Ngành Kế toán có lẽ là một trong những thứ ảnh hưởng nhiều nhất tới công việc của mình từ khi bắt đầu đi làm cho tới nay, thậm chí người quen, bạn bè của mình rất nhiều người đang học và làm việc về kế toán. Từ đó mình cũng có những hiểu biết nhất định về ngành học này.
Chính bởi vậy hôm nay mình sẽ chia sẻ tới các bạn toàn bộ những điều mình nghĩ là cần thiết trước khi các bạn lựa chọn và theo học ngành này nhé.
Trước hết, kế toán và kiểm toán là 2 công việc liên quan tới nhau nhưng chúng không phải là 1. Các bạn có thể xem thông tin về ngành kiểm toán trong bài viết sau của mình nhé.
Giới thiệu chung về ngành Kế toán
Ngành Kế toán là gì?
Ngành Kế toán là ngành học đào tạo về cách tư duy và kiểm toán một hệ thống chi tiết và chính xác về tài chính của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức.
Tiền là một thứ quan trọng và ai cũng muốn có nhiều. Một tổ chức kinh doanh muốn tồn tại phải cần rất nhiều tiền để có thể duy trì hoạt động và người chịu trách nhiệm và thực hiện toàn bộ các công việc liên quan tới tính toán thu, chi trong tổ chức đó chính là các kế toán viên tốt nghiệp ngành kế toán.
Các tổ chức ở đây có thể là hộ kinh doanh gia đình, công ty, doanh nghiệp, nói chung là những tổ chức có hoạt động kinh doanh mua bán đều cần có kế toán, thế cho nó vuông.
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kế toán
Nên học ngành Kế toán ở trường nào?
Rất, rất rất nhiều trường tuyển sinh ngành kế toán. Các bạn có thể chọn lấy cho mình một trường phù hợp nhất để theo học nhé. Mình sẽ tổng hợp danh sách các trường cùng điểm chuẩn năm 2021 ngành kế toán ở bên cạnh để các bạn tiện so sánh hơn.
Các trường tuyển sinh ngành Kế toán năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Điểm chuẩn ngành Kế toán năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 14.0 và cao nhất là 28.25 (thang điểm 30).
Các khối thi ngành Kế toán
Có thể xét tuyển ngành Kế toán theo các khối nào?
Các tổ hợp xét tuyển được sử dụng để xét tuyển ngành Kế toán rất đa dạng. Được chia theo được sử dụng cho nhiều trường và một số ít trường sử dụng.
Các khối xét tuyển ngành Kế toán bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
Một số khối thi được sử dụng ít hơn:
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối A04 (Toán, Lý, Địa)
- Khối A07 (Toán, Lịch sử, Địa lí)
- Khối A08 (Toán, Lịch sử, GDCD)
- Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
- Khối A16 (Toán, Văn, KHTN)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C01 (Toán, Văn, Lý)
- Khối C02 (Toán, Văn, Hóa)
- Khối C03 (Văn, Toán, Sử)
- Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
- Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
- Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
- Khối D10 (Toán, Địa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
- Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
- Khối D15 (Văn, Địa, Anh)
Chương trình đào tạo ngành Kế toán
Ngành Kế toán học những môn nào?
Mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Kế toán của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Chi tiết chương trình học như sau:
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN |
Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin phần 1, 2 |
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Pháp luật đại cương |
Giao tiếp trong kinh doanh |
PRE-IELTS 1, 2 |
IELTS BEGINNERS 1, 2 |
IELTS PRE-INTERMEDIATE 1, 2 |
IELTS INTERMEDIATE 1, 2 |
Tin học văn phòng |
Toán ứng dụng trong kinh tế |
Kinh tế vi mô |
Kinh tế vĩ mô |
Quản trị học |
II. CHƯƠNG TRÌNH GDQP – GDTC |
Giáo dục thể chất |
Giáo dục Quốc phòng (4 tuần) |
III. HỌC PHẦN CHUNG KHỐI NGÀNH |
Nguyên lý kế toán |
Marketing căn bản |
Hệ thống thông tin quản lý |
Hành vi tổ chức |
Thống kê kinh doanh và kinh tế |
Thị trường và các định chế tài chính |
Nhập môn kinh doanh |
Kinh doanh quốc tế |
Luật kinh doanh |
Tiếng Anh kinh doanh |
IV. HỌC PHẦN CHUNG CỦA NGÀNH |
Học phần bắt buộc |
Kế toán tài chính 1 |
Kế toán quản trị |
Kế toán hành chính sự nghiệp |
Kế toán tài chính 2 |
Hệ thống thông tin kế toán |
Học phần tự chọn |
Kế toán quốc tế |
Nghiệp vụ ngân hàng |
Quản trị chiến lược |
Tài chính quốc tế |
Đầu tư tài chính |
V. HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH |
Học phần bắt buộc |
Phân tích tài chính doanh nghiệp |
Kế toán công ty |
Kế toán thuế |
Kiểm toán |
Thực hành kế toán |
Tài chính công ty |
Học phần tự chọn |
Kế toán quản trị nâng cao |
Kiểm soát nội bộ |
Đề án môn học |
Kế toán ngân hàng |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
Hoạt động ngoại khóa |
VI. THỰC TẬP CUỐI KHÓA |
Lựa chọn 1 trong 2 hình thức: |
Hình thức 1: |
Báo cáo thực tập tốt nghiệp |
Học bổ sung ít nhất 6 tín chỉ được chọn từ các học phần tự chọn thuộc Học phần chuyên ngành |
Hình thức 2: |
Khóa luận tốt nghiệp (*) |
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có thể làm những công việc gì?
Tùy theo từng chuyên ngành, các bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí như:
- Kế toán tổng hợp: Đúng như cái tên, vị trí công việc này thực hiện toàn bộ các công việc về kế toán.
- Kế toán tiền lương: Thực hiện tính toán lương, hạch toán tiền lương theo khoản trích lương hàng tháng.
- Kế toán bán hàng: Làm việc ở bộ phận bán hàng, tính toán các khoản tiền sử dụng để mua hàng.
- Kế toán mua hàng: Chi chép giao nhận hàng hóa, kiểm tra số lượng, đơn giá sản phẩm để căn cứ vào đó xuất hóa đơn. kê chi tiết hóa đơn bán hàng và tổng giá trị, thuế trong ngày…
- Kế toán kho
- Kế toán công cụ dụng cụ
- Kế toán tài sản cố định
- Kế toán hợp đồng
- Kế toán giá thành
- Kế toán thuế
Các công việc cấp cao hơn của ngành kế toán:
- Kế toán trưởng
- Giám đốc tài chính (CFO)
Kế toán làm việc ở đâu? Đương nhiên là toàn bộ các tổ chức kinh doanh đều có chỗ cho kế toán làm việc. Các công ty, doanh nghiệp tư nhân, công ty doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài…
Mức lương ngành Kế toán
Lượng công việc của kế toán là rất khổng lồ nhưng lại đòi hỏi sự cẩn thận và làm việc chính xác bởi chỉ cần một sai số nhỏ thôi cũng có thể dẫn đến một chuỗi sai số theo cấp số nhân.
Việc làm ngành kế toán sau này thực sự rất nhiều và nặng nhọc, khối lượng công việc vô cùng khổng lồ và các nhân viên kế toán thường phải làm thêm giờ và mình thường nghe họ phàn nàn về điều đó.
Mức lương khởi điểm của các kế toán viên cũng không quá cao, chỉ tầm 7-8 triệu. Chưa tính học việc mất 1-2 năm nữa. Chính vì vậy mình khuyến khích các bạn nên tranh thủ đi thực tập và học việc sớm từ khi còn đi học nha, có thể từ năm 2, năm 3 để tích lũy kiến thức sớm.
Trên đây là một số thông tin tổng hợp kèm hiểu biết của cá nhân ad TrangEdu về ngành Kế toán. Nếu như các bạn có điều gì còn thắc mắc vui lòng đóng góp với mình trong phần bình luận nhé.