Hellooo các bạn!
Kinh doanh và buôn bán là một trong những cách làm giàu nhanh nhất. Nếu bạn muốn sau này có thể trở thành một chủ doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì việc chuẩn bị nền tảng kiến thức vững chắc về kinh doanh là điều vô cùng cần thiết.
Ngành Kinh doanh thương mại chính là ngành học cung cấp cho bạn nền tảng đó.
Giới thiệu chung về ngành
Kinh doanh thương mại là gì?
Kinh doanh thương mại (tiếng Anh là Commercial business) là việc một cá nhân hay tổ chức nào đó đầu tư tiền bạc, công sức và dồn hết khả năng của mình vào việc buôn bán hàng hóa để có thể tạo ra lợi nhuận.
Học kinh doanh thương mại để làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp khi theo học ngành kinh doanh thương mại sẽ được trang bị kiến thức về quản trị bán hàng, quản lý hàng, chuỗi cung ứng,bán lẻ, tài chính, marketing, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, phân tích hiệu quả hoạt động thương mại, có khả năng nghiên cứu độc lập, hoạch định chiến lược và lên kế hoạch kinh doanh.
Các trường đào tạo ngành Kinh doanh thương mại
Danh sách các trường đại học, cao đẳng xét tuyển ngành KDTM trong năm 2020 được mình tổng hợp ngay bên dưới đây.
Các trường có ngành Kinh doanh thương mại như sau:
- Khu vực miền Bắc
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Kinh tế quốc dân | 27.25 |
Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp | 17 |
Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội | 15.5 |
Đại học Công nghiệp Việt Hung | |
Đại học Hùng Vương |
- Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Nha Trang | 21 |
Đại học Kinh tế Huế | 18 |
Đại học Tây Nguyên | 15 |
Đại học Duy Tân | |
Đại học Quy Nhơn |
- Khu vực miền Nam
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Kinh tế TP HCM | 27.1 |
Đại học Văn Hiến | |
Đại học Công nghệ TPHCM | 18 |
Đại học Cửu Long | 15 |
- Các trường Cao đẳng
Cao đẳng Kinh tế TPHCM |
Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật thương mại |
Cao đẳng Thương mại và du lịch Hà Nội |
Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Hà Nội |
Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu |
Các khối thi ngành Kinh doanh thương mại
Các tổ hợp mà bạn có thể sử dụng để đăng ký xét vào ngành Kinh doanh thương mại bao gồm:
Các tổ hợp phổ biến, hầu như trường nào trong số trên cũng sử dụng để xét tuyển ngành Kinh doanh thương mại:
Và các tổ hợp ít phổ biến, được một số trường sử dụng:
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C04 (Văn, Toán, Địa lí)
- Khối D96 (Toán, Anh, KHXH)
- Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
- Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn)
Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh thương mại
Dành cho những bạn quan tâm về ngành Kinh doanh thương mại sẽ học những gì. Dưới đây là chương trình đào tạo ngành này của trường Đại học Nha Trang:
I. Kiến thức đại cương (54 tín chỉ) |
A. Khối khoa học xã hội nhân văn (22 tín chỉ) |
Học phần bắt buộc (14):
Học phần tự chọn (8):
|
B. Giáo dục thể chất và Quốc phòng – An ninh |
Học phần bắt buộc (9):
Học phần tự chọn (2):
|
C. Toán, Khoa học tự nhiên, công nghệ và môi trường (13 tín chỉ) |
Học phần bắt buộc (11):
Học phần tự chọn (2):
|
D. Ngoại ngữ (8 tín chỉ) |
|
II. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (85 tín chỉ) |
A. Kiến thức cơ sở ngành (35 tín chỉ) |
Học phần bắt buộc (29):
Học phần tự chọn (6):
|
B. Kiến thức ngành (52 tín chỉ) |
Học phần bắt buộc (34):
Học phần tự chọn (8):
|
C. Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp (10 tín chỉ) |
|
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại có thể đảm nhiệm những công việc sau:
- Nhân viên kinh doanh
- Chuyên viên phụ trách xuất nhập khẩu
- Chuyên viên bộ phận thu mua
- Trưởng ngành hàng
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp sản xuất thương mại
- Chuyên viên Marketing cho các doanh nghiệp hoạt động trong nước và doanh nghiệp liên kết nước ngoài.
Ngoài ra, nếu bạn có năng lực và tích lũy đủ kinh nghiệm hoàn toàn có thể tiến tới những công việc cấp cao hơn như:
- Tưởng phòng, phó phòng kinh doanh, marketing
- Giám đốc kinh doanh.
Ngoài ra, hiện nay ở đất nước phát triển như Việt Nam, kinh doanh rất được chú trọng. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn khởi nghiệp và tự xây dựng đế chế của riêng mình và thực hiện mong ước của bản thân. Đương nhiên để thực hiện được việc đó, bạn phải có một nền móng vững chắc không chỉ về kinh nghiệm, kiến thức về lĩnh vực kinh doanh mà còn nhiều lĩnh vực khác như quản lý, kế toán, tài chính…
Trên đây là những hiểu biết và chia sẻ của mình về ngành Kinh doanh thương mại. Nếu các bạn có điều gì thắc mắc vui lòng để lại trong phần bình luận nhé.