Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành (Mã ngành: 7810103)

38764

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành ngày càng thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ đam mê khám phá thế giới và thích một môi trường làm việc năng động.

Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, ngành này không chỉ mang lại cơ hội việc làm phong phú mà còn cho phép bạn trải nghiệm những nền văn hóa đa dạng.

Hãy cùng tôi tìm hiểu chương trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp và bí quyết để thành công trong lĩnh vực du lịch đầy hứa hẹn này.

nganh quan tri dich vu du lich va lu hanh

1️⃣ Giới thiệu chung về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành là một lĩnh vực đào tạo chuyên sâu về quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động du lịch, lữ hành trong nước và quốc tế.

Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về văn hóa, địa lý, kinh tế du lịch cũng như kỹ năng quản trị, tổ chức sự kiện và chăm sóc khách hàng.

nganh quan tri dich vu du lich va lu hanh la gi

Trong bối cảnh nền kinh tế du lịch ngày càng phát triển, đặc biệt là tại Việt Nam, nơi sở hữu hàng ngàn danh lam thắng cảnh và điểm đến du lịch hấp dẫn, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp không khói này phát triển mạnh mẽ.

Vai trò của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành trong nền kinh tế

  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Du lịch đóng góp trực tiếp vào GDP và tạo ra hàng triệu việc làm mỗi năm.
  • Bảo tồn và phát huy văn hóa, lịch sử: Ngành Du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp quảng bá văn hóa, di sản của đất nước đến bạn bè quốc tế.
  • Gắn kết con người và cộng đồng: Du lịch giúp con người kết nối với thiên nhiên, văn hóa và lịch sử, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ với hơn 12,6 triệu lượt khách quốc tế và hàng chục triệu lượt khách nội địa.

Điều này cho thấy cơ hội việc làm của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành ngày càng mở rộng.

Vì sao ngành học này thu hút đến vậy?

  • Cơ hội việc làm: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour du lịch, quản lý khách sạn, tổ chức sự kiện du lịch…
  • Thu nhập hấp dẫn: Mức lương trung bình của một hướng dẫn viên du lịch hoặc điều hành tour có thể dao động từ 10-30 triệu/tháng, thậm chí cao hơn nếu có kinh nghiệm hoặc khả năng ngoại ngữ tốt.
  • Môi trường làm việc năng động, nhiều trải nghiệm: Những người làm trong ngành du lịch không chỉ làm việc tại văn phòng mà còn phải đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người với nhiều nền văn hóa khác nhau.
  • Cơ hội phát triển bản thân: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và quản lý thời gian hiệu quả, những kỹ năng quan trọng không chỉ trong công việc mà còn trong cả cuộc sống thường ngày.

Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành có mã ngành là 7810103.

2️⃣ Các trường đại học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Việc lựa chọn một ngôi trường uy tín và chất lượng là yếu tố then chốt giúp bạn có được nền tảng vững chắc để phát triển sự nghiệp sau này.

Các tiêu chí lựa chọn trường tôi cho rằng nên bao gồm chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên uy tín, chương trình thực tập và hợp tác doanh nghiệp, đầu ra nghề nghiệp…

Chúng tôi đã tổng hợp full danh sách các trường đại học đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành cùng với điểm chuẩn mới nhất năm 2024 của ngành theo từng trường.

✅ Các trường đại học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ở Hà Nội:

TTTên trườngĐiểm chuẩn
1Đại học Kinh tế Quốc dân26.71
2Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – ĐHQG Hà Nội25.61-28.58
3Trường Đại học Hà Nội33.04
4Trường Đại học Văn hóa Hà Nội26.43
5Trường Đại học Thương mại25.55
6Trường Đại học Mở Hà Nội28.53
7Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội23.77
8Trường Đại học Thăng Long23.33
9Trường Đại học Thủ đô Hà Nội24.88
10Trường Đại học Hòa Bình17
11Trường Đại học Công nghệ và Quản lý hữu nghị16
12Trường Đại học Đại Nam18
13Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội26
14Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam15.7
15Trường Đại học Phương Đông15
16Trường Đại học Giao thông vận tải24.3
17Trường Đại học Điện lực21.8
18Trường Đại học Lao động – Xã hội23.04
19Học viện Hành chính Quốc gia25.2-27.2
20Trường Đại học Thủy Lợi24.21
21Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp24.5
22Học viện Phụ nữ Việt Nam25.25
23Trường Đại học Công nghệ Đông Á18.5
24Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội22.5
25Trường Đại học Sư phạm Hà Nội27.47

✅ Các trường đại học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ở miền Bắc (ngoài Hà Nội):

