía Nam là 12).
  • Tên ngành: Ngôn ngữ Anh
  • Mã ngành: 7220201
  • Tổ hợp xét tuyển: D01
  • Tổng chỉ tiêu: 13 (trong đó chỉ tiêu cho thí sinh nam là 11 và nữ là 02).
  • Tên ngành: Ngôn ngữ Nga
  • Mã ngành: 7220202
  • Tổ hợp xét tuyển: D01, D02
  • Tổng chỉ tiêu: 10 (trong đó chỉ tiêu cho thí sinh nam là 08 và nữ là 02).
  • Tên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc
  • Mã ngành: 7220204
  • Tổ hợp xét tuyển: D01, D04
  • Tổng chỉ tiêu: 10 (trong đó chỉ tiêu cho thí sinh nam là 08 và nữ là 02).
  • Tên ngành: Quan hệ quốc tế
  • Mã ngành: 7310206
  • Tổ hợp xét tuyển: D01
  • Tổng chỉ tiêu: 11 (trong đó chỉ tiêu cho thí sinh nam là 09 và nữ là 02).

2. Thông tin tuyển sinh chung

a) Phương thức tuyển sinh

Học viện Khoa học Quân sự tiếp tục tuyển sinh năm 2023 dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với các môn chính là các môn về ngoại ngữ.

Lưu ý: Các thí sinh xét tuyển vào hệ quân sự vẫn phải qua sơ tuyển tương tự các trường quân sự khác trên cả nước nhé.

b) Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh đăng ký dự tuyển vào Học viện Khoa học Quân sự tham gia sơ tuyển và đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 để lấy kết quả xét tuyển vào trường.

  • Tới thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội: Mua hồ sơ và đăng ký tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT tại địa điểm do các Sở GD&ĐT quy định.
  • Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ: Mua hồ sơ, làm thủ tục và đăng ký tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT tại địa điểm của thí sinh tự do (số thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2022 trở về trước) do các sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố nơi đơn vị quân nhân đang đóng quân quy định.

c) Đăng ký xét tuyển

Học viện chỉ nhận hồ sơ xét tuyển đại học quân sự đối với những thí sinh đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng, dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong năm đăng ký xét tuyển để lấy kết quả xét tuyển đại học; các môn thi phù hợp với tổ hợp xét tuyển vào trường thí sinh đăng ký.

  • Xét tuyển đợt 1: Thí sinh nộp phiếu đăng ký xét tuyển cùng với hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo quy định của Sở GD&ĐT kèm theo lệ phí đăng ký xét tuyển. Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển và nộp lệ phí theo quy định của trường;
  • Thí sinh phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào hệ đào tạo đại học quân sự của Học viện; các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội

Hồ sơ đăng ký xét tuyển: Thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

d) Điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Với việc điều chỉnh đăng ký xét tuyển, cho phép thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (nguyện vọng 1) theo Nhóm 2 gồm các Học viện: Học viện Quân y, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Phòng Không-Không quân (Hệ Kỹ sư hàng không) theo đúng vùng miền và đối tượng tuyển sinh.

e) Quy định về xét tuyển NV1

Học viện chỉ xét tuyển vào hệ đào tạo đại học quân sự đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào Học viện hoặc trường cùng nhóm xét tuyển (trong nhóm trường thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 1) và được trường tiếp nhận hồ sơ sơ tuyển thông báo đủ điều kiện sơ tuyển;

Không xét tuyển đối với các trường hợp:

  • Không có hồ sơ sơ tuyển hoặc không đủ điều kiện sơ tuyển;
  • Nguyện vọng đăng ký xét tuyển không phải là nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất); nộp hồ sơ xét tuyển vào trường không cùng nhóm trường được đăng ký xét tuyển;
  • Không nộp hoặc nộp không đủ hồ sơ xét tuyển, không đúng thời gian quy định; đăng ký không đúng tổ hợp xét tuyển của trường.

