Ngành Kinh doanh quốc tế (Mã ngành: 7340120)

26549

Kinh doanh quốc tế là một trong những ngành học đang phát triển vượt bậc hiện nay, được nhiều trường đại học ưu tiên đào tạo và phát triển.

Hãy cùng Trang Edu tìm hiểu về ngành học này trong bài viết này nhé.

kinh doanh quoc te la gi
Ngành Kinh doanh quốc tế là gì?

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế (tiếng Anh là International Business) là một ngành học chuyên về việc quản lý, phát triển và thực hiện các giao dịch kinh doanh trên toàn cầu, bao gồm các chủ đề như marketing quốc tế, tài chính quốc tế, quản lý vận hành quốc tế và quản lý đầu tư quốc tế.

Sinh viên sẽ được học cách phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh doanh và quản lý trong môi trường quốc tế.

Vì là một lĩnh vực phát triển và có tính quốc tế nên ngành Kinh doanh quốc tế sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức về kinh doanh, chiến lược toàn cầu, chiến lược kinh doanh đa quốc gia.

Các kiến thức chúng ta học được từ chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế bao gồm kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng về kinh doanh thị trường nước ngoài, giúp chúng ta tự tin hơn khi bước chân ra thế giới.

Một số điều cần đạt được sau khi tốt nghiệp ngành này bao gồm:

  • Có khả năng phân tích tác động từ các yếu tố mang tính toàn cầu tới hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố này có thể là chính trị, kinh tế, người, công nghệ, địa lý và văn hóa
  • Khả năng phân tích tài chính, thị trường chứng khoán, hệ thống tỷ giá hối đoái.
  • Có khả năng quản trị, lập kế hoạch, các nghiệp vụ thiết yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu
  • Xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế và đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp.

Ngành Kinh doanh quốc tế có mã ngành là 7340120.

2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kinh doanh quốc tế

Việc lựa chọn trường học cũng khá quan trọng. Nếu bạn có tiềm lực tài chính, mình khuyên nên lựa chọn một trường đào tạo quốc tế để đảm bảo có chất lượng đào tạo tốt nhất.

Danh sách các trường tuyển sinh ngành Kinh doanh quốc tế năm 2023 như sau:

a. Khu vực Hà Nội và các tỉnh miền Bắc

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2022
1Trường Đại học Kinh tế quốc dân28
2Học viện Ngân hàng26.5
3Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội26
4Trường Đại học Hàng hải Việt Nam24.25
5Trường Quốc tế – ĐHQGHN24
6Trường Đại học Phenikaa23.5
7Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên15
8Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh15
9Khoa Quốc tế – Đại học Thái Nguyên 15
10Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên16
11Trường Đại học FPT Hà Nội

b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2022
1Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng26
2Trường Đại học Phan Thiết15
3Trường Đại học Đông Á15

c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2022
1Trường Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG TPHCM27.15
2Trường Đại học Kinh tế TPHCM27
3Trường Đại học Hoa Sen26
4Trường Đại học Tài chính – Marketing25.7
5Trường Đại học Sài Gòn24.48 – 25.48
6Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM25.25
7Trường Đại học Cần Thơ24.5
8Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM23
9Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM20
10Trường Đại học Công nghệ TPHCM18
11Trường Đại học Văn Lang17
12Trường Đại học Nguyễn Tất Thành15
13Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu15
14Trường Đại học Tây Đô15
15Trường Đại học Tân Tạo15
16Trường Đại học Gia Định15
17Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu15
18Trường Đại học Nguyễn Tất Thành15
19Trường Đại học Công nghệ Miền Đông15
20Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TPHCM15
21Trường Đại học Võ Trường Toản15
22Trường Đại học Lạc Hồng

Điểm chuẩn ngành Kinh doanh quốc tế năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 28 điểm (thang điểm 30).

3. Các khối thi ngành Kinh doanh quốc tế

Để xét tuyển vào ngành Kinh doanh quốc tế, các bạn có thể sử dụng các tổ hợp xét tuyển dưới đây.