TTTên trườngĐiểm chuẩn
1Trường Đại học Kinh Bắc15
2Trường Đại học Hạ Long15
3Trường Đại học Tân Trào24.15
4Trường Đại học Tây Bắc22
5Trường Đại học Hùng Vương18
6Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên18
7Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang15
8Trường Đại học Sao Đỏ16
9Trường Đại học Thành Đông14
10Trường Đại học Hải Phòng23.5
11Đại học Thái Nguyên Phân hiệu Lào Cai20
12Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên16

✅ Các trường đại học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ở miền Trung & Tây Nguyên:

TTTên trườngĐiểm chuẩn
1Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng25.75
2Trường Đại học Nha Trang21
3Trường Du lịch – Đại học Huế17
4Trường Đại học Đà Lạt20.5
5Trường Đại học Quảng Bình15
6Trường Đại học Khánh Hòa17.5
7Trường Đại học Công nghiệp Vinh25
8Trường Đại học Duy Tân16
9Trường Đại học Phan Thiết15
10Trường Đại học Phú Xuân15
11Trường Đại học Hà Tĩnh15
12Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa15
13Trường Đại học Đông Á15
14Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng19.5
15Trường Đại học Yersin Đà Lạt17
16Trường Đại học Quy Nhơn19.85

✅ Các trường đại học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ở TP Hồ Chí Minh:

TTTên trườngĐiểm chuẩn
1Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM25.8 – 28.33
2Trường Đại học Công nghiệp TPHCM22.5
3Trường Đại học Công nghệ TPHCM22.5
4Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM16
5Trường Đại học Công thương TPHCM21
6Học viện Hàng không Việt Nam22
7Trường Đại học Văn Hiến16.25
8Trường Đại học Hoa Sen16
9Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng15
10Trường Đại học Hùng Vương TPHCM15
11Đại học Kinh tế TPHCM25.2
12Trường Đại học Tài chính – Marketing24.2
13Trường Đại học Gia Định15
14Trường Đại học Văn Lang16
15Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM20

✅ Các trường đại học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ở miền Nam:

TTTên trườngĐiểm chuẩn
1Trường Đại học Kinh tế công nghiệp Long An17
2Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu15
3Trường Đại học Lạc Hồng15
4Trường Đại học Trà Vinh15
5Trường Đại học Cửu Long15
6Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long15
7Trường Đại học Cần Thơ24.1
8Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai15
9Trường Đại học Nam Cần Thơ16
10Trường Đại học Tây Đô15

3️⃣ Các khối thi ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Dưới đây mình sẽ để các tổ hợp xét tuyển vào một số trường đại học. Các bạn muốn biết trường nào xét tuyển ngành QTDVDL&LH thì có thể click vào tên trường trong bảng trên nhé.

Các khối xét tuyển ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối A07 (Toán, Sử, Địa)
  • Khối A08 (Toán, Sử, GDCD)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
  • Khối C07 (Văn, Lý, Sử)
  • Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
  • Khối D04 (Văn, Toán, tiếng Trung)
  • Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
  • Khối D15 (Văn, Địa, Anh)

4️⃣ Chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực tiễn để hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn và lữ hành.

Chương trình đào tạo thường sẽ kéo dài từ 3,5 – 4 năm, bao gồm các môn học từ cơ bản đến chuyên sâu.

Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội sẽ học những môn sau:

I. KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
1. Kiến thức lý luận – chính trị
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 1)
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2)
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đường lối văn hóa văn nghệ của ĐCS Việt Nam
2. Kiến thức tin học – ngoại ngữ
Tiếng Anh cơ bản I
Tiếng Anh cơ bản II
Tiếng Anh cơ bản III
Tin học đại cương
3. Kiến thức xã hội – nhân văn
Học phần bắt buộc:
Xã hội học đại cương
Nhà nước và pháp luật đại cương
Học phần tự chọn:
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Tâm lý học đại cương
Tâm lý học quản lý
Cơ sở Văn hóa Việt Nam
4. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vi mô
Khoa học quản lý
II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức cơ sở ngành
Marketing cơ bản
Nguyên lý kế toán
Thống kê học
Quản trị học
Tin học ứng dụng
Văn bản quản lý
Quản trị nhân lực
Quản trị tài chính
2. Kiến thức ngành
Học phần bắt buộc:
Tổng quan du lịch
Tổng quan cơ sở lưu trú du lịc
Marketing du lịch
Văn hóa du lịch
Địa lý du lịch
Pháp luật du lịch
Quản trị kinh doanh khách sạn – nhà hàng
Quản trị kinh doanh lữ hành
Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch
Quy hoạch đầu tư du lịch
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
Nghiệp vụ thiết kế, điều hành chương trình du lịch
Kế toán doanh nghiệp du lịch
Tiếng Anh du lịch I
Tiếng Anh du lịch II
Quản lý dịch vụ du lịch
Quản lý phát triển du lịch cộng đồng
Quản lý hoạt động truyền thông và tổ chức sự kiện du lịch
Học phần tự chọn:
Thanh toán quốc tế trong du lịch
Nghiệp vụ lễ tân khách sạn
Xây dựng sản phẩm du lịch
Văn hóa ẩm thực
Tổ chức sự kiện
Thực tập và tốt nghiệp (11 tín chỉ)
Thực tập
Thực tập
Khóa luận tốt nghiệp hoặc tích lũy bổ sung

