Quản trị văn phòng là một trong những ngành tiềm năng nhưng không phải ai cũng có thể nắm bắt được. Nhằm giúp các bạn có cái nhìn tổng thể về ngành học này, mình sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng về ngành quản trị văn phòng trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu chung về ngành
Quản trị văn phòng là gì?
Quản trị văn phòng (tiếng Anh là Office Administration) là ngành học đào tạo về thiết kế, triển khai, theo dõi và đánh giá quá trình làm việc trong văn phòng của một tổ chức (có thể là công ty, doanh nghiệp hay các cơ quan như trường học, bệnh viện).
Người thực hiện công tác quản trị văn phòng cần phải là người có trách nhiệm cao, có năng lực quan sát và theo dõi cả một hệ thống lớn và quy đổi ra các giá trị như doanh thu, sản lượng hàng hóa…
Các trường đào tạo ngành Quản trị văn phòng
Danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Quản trị văn phòng đã được mình tổng hợp đầy đủ trong bảng dưới đây.
Các trường có ngành Quản trị văn phòng như sau:
- Khu vực miền Bắc
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội | 20 – 28.5 |
Đại học Nội vụ | 20 – 23 |
Đại học Công nghiệp Hà Nội | 22.2 |
Đại học Hòa Bình (ngành QTKD) | 15 |
Đại học Thành Đô | 15 |
Đại học Phương Đông | 14 |
Đại học Hải Dương | 15.25 |
Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên | 16 |
Học viện Quản lý giáo dục | 15 |
- Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Đông Á | 14 |
Đại học Nội vụ Phân hiệu Quảng Nam | 14 – 15 |
- Khu vực miền Nam
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Hoa Sen | 16 |
Đại học Trà Vinh | 15 |
Đại học Kinh tế kỹ thuật Bình Dương | 15 |
Đại học Nội vụ Phân hiệu TPHCM | 14.5 |
- Các trường cao đẳng
Cao đẳng Thống kê |
Cao đẳng Sư phạm Trung ương |
Các khối thi ngành Quản trị văn phòng
Với mỗi trường đại học trong bảng danh sách trên sẽ có những khối để xét tuyển riêng, các bạn có thể tham khảo danh sách các khối thi ngành Quản trị văn phòng.
Các khối xét tuyển chính ngành Quản trị văn phòng bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
Chương trình đào tạo ngành Quản trị văn phòng
Mời các bạn tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Quản trị văn phòng của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG Hà Nội:
I. Khối kiến thức chung (27 tín chỉ) – Không tính học phần GDTC, GDQP-AN và kỹ năng bổ trợ |
|
II. Kiến thức theo lĩnh vực (26 tín chỉ) |
Học phần bắt buộc (20) gồm:
Học phần tự chọn (6) gồm:
|
III. Kiến thức theo khối ngành (17 tín chỉ) |
Học phần bắt buộc (12) gồm:
Học phần tự chọn (5) gồm:
|
III. Kiến thức theo nhóm ngành (17 tín chỉ) |
Học phần bắt buộc (12) gồm:
Học phần tự chọn (5) gồm:
|
IV. Kiến thức ngành (47 tín chỉ) |
Học phần bắt buộc (22) gồm:
Học phần tự chọn (12) gồm:
|
V. Thực tập, khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp (8 tín chỉ) |
|
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Thông qua lượng kiến thức tiếp nhận được với chương trình đào tạo phía trên, sinh viên mới tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng có thể bắt đầu làm các công việc như nhân viên hành chính, viên chức, thư ký văn phòng… tại các văn phòng thuộc các công ty, tổ chức, doanh nghiệp và các tập đoàn thuộc mọi thành phần kinh tế.
Một số nơi làm việc các bạn có thể cân nhắc lựa chọn xin việc vào như các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp như Văn phòng của các bộ, các Vụ, Viện, Sở, Khối UBND, Hội đồng nhân dân, ban Đảng.
Ngoài ra, các bạn yêu thích sư phạm có thể học thêm nghiệp vụ sư phạm để trở thành giảng viên và tham gia giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học trên toàn quốc
Các kỹ năng cần thiết
Để trở thành một nhà quản trị văn phòng tốt, các bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức và đặc biệt là những kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập và làm việc như:
- Khả năng thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin phục vụ cho lãnh đạo và các hoạt động của cơ quan
- Biết cách xây dựng kế hoạch, chương trình, lên lịch công tác và tổ chức các cuộc họp, hội nghị và công tác cho nhân viên, lãnh đạo
- Kỹ năng soạn thảo văn bản tốt, giải quyết và quản lý văn bản
- Biết cách lập hồ sơ và quản lý con dấu của cơ quan
- Biết cách phân loại tài liệu thông qua giá trị tài liệu và bảo quản chúng
- Có kỹ năng tổ chức, đào tạo và quản lý nhân sự
- Có kỹ năng giao tiếp tốt
- Kỹ năng đàm phán, thuyết trình và làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm
- Kỹ năng sử dụng các trang thiết bị trong văn phòng và phần mềm quản lý.
Trên đây là một số thông tin quan trọng phục vụ việc tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề cho các bạn học sinh và tương lai là sinh viên. Hi vọng phần nào hữu ích với các bạn!