Các khối xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế năm 2023 bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối A04 (Toán, Lý, Địa)
  • Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C01 (Toán, Lý, Văn)
  • Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
  • Khối C04 (Văn, Toán, Địa)
  • Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D09 (Toán, Sử, Anh)
  • Khối D10 (Toán, Địa, Anh)
  • Khối D15 (Văn, Địa, Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
  • Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)

4. Chương trình đào tạo Ngành Kinh doanh quốc tế

Để các bạn có cái nhìn khách quan hơn và để biết ngành này học những gì, chúng ta sẽ cùng đến với chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế của trường Đại học Tài chính – Marketing nhé.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin 1, 2
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Pháp luật đại cương
Anh văn 1, 2, 3, 4, 5, 6
Toán cao cấp
Tin học đại cương
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng an ninh
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng tư duy sáng tạo
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng tìm việc
Kỹ năng khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
Học phần bắt buộc
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vi mô
Lý thuyết xác xuất và thống kê toán
Mô hình toán kinh tế
Nguyên lý Marketing
Nguyên lý kế toán
Kinh doanh quốc tế 1
Luật thương mại quốc tế
Quản trị học
Tài chính doanh nghiệp 1
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Marketing thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế
Thanh toán quốc tế
Kế toán quản trị 1
Thực hành nghề nghiệp 1
Giao dịch thương mại quốc tế
Quản trị xuất nhập khẩu
Vận tải và bảo hiểm ngoại thương
Vận tải và bảo hiểm ngoại thương
Chiến lược kinh doanh quốc tế
Đàm phán trong kinh doanh quốc tế
Quản trị Logistics
Thực hành nghề nghiệp 2
Học phần tự chọn
Thị trường chứng khoán
Đầu tư quốc tế
Thương mại điện tử trong kinh doanh
Thuế xuất nhập khẩu – Nghiệp vụ hải quan
Giao tiếp trong kinh doanh
Tài chính quốc tế
Các môn bắt buộc
Anh văn thương mại quốc tế 1, 2
Phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Mô hình ứng dụng trong kinh doanh quốc tế
Khóa luận tốt nghiệp (8) hoặc thực tập cuối khóa với các học phần thay thế:
Kinh doanh quốc tế 2
Quản trị rủi ro trong kinh doanh quốc tế

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

cong viec nganh kinh doanh quoc te
Công việc ngành Kinh doanh quốc tế là gì?

Có nhiều cơ hội việc làm trong ngành kinh doanh quốc tế. Một số ví dụ về cơ hội việc làm cho người theo ngành kinh doanh quốc tế như sau:

  • Nhân viên kinh doanh quốc tế.
  • Chuyên viên tài chính quốc tế.
  • Giám đốc đầu tư quốc tế.
  • Trợ lý đại diện kinh doanh quốc tế.
  • Chuyên viên hỗ trợ kinh doanh quốc tế.
  • Nhân viên quản lý dự án quốc tế.

6. Mức lương ngành Kinh doanh quốc tế

Mức lương trong ngành kinh doanh quốc tế tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ, kinh nghiệm, vị trí công việc, văn hoá công ty và địa điểm.

Mức lương trung bình cho một nhân viên kinh doanh quốc tế tại Việt Nam khoảng từ 8-15 triệu đồng một tháng. Giám đốc đầu tư hoặc chuyên viên tài chính quốc tế có thể nhận được mức lương cao hơn, trên 20 triệu đồng mỗi tháng.

7. Các phẩm chất cần có

Các phẩm chất cần có để học và làm việc trong ngành kinh doanh quốc tế bao gồm:

  • Năng lực ngôn ngữ: giao tiếp tốt bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác cần thiết.
  • Khả năng giao tiếp và hợp tác: kỹ năng giao tiếp và hợp tác với các đối tác quốc tế.
  • Khả năng tìm kiếm và xử lý thông tin: kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin cần thiết cho các quyết định kinh doanh.
  • Năng lực tổ chức và quản lý thời gian: kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian hiệu quả.
  • Sự tự tin và sáng tạo: tự tin trong việc giải quyết các vấn đề và sáng tạo trong các giải pháp kinh doanh.
  • Tinh thần trách nhiệm và tận tâm: trách nhiệm với công việc và tận tâm với những mục tiêu kinh doanh.

Trên đây là những thông tin quan trọng về ngành Kinh doanh quốc tế. Hi vọng có thể phần nào giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành học này, góp phần dễ dàng lựa chọn ngành nghề cho tương lai hơn.