5️⃣ Cơ hội nghề nghiệp của ngành

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành không chỉ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị mà còn rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

co hoi viec lam nganh quan tri dich vu du lich va lu hanh

Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể lựa chọn làm việc cho các công ty du lịch, lữ hành, khách sạn hoặc thậm chí là tự khởi nghiệp với một mô hình kinh doanh du lịch riêng.

Các vị trí công việc phổ biến của ngành du lịch và lữ hành

🔹 Hướng dẫn viên du lịch (Tour Guide)

  • Công việc: Đưa khách đi tham quan, thuyết minh về các địa danh, hỗ trợ khách hàng trong cả hành trình du lịch.
  • Yêu cầu: Có kỹ năng thuyết trình tốt, có hiểu biết về văn hóa, lịch sử và vốn ngoại ngữ tốt.
  • Thu nhập: Từ 10-30 triệu/tháng, chưa tính tiền tip và hoa hồng từ khách du lịch.

🔹 Điều hành tour du lịch (Tour Operator)

  • Công việc: Lên kế hoạch, tổ chức và điều hành các tour du lịch trong và ngoài nước.
  • Yêu cầu: Có kỹ năng tổ chức, quản lý và xử lý các tình huống, có khả năng làm việc với nhà cung cấp dịch vụ.
  • Thu nhập: Từ 12-25 triệu/tháng, tùy quy mô công ty và kinh nghiệm làm việc.

🔹 Chuyên viên tư vấn du lịch (Travel Consultant)

  • Công việc: Thiết kế các tour du lịch theo nhu cầu từ khách hàng, tư vấn điểm đến, hỗ trợ đặt vé máy bay, khách sạn.
  • Yêu cầu: Hiểu biết sâu rộng về các điểm du lịch, khả năng thuyết phục khách hàng.
  • Thu nhập: Từ 10-20 triệu/tháng, chưa tính hoa hồng từ hợp đồng tour.

🔹 Quản lý khách sạn, nhà hàng (Hotel & Resort Manager)

  • Công việc: Điều hành hoạt động kinh doanh của khách sạn, nhà hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ.
  • Yêu cầu: Kỹ năng quản lý, tài chính, giao tiếp tốt và biết ngoại ngữ là một lợi thế.
  • Thu nhập: Từ 15-40 triệu/tháng, tùy quy mô khách sạn, resort.

🔹 Chuyên viên Marketing du lịch (Tourism Marketing Executive)

  • Công việc: Quảng bá các tour du lịch, xây dựng chiến lược truyền thông cho công ty du lịch.
  • Yêu cầu: Kỹ năng digital marketing, viết nội dung, sáng tạo quảng cáo.
  • Thu nhập: Từ 12-30 triệu/tháng, tùy vị trí và kinh nghiệm.

🔹 Khởi nghiệp với các mô hình kinh doanh du lịch

Nếu bạn có tư duy sáng tạo và đam mê kinh doanh, có một khoản vốn, có thể tự mở công ty lữ hành, tổ chức tour du lịch, homestay hoặc phát triển các dịch vụ du lịch độc đáo như du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực.

Thu nhập của công việc này không bị giới hạn, nhưng lỗ hay lãi chưa ai biết chắc được, bạn cũng thế, tôi cũng vậy. Bởi vì nó phụ thuộc vào mô hình kinh doanh và khả năng phát triển thương hiệu của bạn.

6️⃣ Xu hướng và triển vọng phát triển của ngành

Trong bối cảnh du lịch phục hồi mạnh mẽ, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành sẽ tiếp tục phát triển.

Xu hướng phát triển của ngành từ 2025 – 2030

🔹 Sự bùng nổ của du lịch thông minh (Smart Tourism)

  • Công nghệ số giúp du lịch đặt tour, vé máy bay, khách sạn một cách dễ dàng.
  • Trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn giúp cá nhân hóa trải nghiệm du lịch.
  • Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) mang tới cho du khách những trải nghiệm du lịch ảo nhưng đầy chân thực.

