Digital Marketing là một trong những nhánh của Marketing. Ngành học này mang thiên hướng kỹ thuật số. Nếu bạn có mong muốn theo đuổi ngành quảng cáo số thì đây chính là lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn hiện nay đấy.
Cùng TrangEdu tìm hiểu ngay những thông tin tuyển sinh của ngành Digital Marketing trong năm nay nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Digital Marketing là gì?
Digital Marketing hay Marketing Số là ngành học đào tạo về tiếp thị trực tuyến, quảng bá thương hiệu thông qua kết nối internet hoặc các hình thức truyền thông kỹ thuật số khác như email, các phương tiện truyền thông xã hội và quảng cáo trên website.
Về cơ bản, nếu một chiến dịch tiếp thị liên quan tới truyền thông kỹ thuật số thì đó chính là digital marketing.
Chương trình học ngành Marketing số trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành như Marketing căn bản, nguyên lý kế toán, Quản trị học, Kinh tế vĩ mô, vi mô, Thống kê kinh doanh, Phân tích định lượng, Hệ thống thông tin quản lý, Hành vi người tiêu dùng trong môi trường kỹ thuật số, Nghiên cứu marketing, quản trị bán hàng, quản trị sản phẩm, quản trị thương hiệu, quản trị truyền thông marketing tích hợp…
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Digital Marketing
Có thể học ngành Digital Marketing ở những trường nào?
TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Digital Marketing mới nhất, được cập nhật trước mùa tuyển sinh hàng năm. Các bạn có thể dựa vào đó để lựa chọn một trường phù hợp nhất với bản thân.
Các trường tuyển sinh ngành Digital Marketing năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
3. Các khối thi ngành Digital Marketing
Thi ngành Digital Marketing theo khối nào?
Để đăng ký xét tuyển vào ngành Marketing số của một trong hai trường phía trên, các bạn có thể sử dụng một trong các tổ hợp xét tuyển sau đây tùy trường:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
- Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
- Khối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Digital Marketing
Ngành Digital Marketing sẽ được học những môn gì?
Theo học ngành Digital Marketing của trường Đại học Hoa Sen, sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình học như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
1. Lý luận Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
2. Khoa học xã hội |
Học phần bắt buộc: |
Pháp luật đại cương |
Học phần tự chọn: |
Phương pháp học đại cương |
Tư duy phản biện |
Luật an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu toàn cầu |
Đạo đức nghề nghiệp |
Giao tiếp liên văn hóa |
Tâm lý học – Khái niệm và ứng dụng |
3. Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường |
Tin học ứng dụng khối ngành kinh tế |
4. Ngoại ngữ |
Anh văn giao tiếp quốc tế 4 |
Anh văn giao tiếp quốc tế 5 |
Anh văn giao tiếp quốc tế 6 |
5. Giáo dục thể chất |
6. Giáo dục quốc phòng – an ninh |
7. Thực tập nhận thức tại doanh nghiệp |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1. Kiến thức cơ sở khối ngành kinh tế |
Marketing căn bản |
Nguyên lý kế toán |
Quản trị học |
Kinh tế vĩ mô |
Kinh tế vi mô |
Thống kê kinh doanh |
Phân tích định lượng |
Nhập môn hệ thống thông tin quản lý |
2. Kiến thức cơ sở khối ngành Marketing |
Hành vi người tiêu dùng trong môi trường kỹ thuật số |
Nghiên cứu Marketing |
Quản trị bán hàng |
Quản trị truyền thông Marketing tích hợp (IMC) |
Quản trị sản phẩm |
Quản trị thương hiệu |
Chiến lược định giá |
Điều hành bán hàng đa kênh |
3. Kiến thức ngành chính |
Dẫn nhập môn Marketing kỹ thuật số |
Truyền thông kỹ thuật số |
Thiết kế web và đồ họa |
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và phương tiện truyền thông xã hội |
Marketing nội dung |
Marketing nền tảng di động |
Phân tích dữ liệu Marketing điện tử |
Quản trị quan hệ khách hàng và chiến lược trực tuyến |
Học phần tự chọn |
Chiến lược giá trên nền tảng số |
Quảng cáo lập trình |
Khởi nghiệp |
Marketing trực tiếp và định hướng dữ liệu |
Quản trị dự án |
Tài trợ và quản lý sự kiện |
Marketing quốc tế |
Thương mại điện tử |
Chiến lược marketing |
Quản trị bán hàng |
Đề án: Dự án Marketing kỹ thuật số |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên ngành Digital marketing sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc phù hợp với chuyên ngành mình theo học.
Một số công việc ngành Digital Marketing các bạn có thể tham khảo như sau:
- Chuyên viên Digital Marketing
- SEO – Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
- Quản lý dự án marketing
- Quản lý thương hiệu
- Quản lý nhãn hàng
- Làm việc cho các công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo số
6. Mức lương ngành Marketing số
Mức lương bình quân ngành Marketing số tương đối cao so với trung bình các ngành học khác, dao động trong khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào mức độ công việc, vị trí công việc và kinh nghiệm, khả năng làm việc, cụ thể như sau:
- Trưởng phòng Marketing có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: Mức lương bình quân từ 30 – 40 triệu đồng/tháng
- Trưởng phòng nghiên cứu thị trường: Mức lương bình quân từ 25 – 30 triệu đồng/tháng
- Nhân viên marketing có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 4 năm: Mức lương bình quân từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên marketing vừa ra trường: Mức lương bình quân từ 8 – 10 triệu đồng/tháng.
Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin về ngành Marketing số. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc vui lòng đặt câu hỏi và gửi về fanpage Diễn đàn Giáo dục Việt Nam nhé.