Quan hệ lao động là ngành học về thương lượng lập thể, thủ tục hợp đồng lao động và các ký kết thỏa thuận giữa tập thể lao động. Hãy cùng mình tìm hiểu những thông tin về ngành học này trong bài viết sau nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Quan hệ lao động là gì?
Ngành Quan hệ lao động là một ngành đào tạo về luật và quản lý lao động, bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên – nhà tuyển dụng và người lao động. Ngành học này bao gồm các chủ đề như quyền lợi lao động, bảo hiểm lao động, luật lao động, quản lý nhân sự, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Sinh viên quan hệ lao động sẽ có kiến thức về luật pháp và quản lý lao động, giúp họ giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động một cách chính xác và hiệu quả. Họ có thể làm việc tại các tổ chức hoặc doanh nghiệp về quản lý nhân sự hoặc tại các cơ quan chuyên quản lý lao động.
Chương trình đào tạo ngành Quan hệ lao động cung cấp cho sinh viên những kiến thức phân tích, đánh giá và đưa ra các quyết định liên quan tới ứng xử giữa người lao động và đoàn thể xã hội. Ngoài ra còn xây dựng cho sinh viên các kỹ năng về thương lượng tập thể, kỹ năng ký hợp đồng lao động, thỏa ước trong lao động tập thể, từ đó có thể vận dụng trong việc thương luowngjg tập thể và các ký kết trong lao động, hòa giải, tranh chấp trong lao động…
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Quan hệ lao động
Trong mùa tuyển sinh năm 2023, chỉ có duy nhất 2 trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Quan hệ lao động.
Các trường tuyển sinh ngành Quan hệ lao động và điểm chuẩn mới nhất như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn ngành Quan hệ lao động |
1 | Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 24 |
2 | Trường Đại học Công Đoàn | 17.1 |
3. Các khối thi ngành Quan hệ lao động
Với 2 trường đại học trên, các bạn có thể sử dụng 4 tổ hợp xét tuyển sau để đăng ký cho ngành Quan hệ lao động nhé. Các tổ hợp xét tuyển ngành Quan hệ lao động bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lí, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lí, Anh)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lí)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Quan hệ lao động
Các bạn có thắc mắc rằng trong 4 năm học đại học ngành Quan hệ lao động mình sẽ phải học những gì chứ? Tham khảo ngay khung chương trình đào tạo ngành Quan hệ lao động của trường Đại học Công Đoàn nhé.
Sinh viên ngành Quan hệ lao động của trường Đại học Công đoàn sẽ được học những môn như sau:
I. KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG |
Học phần bắt buộc: |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (HP1) |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (HP2) |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Anh văn cơ bản I |
Anh văn cơ bản II |
Anh văn cơ bản III |
Toán cao cấp C1 |
Toán cao cấp C2 |
Tin học đại cương |
Lý thuyết Xác suất và thống kê toán |
Pháp luật đại cương |
Giáo dục thể chất |
Giáo dục quốc phòng |
Học phần tự chọn: |
Soạn thảo văn bản |
Logic học |
Văn hóa doanh nghiệp |
Xã hội học đại cương |
Những vấn đề cơ bản về Công đoàn Việt Nam |
Tâm lý học đại cương |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1. Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành |
Kiến thức bắt buộc: |
Kinh tế vi mô |
Kinh tế vĩ mô |
Marketing căn bản |
Kinh tế lượng |
Nguyên lý kế toán |
Nguyên lý thống kê kinh tế |
Tài chính – Tiền tệ |
Kiến thức tự chọn: |
Tâm lý học lao động |
2. Kiến thức ngành |
Kiến thức bắt buộc: |
Nguyên lý quan hệ lao động |
Chiến lược quan hệ lao động |
Quan hệ đối tác xã hội |
Thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và Hợp đồng lao động |
Giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đình công |
Quản trị nhân lực 1 |
Đối thoại xã hội |
Kiến thức tự chọn: |
Quản trị học |
Kinh tế nguồn nhân lực |
Tổ chức lao động khoa học và định mức lao động |
Thống kê lao động |
Lập và quản lý dự án đầu tư |
Kinh tế phát triển |
Quan hệ công chúng |
Dân số và phát triển |
Bảo hộ lao động |
Hành vi tổ chức |
Kỹ năng áp dụng pháp luật |
Lịch sử phong trào công nhân, công đoàn thế giới & Việt Nam |
Luật lao động và Luật Công đoàn |
Kỹ năng giao tiếp |
Khoa học quản lý |
Thực tập môn học |
Kiến thức bổ trợ: |
Tin học ứng dụng |
Anh văn chuyên ngành |
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP |
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP |
hoặc |
HỌC VÀ THI MỘT SỐ HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Cơ hội việc làm trong ngành quan hệ lao động rất lớn và đa dạng. Các công việc liên quan đến quản lý nhân sự và luật lao động luôn cần được quản lý chuyên nghiệp và chính xác.
Một số công việc liên quan đến ngành quan hệ lao động bao gồm: Chuyên viên quản lý nhân sự, Chuyên viên quản lý bảo hiểm lao động, Chuyên viên tư vấn quản lý lao động, Chuyên viên luật lao động, Giám đốc nhân sự.
Ngoài ra, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp lớn cũng cần những chuyên gia trong ngành quan hệ lao động để hỗ trợ về luật lao động và quản lý nhân sự. Cơ hội việc làm trong ngành quan hệ lao động có khả năng tăng trưởng và cơ hội phát triển tốt trong tương lai.
6. Mức lương ngành Quan hệ lao động
Mức lương trong ngành Quan hệ lao động sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, vị trí công việc, và doanh nghiệp mà bạn đang làm việc.
Mức lương ban đầu cho một Chuyên viên quản lý nhân sự hoặc Chuyên viên tư vấn lao động có thể bắt đầu từ 6-8 triệu đồng/tháng và có thể tăng cao hơn tùy theo kinh nghiệm và thành tựu.
Mức lương cho một Giám đốc Nhân sự hoặc Chuyên viên Luật lao động có thể bắt đầu từ 10 triệu đồng/tháng và có thể tăng cao hơn tùy theo tổng quan kinh nghiệm và những gì bạn đã tích lũy được.
Mức lương trong ngành Quan hệ lao động có thể khác nhau tùy vào từng doanh nghiệp và thị trường tại Việt Nam.
7. Các phẩm chất cần có
Để học ngành Quan hệ lao động, có một số phẩm chất cần có như sau:
- Kiến thức chuyên môn tốt, đặc biệt là những kiến thức về luật lao động, chính sách nhân sự và quản lý nhân sự.
- Kỹ năng giao tiếp tốt với cả nhân viên và quản lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động.
- Kỹ năng xử lý tình huống phức tạp và quản lý các mối quan hệ giữa nhân viên với công ty.
- Công bằng trong việc giải quyết vấn đề của nhân viên và công ty.
- Sự tự tin: Bạn cần có sự tự tin để giao tiếp với nhân viên và quản lý một cách thành thạo và hiệu quả.