Ngành Sư phạm Ngữ văn (Mã ngành: 7140217)

10582

Ngành sư phạm ngữ văn là một lĩnh vực kết hợp giữa văn học, ngôn ngữ và giáo dục, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển tư duy, văn hóa của xã hội.

Từ việc giảng dạy trong lớp học, nghiên cứu văn hóa cho đến việc phát triển nội dung và giao tiếp, ngành này mở rộng cơ hội nghề nghiệp và cũng đặt ra nhiều thách thức với những ai theo đuổi.

Bài viết dưới đây sẽ mang cho bạn cái nhìn tổng quan về ngành Sư phạm Ngữ văn, tầm quan trọng, cơ hội, thách thức và khó khăn của ngành.

nganh su pham ngu van

1. Ngành Sư phạm Ngữ văn là gì?

Ngành Sư phạm Ngữ văn là một lĩnh vực đào tạo chuyên sâu nhằm mục tiêu trang bị kiến thức, kỹ năng và tư duy phê phán về văn học và ngôn ngữ cho những người sẽ trở thành các giáo viên ngữ văn trong tương lai.

Ngành học này không chỉ đào tạo kiến thức ngôn ngữ học, văn học mà còn giảng dạy cách bạn truyền đạt hiệu quả, kích thích sự yêu thích đọc và viết của học sinh.

Nói ngắn gọn thì ngành Sư phạm Ngữ văn là ngành học bậc đại học đào tạo những giáo viên bộ môn ngữ văn có đầy đủ kiến thức và nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy trên ghế nhà trường.

Sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn sẽ được đào tạo các chuyên ngành như Dẫn luận ngôn ngữ học, Nhập môn lý luận văn học, Văn bản Hán Nôm Việt Nam, Ngữ âm tiếng Việt, Ngữ dụng học, Phong cách tiếng Việt, Ngữ pháp tiếng Việt, Văn học Châu Á, Văn học Tây Âu – Mĩ, Văn học dân gian, Tác phẩm và thể loại văn học, Tiến trình văn học, Tư duy sáng tạo…

Ngành Sư phạm Sinh học có mã ngành xét tuyển đại học là 7140217.

2. Ai nên học ngành sư phạm ngữ văn?

Ngành Sư phạm Ngữ văn không chỉ dành cho những bạn có đam mê văn học và ngôn ngữ. Dưới đây là những đối tượng có thể phù hợp với ngành học này:

  • Người có đam mê văn học và ngôn ngữ.
  • Người yêu thích đọc sách, viết lách và khám phá sự phong phú của văn chương.
  • Người muốn trở thành giáo viên, có đam mê giảng dạy và muốn kết hợp với lĩnh vực ngôn ngữ.
  • Người có kỹ năng giao tiếp tốt.

3. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn

Sinh viên sư phạm ngữ văn sẽ học những môn nào? Để tìm hiểu kỹ về vấn đề này hãy cùng mình tham khảo chương trình học ngành Sư phạm ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Triết học Mác – Lênin
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tin học đại cương
Pháp luật đại cương
Giáo dục thể chất 1, 2, 3, 4
Giáo dục quốc phòng
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức cơ sở ngành
Mỹ học
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Hán văn cơ sở
Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành Văn học
2. Kiến thức chuyên ngành
Dẫn luận ngôn ngữ học
Nhập môn lí luận văn học
Văn bản Hán Nôm Việt Nam
Ngữ âm tiếng Việt
Từ vựng tiếng Việt trong hệ thống và trong sử dụng
Ngữ dụng học
Phong cách học tiếng Việt
Ngữ pháp tiếng Việt
Văn học châu Á
Văn học Tây Âu – Mĩ
Văn học Đông Âu – Nga
Khuynh hướng văn học và loại hình tác gia văn học trung đại Việt Nam
Văn học dân gian các tộc người thiểu số
Hệ thống thể loại và tác gia tiêu biểu văn học Việt Nam hiện đại 1900 – 1945
Hệ thống thể loại và tác gia tiêu biểu văn học Việt Nam hiện đại 1945 đến nay
Hệ thống thể loại và ngôn ngữ văn học trung đại Việt Nam
Văn học dân gian người Việt
Tác phẩm và thể loại văn học
Tiến trình văn học
Tư duy sáng tạo và khởi nghiệp
Học phần tự chọn:
Ngữ pháp văn bản
Phương ngữ học tiếng Việt
Các lí thuyết và phương pháp tiếp cận văn học
Văn học địa phương
Văn học so sánh
Thực tế chuyên môn
Phát triển cộng đồng
Tiếng Anh chuyên ngành
Thì pháp văn học dân gian
3. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm
Quản lý nhà nước về giáo dục
Tâm lí học giáo dục
Giáo dục học
Giao tiếp sư phạm
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Lí luận dạy học ngữ văn
Phát triển chương trình môn ngữ văn
Đánh giá trong dạy học môn ngữ văn
Thực hành dạy học
Phương pháp dạy học ngữ văn 1
Phương pháp dạy học ngữ văn 2
Hoạt động trải nghiệm trong dạy học ngữ văn
Học phần tự chọn:
Phương tiện dạy học ngữ văn
Dạy học ngữ văn theo định hướng tích hợp và phân hóa
Kiến thức Thực tập và khóa luận tốt nghiẹp
Kiến tập sư phạm
Thực tập sư phạm
Học phần tự chọn bắt buộc:
Khóa luận tốt nghiệp
Tiếng Việt trong nhà trường
Các xu hướng nghiên cứu văn học Việt Nam

4. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn

Nên học Sư phạm Ngữ văn ở trường nào?

Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm ngữ văn năm 2023 và điểm chuẩn như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2023
a. Khu vực Hà Nội và các tỉnh miền Bắc
1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội26.4 – 27.83
2Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN27.17
3Trường Đại học Thủ đô Hà Nội25.8
4Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 227.47
5Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên26.85
6Trường Đại học Hùng Vương27.45
7Trường Đại học Hải Phòng23.5
8Trường Đại học Tây Bắc27
9Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
b. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
1Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng25.92
2Trường Đại học Hồng Đức
3Trường Đại học Sư phạm Huế27.35
4Trường Đại học Quảng Bình23
5Trường Đại học Quảng Nam23.75
6Trường Đại học Phạm Văn Đồng23.2
7Trường Đại học Tây Nguyên26
8Trường Đại học Phú Yên23.2
9Trường Đại học Vinh26.7
10Trường Đại học Quy Nhơn25.25
11Trường Đại học Đà Lạt26
12Trường Đại học Khánh Hòa
c. Khu vực TPHCM và miền Nam
1Trường Đại học Sư phạm TPHCM27
2Trường Đại học Cần Thơ26.63
3Trường Đại học Đồng Nai23.5
4Trường Đại học Thủ Dầu Một23.75
5Trường Đại học Tiền Giang
6Trường Đại học Sài Gòn25.81
7Trường Đại học Đồng Tháp26.4
8Trường Đại học An Giang24.96
9Trường Đại học Trà Vinh

5. Các tổ hợp xét tuyển ngành Sư phạm Ngữ văn

Có thể xét tuyển ngành Sư phạm ngữ văn theo các khối nào?

Khối thi ngành Sư phạm ngữ văn khá đa dạng, trong đó có khối C00, C19 và C20 là chủ đạo.

Danh sách các khối thi ngành Sư phạm Ngữ văn như sau:

  • Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
  • Khối C14 (Văn, Toán, Giáo dục công dân)
  • Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
  • Khối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D14 (Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối D66 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
  • Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

6. Công việc, cơ hội việc làm và mức lương ngành sư phạm ngữ văn

Một số vị trí công việc phổ biến dành cho các cử nhân sư phạm ngữ văn như sau:

  • Giáo viên ngữ văn: Lựa chọn nghề nghiệp truyền thống, giảng dạy bộ môn ngữ văn tại các trường trung học, cơ sở giáo dục.
  • Chuyên viên nội dung: Đảm nhận việc viết, biên tập và phát triển nội dung cho các tổ chức về giáo dục, xuất bản, truyền thông.
  • Tư vấn giáo dục: Hỗ trợ học sinh, phụ huynh trong việc lựa chọn chương trình giáo dục phù hợp.
  • Nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ: Tham gia các dự án nghiên cứu liên quan đến văn hóa và ngôn ngữ.
  • Một số vị trí công việc khác như dịch thuật, viết lách, giảng dạy trực tuyến…

Mức lương bình quân khởi điểm của giáo viên sư phạm ngữ văn là từ 6 – 8 triệu đồng mỗi tháng. Tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của mỗi người sẽ có cơ hội thăng tiến trong công việc về sau.

Ngành Sư phạm ngữ văn không chỉ giới hạn trong công tác giảng dạy, sự đa dạng trong cơ hội nghề nghiệp và khả năng thích ứng với nhiều lĩnh vực khác nhau và rất có triển vọng trong tương lai.

7. Các thách thức và khó khăn trong ngành

Ngành sư phạm ngữ văn mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn.

  • Ngôn ngữ và văn hóa luôn thay đổi, vì vậy bạn cần phải cập nhật kiến thức thường xuyên.
  • Tìm kiếm và áp dụng phương pháp giảng dạy hiệu quả, đặc biệt là trong môi trường giáo dục đa dạng là một thách thức lớn.
  • Sự thiếu hụt tài liệu giảng dạy, đặc biệt là tài liệu hiện đại và được cập nhật mới nhất.
  • Ngành Sư phạm Ngữ văn đang trở nên ngày càng cạnh tranh và đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm.
  • Một số vị trí có thể mang lại mức lương và quyền lợi không đáp ứng mong đợi.
  • Nhiều chương trình đào tạo chưa cập nhật, không đáp ứng được nhu cầu thị trường.
  • Sự thiếu hụt trong cơ sở vật chất và hỗ trợ từ các tổ chức giáo dục.

Điều quan trọng là bạn cần nhìn nhận và hiểu rõ những thách thức trên để có thể tìm cách vượt qua và phát triển sự nghiệp. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp các cá nhân và tổ chức vượt qua những khó khăn và tiếp tục đóng góp phần quan trọng vào sự phát triển của giáo dục và văn hóa.

Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.