Huấn luyện thể thao là một trong những ngành học thuộc nhóm năng khiếu thể dục thể thao. Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng TrangEdu tìm hiểu thông tin chi tiết về ngành học này nhé.
Giới thiệu chung về ngành Huấn luyện thể thao
Ngành Huấn luyện thể thao là gì?
Huấn luyện thể thao (Sport Coaching) là ngành học đào tạo kiến thức về sinh lý, tâm lý, trí tuệ, kỹ thuật vận động của con người.
Sinh viên học ngành Huấn luyện thể thao được đào tạo về mặt thể lực, kỹ thuật thể thao, chiến thuật, trí tuệ, tâm lý và đạo đức dựa trên cơ sở các bài tập thể chất, vận động thể lực.
Các trường đào tạo ngành Huấn luyện thể thao
Có những trường nào đào tạo ngành Huấn luyện thể thao?
TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Huấn luyện thể thao cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.
Các trường tuyển sinh ngành Huấn luyện thể thao năm 2022 như sau:
Tên ngành | Điểm chuẩn 2021 |
Đại học Thể dục thể thao TP HCM | |
Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh | |
Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng |
Các khối thi ngành Huấn luyện thể thao
Thi ngành Huấn luyện thể thao theo khối nào?
Để đăng ký xét tuyển vào một trong các trường phía trên, các bạn có thể sử dụng một trong các tổ hợp xét tuyển sau đây tùy trường:
- Khối T00 (Toán, Sinh, Năng khiếu Thể dục thể thao)
- Khối T01 (Toán, Văn, Năng khiếu TDTT)
- Khối T03 (Văn, Địa, Năng khiếu TDTT)
- Khối T04 (Toán, Lý, Năng khiếu TDTT)
- Khối T05 (Văn, GDCD, Năng khiếu TDTT)
- Khối T06 ()
- Khối M08 (Văn, NK 1, NK 2)
Chương trình đào tạo ngành Huấn luyện thể thao
Ngành Huấn luyện thể thao sẽ được học những môn gì?
Theo học ngành Huấn luyện thể thao của trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình học như sau:
I. KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG |
1. Lý luận chính trị |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Lịch sử Đảng Cộng sản |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2. Khoa học xã hội – Nhân văn – Nghệ thuật |
Quản lý hành chính nhà nước |
Pháp luật đại cương |
Tâm lý học đại cương |
Giáo dục học đại cương |
Học phần tự chọn: |
Xã hội học đại cương |
Hành chính và lưu trữ |
Tiếng Việt thực hành |
Giao tiếp sư phạm |
3. Ngoại ngữ |
Ngoại ngữ chuyên ngành (tiếng Anh) |
4. Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường |
Toán thống kê |
Tin học đại cương |
II. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH |
1. Các học phần lý thuyết |
Tâm lý học TDTT |
Giáo dục học TDTT |
Dinh dưỡng trong thể thao |
Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao 1 |
Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao 2 |
Giải phẫu người |
Sinh lý học – TDTT |
Sinh lý huấn luyện TDTT |
Quản lý TDTT – Quản lý TT thành tích cao |
Phương pháp NCKH – TDTT |
Y học – TDTT |
Tuyển chọn và đào tạo vận động viên |
Học phần tự chọn: |
Đường lối TDTT của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Lịch sử TDTT và lịch sử Olympic |
Luật TDTT |
Thể thao giải trí |
Doping trong thể thao |
Sinh cơ học – TDTT |
Đo lường – TDTT |
Sinh hóa TDTT |
Vệ sinh học – TDTT |
III. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH |
1. Kiến thức chung ngành chính |
Phương pháp thực hành điền kinh |
Phương pháp thực hành thể dục |
Phương pháp thực hành Bơi lội |
Phương pháp thực hành Cử tạ |
Phương pháp thực hành TCVĐ |
Học phần tự chọn: |
Phương pháp thực hành Bóng đá |
Phương pháp thực hành Bóng ném |
Phương pháp thực hành Bóng chuyền |
Phương pháp thực hành Bóng rổ |
Phương pháp thực hành Cầu lông |
Phương pháp thực hành Quần vợt |
Phương pháp thực hành Bóng bàn |
Phương pháp thực hành Võ thuật |
Phương pháp thực hành Đá cầu |
Phương pháp thực hành Cờ vua |
Phương pháp thực hành Golf |
Phương pháp thực hành Cổ động thể thao |
Phương pháp thực hành Âm nhạc vũ đạo |
Phương pháp thực hành Gym |
2. Kiến thức chuyên sâu ngành chính |
Thể thao chuyên ngành 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 |
3. Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
Lý thuyết ngành |
Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao |
Dinh dưỡng và hồi phục trong TDTT |
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Huấn luyện thể thao có những cơ hội việc làm như sau:
- Công tác Huấn luyện môn thể thao chuyên ngành tại các câu lạc bộ TDTT, các đội tuyển thể thao
- Cán bộ chuyên môn trong các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lý xã hội về TDTT
- Tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học TDTT trong các cơ sở đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân
- Tham gia công tác trọng tài tại các giải thể thao theo chuyên ngành đào tạo.
- …