f) Cách tính điểm xét tuyển

Điểm xét tuyển đối với các ngành xác định môn thi chính (môn ngoại ngữ, nhân hệ số 2 ở các Tổ hợp xét tuyển D01, D02, D04) được quy về thang điểm 30, cách tính cụ thể như sau:

ĐXT = (Điểm Toán + Điểm Văn + Điểm ngoại ngữ x2) x3/4 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Điểm xét tuyển làm tròn theo quy định của Bộ GD&ĐT (làm tròn đến 2 chữ số thập phân).

g) Tiêu chí phụ

Với các trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ như sau:

  • Tiêu chí 1: Khối A00, A01 ưu tiên điểm môn Toán; khối D01, D02, D04 ưu tiên điểm môn Ngoại ngữ.
  • Tiêu chí 2: Sử dụng sau khi xét tiêu chí phụ 1 vẫn còn chỉ tiêu, Khối A00, A01 ưu tiên điểm môn Lý; khối D01, D02, D04 ưu tiên điểm môn Toán.
  • Tiêu chí 3: Sử dụng sau khi xét tiêu chí phụ 2 vẫn còn chỉ tiêu, Khối A00, A01 ưu tiên điểm môn Hóa/Tiếng Anh; khối D01, D02, D04 ưu tiên điểm môn Văn.
  • Khi xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, thì Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

h) Nguyện vọng bổ sung

Sau khi xét tuyển đợt 1, số lượng vào học thực tế còn thiếu so với chỉ tiêu, thì được xét tuyển nguyện vọng bổ sung cho đủ chỉ tiêu; quy trình xét tuyển thực hiện theo quy chế của Bộ GD&ĐT và quy định của Bộ Quốc phòng.

Nếu được Bộ Quốc phòng giao chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung, Học viện chỉ xét tuyển đối với những thí sinh đủ các điều kiện sau:

  • Đã nộp hồ sơ sơ tuyển vào đào tạo đại học hệ quân sự tại 01 trường Quân đội và được trường tiếp nhận hồ sơ sơ tuyển thông báo đủ tiêu chuẩn dự tuyển;
  • Tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT (trong năm đăng ký xét tuyển);
  • Không trúng tuyển nguyện vọng 1 và có đủ điều kiện về sức khỏe, vùng tuyển, tổ hợp môn xét tuyển của trường đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung;
  • Trong thời gian quy định, nộp đủ hồ sơ xét tuyển về trường có tuyển nguyện vọng bổ sung.

IV. ĐIỂM CHUẨN/ĐIỂM TRÚNG TUYỂN

Xem chi tiết hơn tại: Điểm chuẩn Học viện Khoa học Quân sự

Điểm trúng tuyển Học viện Khoa học Quân sự xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT các năm gần nhất:

Tên ngành/Đối tượng XTĐiểm chuẩn
202120222023
A. Ngành Ngôn ngữ Anh
Thí sinh Nam (xét KQ thi THPT)26.9425.2825.57
Thí sinh Nam (xét HSG)26.6325.38
Thí sinh nữ (xét KQ thi THPT)29.4428.2927.46
Thí sinh nữ (xét HSG bậc THPT)26.626.7626.02
B. Ngành Ngôn ngữ Nga
Thí sinh Nam25.825.6623.81
Thí sinh nữ29.329.79
Thí sinh nữ (xét HSG bậc THPT)25.7526.38
C. Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Thí sinh Nam26.6522.8224.73
Thí sinh nữ28.6428.2527.97
Thí sinh nữ (xét HSG bậc THPT)26.0426.34
D. Ngành Quan hệ quốc tế
Thí sinh Nam24.7926.17
Thí sinh Nam (xét HSG bậc THPT)25.4
Thí sinh Nữ28.0127.97
Thí sinh Nữ (xét HSG bậc THPT)25.8827.14
E. Ngành Trinh sát kỹ thuật
Thí sinh Nam phía Bắc (xét KQ thi THPT)25.225.4525.1
Thí sinh Nam phía Bắc (xét HSG)24.4524.3
Thí sinh Nam phía Nam (xét KQ thi THPT)24.7523.8524.25
Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.