🔹 Du lịch xanh x Du lịch bền vững

  • Xu hướng hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường tại các điểm đến du lịch
  • Nhiều tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ngày càng được ưa chuộng hơn.
xu huong du lich xanh
Du lịch xanh sẽ là xu hướng tương lai của ngành du lịch

🔹 Sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch quốc tế

  • Lượng lớn du khách quốc tế tới Việt Nam khả năng cao sẽ tiếp tục tăng mạnh.
  • Cơ hội việc làm tại các tập đoàn du lịch lớn như Agoda, Booking.com, Vietravel, Saigontourist.

🔹 Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch trải nghiệm và cá nhân hóa dịch vụ

  • Du khách ngày càng thích du lịch khám phá, trekking, du lịch ẩm thực, du lịch nghỉ dưỡng hơn là những tour du lịch truyền thống.
  • Các công ty du lịch nên sáng tạo hơn trong việc thiết kế các tour du lịch độc đáo nhằm đáp ứng nhu cầu này.

7️⃣ Tố chất phù hợp với ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành không chỉ yêu cầu kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi một số tố chất đặc biệt để có thể thành công trong nghề.

Nếu bạn đang cân nhắc theo đuổi ngành này, hãy xem xét liệu bản thân có phù hợp với những yêu cầu sau hay không nhé.
Đam mê du lịch, khám phá và thích giao tiếp

Bạn có thích đi du lịch, khám phá những vùng đất mới không?

Bạn có thích giao tiếp với nhiều người không?

Ngành học này đặc biệt phù hợp với những người thích di chuyển, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, con người ở nhiều địa phương khác nhau.

Công việc trong ngành du lịch và lữ hành thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, đối tác, hướng dẫn viên, nhà cung cấp dịch vụ… Bởi vậy, khả năng giao tiếp tốt là một lợi thế lớn.

Kỹ năng thuyết trình, xử lý tình huống linh hoạt

Bạn có tự tin nói trước đám đông không?

Bạn có thể xử lý các tình huống bất ngờ một cách linh hoạt không?

Nếu bạn muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên sâu tư vấn du lịch, khả năng thuyết trình lôi cuốn và tạo cảm hứng cho khách hàng là điều không thể thiếu.

Trong quá trình làm việc, có nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra như khác hủy tour, thời tiết xấu, mất hành lý, sự cố khi đi du lịch nước ngoài…

Việc xử lý tình huống nhanh chóng, khéo léo sẽ giúp bạn thành công trong ngành.

Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian

Bạn có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc hiệu quả không?

Bạn có thể làm việc trong môi trường áp lực cao không?

Một điều hành tour giỏi cần có kỹ năng quản lý tốt, từ đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn cho tới lịch trình tham quan, đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ.

Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có những giai đoạn cao điểm như mùa hè, lễ Tết, đòi hỏi bạn phải làm việc với cường độ cao, giải quyết nhiều công việc cùng lúc. Nếu bạn thích thử thách và làm việc trong môi trường năng động, thì đây là ngành học lý tưởng.

Khả năng ngoại ngữ, điểm cộng lớn trong ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Làm việc trong lĩnh vực du lịch, bạn sẽ có lợi thế rất lớn, nhất là khi làm việc với khách quốc tế.

Các ngoại ngữ phổ biến trong ngành bao gồm tiếng Anh, tiếng Trung, Hàn, Nhật, Pháp, Đức, Nga…

Có tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc nhóm

Làm việc trong ngành liên quan tới du lịch đồng nghĩa với việc bạn phải đảm bảo trải nghiệm và sự an toàn cho khách hàng.

Chỉ một sai sót nhỏ trong lịch trình cũng có thể ảnh hưởng tới chuyến đi của nhiều người. Bởi vậy, sự tỉ mỉ, trách nhiệm là rất quan trọng.

Vậy bạn có hợp với ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành không?

Nếu bạn có các tố chất sau, bạn hoàn toàn phù hợp với ngành học này:

  • Thích du lịch, khám phá và giao tiếp với nhiều người.
  • Tự tin, có kỹ năng thuyết trình, khả năng giải quyết tình huống linh hoạt.
  • Giỏi về tổ chức, quản lý thời gian và làm việc nhóm tốt.
  • Có khả năng về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Hàn.
  • Chịu được áp lực công việc cao, có tinh thần trách nhiệm.

Nếu bạn nhận thấy mình có những tố chất trên, ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời để phát triển sự nghiệp trong tương lai.

