Ngành Ngôn ngữ Đức (Mã ngành: 7220205)

3615

Ngôn ngữ Đức là một trong những ngành học thuộc khối ngôn ngữ học. Nếu bạn yêu thích thứ ngôn ngữ này và muốn xét tuyển ngành học này để có thể được tìm hiểu văn hóa cũng như mọi điều liên quan đến đất nước này thì hãy tham khảo nội dung bài viết sau nhé.

nganh ngon ngu duc

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Ngôn ngữ Đức là gì?

Ngôn ngữ Đức là một ngành học được sử dụng để học và sử dụng tiếng Đức tốt hơn, bao gồm các chủ đề như ngữ pháp, từ vựng, phát âm, giao tiếp và việc đọc và viết tiếng Đức. Ngoài ra, ngành học cũng bao gồm các nền tảng về lịch sử, văn hóa và xã hội của Đức. Học ngôn ngữ Đức có thể giúp bạn tăng cường kỹ năng giao tiếp, mở rộng kiến thức về Đức và cải thiện khả năng làm việc hoặc học tập trong môi trường Đức hoặc trong các công ty có liên quan đến Đức.

Sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Đức sẽ được đào tạo các kiến thức quan trọng từ cơ bản đến chuyên sâu về ngữ pháp, từ vựn tiếng Đức để có thể sử dụng tiếng Đức một cách thành tạo trong giao tiếp cũng như phục vụ công việc sau này.

Ngoài ra cử nhân Ngôn ngữ Đức cũng có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ, và văn hóa các nước nói tiếng Đức cũng như kỹ năng cần thiết cho công việc sau này.

Người học ngành Ngôn ngữ Đức sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành như Ngôn ngữ học tiếng Đức, Đất nước học Đức, Văn học Đức, Từ vựng học tiếng Đức, Ngôn ngữ học đối chiếu, Đất nước học Áo – Thụy Sĩ, Văn học Áo – Thụy Sĩ, …

Ngành Ngôn ngữ Đức có mã ngành là 7220205.

2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Ngôn Ngữ Đức

Có thể học ngành Ngôn Ngữ Đức ở những trường nào?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Ngôn Ngữ Đức mới nhất, được cập nhật trước mùa tuyển sinh hàng năm. Các bạn có thể dựa vào đó để lựa chọn một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Ngôn Ngữ Đức năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2023
1Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN34.35
2Trường Đại học Hà Nội33.96
3Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM23.7 – 24.85

3. Các khối thi ngành Ngôn Ngữ Đức

Thi ngành Ngôn Ngữ Đức theo khối nào?

Để đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn Ngữ Đức của một trong các trường phía trên, các bạn có thể sử dụng một trong các tổ hợp xét tuyển sau đây tùy trường:

  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D04 (Văn, Toán, tiếng Trung)
  • Khối D05 (Văn, Toán, Tiếng Đức)
  • Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

4. Chương trình đào tạo ngành

Ngành Ngôn Ngữ Đức sẽ được học những môn gì?

Theo học ngành Ngôn Ngữ Đức của trường Đại học Hà Nội, sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình học như sau:

I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin
Đường lối cách mạng của Đảng CSVN
Tư tưởng Hồ chí Minh
Giáo dục Thể chất
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Tin học
Ngoại ngữ 2
Pháp luật đại cương
II. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH
Dẫn luận Ngôn ngữ
Tiếng Việt
Văn hóa Việt Nam
Hà Nội học
Lịch sử văn minh thế giới
III. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Thực hành tiếng từ trình độ A1 đến C1
Ngôn ngữ học tiếng Đức
Đất nước học Đức
Văn học Đức
Giao tiếp liên văn hóa
Học phần tự chọn:
Từ vựng học tiếng Đức
Ngôn ngữ học đối chiếu
Đất nước học Áo – Thụy Sĩ
Văn học Áo – Thụy Sĩ
IV. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
1. Định hướng Biên – Phiên dịch
Học phần bắt buộc:
Nhập môn Biên-Phiên dịch
Thực hành dịch viết
Thực hành dịch nói
Học phần tự chọn:
Dịch chuyên ngành chính trị ngoại giao
Dịch chuyên ngành kinh tế thương mại
Dịch chuyên ngành kỹ thuật
Dịch chuyên ngành du lịch
Phân tích đánh giá bản dịch
2. Định hướng Phương pháp giảng dạy tiếng Đức
Học phần bắt buộc:
Lỗi và chữa lỗi
Nhập môn Giảng dạy tiếng Đức
Phương pháp giảng dạy kiến thức ngôn ngữ (Ngữ âm- Từ vựng- Ngữ pháp)
Phương pháp giảng dạy các kỹ năng tiếng (Nghe – Nói – Đọc – Viết)
Phương pháp giảng dạy kiến thức Đất nước học và Kỹ năng giao tiếp liên văn hóa
Phân tích và thiết kế học liệu
Thiết kế, thực hiện và đánh giá bài giảng
Kiểm tra, đánh giá
Công nghệ trong giảng dạy tiếng Đức
Học phần tự chọn:
Phương pháp nghiên cứu trong ngành Sư phạm tiếng Đức
Xây dựng chương trình và chương trình chi tiết
Tâm lý học trong giảng dạy ngoại ngữ
Phương pháp giảng dạy tiếng Đức định hướng nghề
Thực tập và khóa luận tốt nghiệp
Kiến tập
Khóa luận tốt nghiệp/thực tập hoặc các học phần thay thế

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Đức có thể có các cơ hội việc làm sau:

  • Dịch thuật: Làm dịch thuật hoặc biên tập các văn bản tiếng Đức sang tiếng Việt hoặc ngược lại.
  • Giáo dục: Giảng dạy tiếng Đức hoặc làm giáo viên tiếng Đức tại trường học.
  • Du lịch: Làm hướng dẫn viên du lịch hoặc nhân viên tại các công ty du lịch.
  • Thương mại: Làm nhân viên thương mại hoặc đại diện kinh doanh tại các công ty liên kết với Đức.
  • Nghiên cứu văn hóa: Làm nghiên cứu văn hóa, lịch sử hoặc xã hội của Đức.

Các cơ hội việc làm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, kỹ năng và tiếng Đức của mỗi cá nhân.

6. Mức lương ngành Ngôn ngữ Đức

Mức lương của sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Đức sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, kỹ năng và chức vụ của họ trong công việc. Mức lương trung bình cho một nhân viên dịch thuật hoặc giáo viên tiếng Đức tại Việt Nam khoảng từ 10-15 triệu đồng một tháng. Với các nhân viên kinh doanh hoặc đại diện kinh doanh, mức lương có thể cao hơn tùy theo công ty và chức vụ của họ.

7. Các phẩm chất cần có

Để học ngành ngôn ngữ Đức, sinh viên cần có các phẩm chất sau:

  • Sự quan tâm đến ngôn ngữ và văn hoá Đức.
  • Khả năng giao tiếp tiếng Đức tốt.
  • Kỹ năng tiếng Đức tốt.
  • Tính cầu tiến và sự tự học.
  • Trí tưởng tượng và sáng tạo.
  • Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp.
  • Kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin.
Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.