Ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc (Mã ngành: 7140234)

4284

Ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc là một lĩnh vực hấp dẫn đang ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và mối quan hệ giữa Trung Quốc và thế giới.

Bằng việc kết hợp giữa việc dạy tiếng Trung và hiểu biết văn hóa, ngành này mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng rãi, từ việc giảng dạy, dịch thuật, nghiên cứu đến quản lý giáo dục.

Bài viết dưới đây sẽ khám phá thông tin về ngành sư phạm tiếng Trung Quốc, cơ hội nghề nghiệp, mức lương và các thách thức của ngành.

nganh su pham tieng trung quoc

1. Ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc là gì?

Sư phạm tiếng Trung Quốc (Chinese Language Teacher Education) là một lĩnh vực chuyên ngành trong hệ thống giáo dục tập trung vào đào tạo và phát triển các giáo viên tiếng Trung chuyên nghiệp.

Ngành học này chuẩn bị các giáo viên để dạy tiếng Trung trong các cấp học khác nhau, từ tiểu học đến đại học. Nó không chỉ tập trung vào việc dạy cách giảng dạy tiếng Trung mà còn giúp sinh viên nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Một phần quan trọng của chương trình đào tạo giúp sinh viên nắm vững về văn hóa, lịch sử và xã hội Trung Quốc, giúp tạo sự kết nối giữa các văn hóa khác nhau.

Ngành Sư phạm Tiếng Trung có mã ngành xét tuyển đại học là 7140234.

2. Ai nên học ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc?

Bạn có đam mê văn hóa Trung Quốc và mong muốn đóng góp vào hệ thống giáo dục toàn cầu? Ngành Sư phạm Trung tiếng Trung Quốc có thể là một lựa chọn hoàn hảo.

Dưới đây là một số đối tượng có thể phù hợp với ngành học này:

  • Người có đam mê văn hóa Trung Quốc
  • Những người muốn theo đuổi sự nghiệp giảng dạy bằng tiếng Trung
  • Người làm việc trong lĩnh vực quốc tế
  • Những người quan tâm đến nghiên cứu và học thuật.

3. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc

Ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc sẽ được học những môn gì?

Sinh viên ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc sẽ được học về các môn kỹ năng nghề nghiệp, khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề cùng khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức, tư duy theo hệ thống, bối cảnh lịch sử xã hội, tổ chức. Có năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn, sáng tạo phát triển và dẫn dắt sự thay đổi nghề nghiệp.

Theo học ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc của trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình học như sau:

I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG
Triết học Mác – Lênin
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngoại ngữ B1
Tiếng Anh B1
Tiếng Pháp B1
Tiếng Đức B1
Tiếng Nhật B1
Tiếng Hàn B1
Tiếng Tây Ban Nha B1
Tiếng Thái B1
Tiếng Ý B1
Tiếng Lào B1
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng – an ninh
II. KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
Học phần bắt buộc:
Kỹ năng học tập thành công bậc đại học
Học phần tự chọn:
Địa lý đại cương
Môi trường và phát triển
Công nghệ thông tin và truyền thông
III. KHỐI KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Nhập môn Việt ngữ học
Học phần tự chọn:
Thống kê cho khoa học xã hội
Tiếng Việt thực hành
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Logic học đại cương
Tư duy phê phán
Cảm thụ nghệ thuật
Lịch sử văn minh thế giới
Văn hóa các nước ASEAN
IV. KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH
1. Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa
Học phần bắt buộc:
Ngôn ngữ học tiếng Trung Quốc 1
Ngôn ngữ học tiếng Trung Quốc 2
Đất nước học Trung Quốc 1
Giao tiếp liên văn hóa
Học phần tự chọn:
Ngữ dụng học tiếng Trung Quốc
Ngôn ngữ học đối chiếu
Phân tích diễn ngôn
Tiếng Hán cổ đại
Đất nước học Trung Quốc 2
Văn học Trung Quốc 1
Văn học Trung Quốc 2
Các chuyên đề về ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc
2. Khối kiến thức tiếng
Tiếng Trung Quốc 1A
Tiếng Trung Quốc 1B
Tiếng Trung Quốc 2A
Tiếng Trung Quốc 2B
Tiếng Trung Quốc 3A
Tiếng Trung Quốc 3B
Tiếng Trung Quốc 4A
Tiếng Trung Quốc 4B
Tiếng Trung Quốc 3C
Tiếng Trung Quốc 4C
V. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Tâm lý học
Giáo dục học
Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục đào tạo
Lý luận giảng dạy tiếng Trung Quốc
Phương pháp giảng dạy tiếng Trung Quốc
Kiểm tra đánh giá ngoại ngữ
Học phần tự chọn:
Phiên dịch
Biên dịch
Tâm lý học giảng dạy tiếng nước ngoài
Thiết kế giáo án và phát triển tài liệu
Xây dựng chương trình giảng dạy
Giảng dạy tiếng Trung Quốc chuyên ngành
Công nghệ trong dạy và học ngoại ngữ
Một số chuyên đề về giảng dạy tiếng Trung Quốc tại Việt Nam và thế giới
Lý luận về học ngôn ngữ và thực hành khám phá
3. Thực tập và khóa luận tốt nghiệp
Thực tập
Khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp (chọn 2 trong số 2 các học phần tự chọn khối IV hoặc V)

4. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc

Có những trường nào đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm tiếng Trung năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2023
1Trường Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên25.15
2Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN35.9
3Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng24.48 – 24.98
4Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế24.85
5Trường Đại học Sư phạm TPHCM25.83

5. Các tổ hợp xét tuyển ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc

Thi ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc theo khối nào?

Để đăng ký xét tuyển vào một trong các trường phía trên, các bạn có thể sử dụng một trong các tổ hợp xét tuyển sau đây tùy trường:

  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D04 (Văn, Toán, tiếng Trung)
  • Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối D45 (Văn, Địa lí, Tiếng Trung)
  • Khối D66 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
  • Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

6. Công việc, cơ hội nghề nghiệp và mức lương của ngành

Ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc mở ra một loạt cơ hội nghề nghiệp đa dạng và hấp dẫn, có thể tham khảo trong danh sách dưới đây:

  • Giáo viên tiếng Trung: Dạy tiếng Trung tại các trường tiểu học, trung học, đại học và các cơ sở đào tạo.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu.
  • Phiên dịch viên, dịch giả: Làm việc trong lĩnh vực dịch thuật, cung cấp dịch vụ phiên dịch cho các tổ chức quốc tế và công ty đa quốc gia.
  • Quản lý và tư vấn giáo dục: Tư vấn về giáo dục và quản lý các chương trình giảng dạy tiếng Trung.

Ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc không chỉ đem lại cơ hội để giảng dạy mà còn mở ra cơ hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dịch thuật, nghiên cứu và quản lý.

7. Các thách thức và khó khăn của ngành

Dù ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng tồn tại một số thách thức và khó khăn mà những người làm việc trong lĩnh vực này có thể phải đối mặt:

  • Tiếng Trung là một ngôn ngữ phức tạp với hệ thống chữ viết và ngữ pháp độc đáo, đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực để thành thạo.
  • Việc duy trì và phát triển kỹ năng tiếng Trung đòi hỏi thực hành liên tục và lâu dài.
  • Sự gia tăng số lượng các giáo viên tiếng Trung có thể tạo nên môi trường cạnh tranh khốc liệt cho các vị trí công việc trong ngành.
  • Một số vị trì trong ngành đòi hỏi kinh nghiệm giảng dạy hoặc chứng chỉ chuyên môn khiến mới bắt đầu dễ cảm thấy thấy khó khăn.
  • Sự khác biệt văn hóa giữa Trung Quốc và các nước khác có thể làm phức tạp trong việc giảng dạy và học tập.
  • Việc áp dụng những kiến thức học được về văn hóa Trung Quốc vào thực tế có thể đòi hỏi sự linh hoạt và hiểu biết sâu sắc.
  • Các chương trình đào tạo chất lượng cao có thể đắt đỏ, đặc biệt là các chương trình du học hay thực tập quốc tế.
  • Khó khăn trong việc tiếp cận các tài liệu giảng dạy và học tập chất lượng, đặc biệt là ở những khu vực ít phát triển.

Ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc

 

Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.