8️⃣ Một số lời khuyên dành cho bạn

Là một chuyên viên tư vấn tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2018 tới nay, tôi có một số lời khuyên muốn gửi tới những bạn đang muốn thi vào ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành như dưới đây.
Thứ nhất, hãy học ngoại ngữ sớm, tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, gì cũng được

Việc thành thạo một ngoại ngữ chính là lợi thế lớn trong ngành này, tôi cho đó là một điểm ++, nó sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong chặng đường sau này, đặc biệt là khi làm việc tại các công ty nước ngoài, tiếp cận du khách nước ngoài hay công tác nước ngoài.

Bạn có thể kết hợp giữa học từng vựng chuyên ngành, tham gia các khóa học giao tiếp và thực hành nói chuyện nhiều với người bản xứ thông qua các nền tảng trực tuyến.

Thứ hai, hãy đi thực tập, làm thêm trong lĩnh vực du lịch từ sớm

Việc tích lũy kinh nghiệm thực tế, chủ động tham gia các chương trình thực tập hoặc làm part-time tại các công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng giúp bạn nắm vững quy trình làm việc thực tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và xây dựng mạng lưới  quan hệ với những người trong ngành từ sớm.

Bạn nên bắt đầu tìm kiếm cơ hội thực tập ngay từ năm 2 hoặc năm 3 để có đủ thời gian tích lũy kinh nghiệm và dễ dàng xin việc sau tốt nghiệp.

Thứ ba, hãy rèn luyện kỹ năng mềm và kỹ năng quản lý thời gian

Các kỹ năng mềm tôi muốn bạn rèn dũa bao gồm giao tiếp, thuyết trình, xử lý tình huống và làm việc nhóm.

Đặc biệt, kỹ năng quản lý thời gian giúp bạn biết ưu tiên công việc, sắp xếp lịch trình một cách khoa học để tránh áp lực và đảm bảo hiệu suất công việc cao.

Thứ tư, luôn cập nhật xu hướng du lịch và công nghệ mới

Thế giới này đang chuyển mình mạnh mẽ với các hình thức du lịch bảo vệ môi trường, du lịch cộng đồng, văn hóa. Việc nắm bắt xu hướng giúp bạn thiết kế ra những tour du lịch độc đáo, sáng tạo và thu hút khách hàng.

Có phải bạn nghĩ, công nghệ thì ảnh hưởng gì tới du lịch phải không?

Không phải đâu, công nghệ có thể ảnh hưởng tới mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội.

Một số ứng dụng của công nghệ vào du lịch:

  • Hệ thống đặt vé, quản lý booking
  • Digital marketing, mạng xã hội giúp quảng bá điểm đến, chương trình tour
  • AI & Big Data giúp hỗ trợ phân tích dữ liệu khách hàng, dự báo nhu cầu du lịch.

Thứ năm, tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ du lịch

Các câu lạc bộ du lịch là nơi kết nối những người có chung đam mê khám phá, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

Các hoạt động tình nguyện, dự án hỗ trợ phát triển du lịch địa phương giúp quảng bá văn hóa và bảo tồn di sản.

Những việc trên không chỉ giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tổ chức sự kiện mà còn phần nào làm đẹp CV của bạn hơn đấy.

Ngoài ra, thông qua các hoạt động ngoại khóa, bạn cũng sẽ có cơ hội gặp gỡ doanh nghiệp, chuyên gia trong ngành, từ đó nhận được những lời khuyên quý giá hay cơ hội việc làm.

Thứ sáu, hãy có định hướng phát triển sự nghiệp rõ ràng

Việc xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ giúp bạn xây dựng được kế hoạch học tập và trau dồi kỹ năng phù hợp.

Việc chủ động học hỏi, tham gia các khóa học trực tuyến, chứng chỉ nghề sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn.

9️⃣ Kết lại

Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành mang tới cho bạn cơ hội làm việc trong môi trường năng động, được khám phá những điểm đến mới, mức thu nhập cạnh tranh và lộ trình thăng tiến rõ ràng.

Với chương trình đào tạo đa dạng, chú trọng vào thực hành và nâng cao kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, đây là một ngành học hứa hẹn tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh du lịch đang phục hồi và bùng nổ.

Nếu bạn đam mê khám phá thế giới, thích kết nối người với người và muốn tham gia vào những hành trình thú vị thì đây chính là lựa chọn sáng giá để khởi đầu tương lai.

Hãy bắt đầu bằng việc lựa chọn một môi trường đào tạo uy tín, rèn luyện kỹ năng cần thiết và theo đuổi đam mê của bạn ngay ngày hôm nay.

Chào thân ái và quyết thắng!!

Giang Chu
Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2025 mình đã có 8 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.