Ngành Sư phạm Vật lý là ngành học thuộc nhóm đào tạo giáo viên giảng dạy môn Vật lý.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Sư phạm Vật lý là gì?
Sư phạm Vật lý (tiếng Anh là Physics Teacher Education) là ngành học đào tạo những sinh viên muốn trở thành giáo viên môn Vật lí giảng dạy tại các trường học cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Sinh viên ngành Sư phạm Vật lí sẽ được đào tạo về các chuyên đề Vật lý như điện, điện tử, cơ học và hóa học. Ngoài ra họ cung sẽ được đào tạo về giáo dục và phương pháp dạy học. Có cơ hội được thực tập tại các trường học và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến giáo dục.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp chứng chỉ giáo dục để trở thành giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lý.
Người theo học ngành Sư phạm Vật lý sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành như Điện tử học, Quang học, Vật lý phân tử và nhiệt học, Vật lý nguyên tử và hạt nhân, Điện kỹ thuật, Vô tuyến điện tử, Thiên văn học, Cơ lý thuyết, Điện động lực học…
Ngành Sư phạm Vật lý có mã ngành xét tuyển đại học là 7140211.
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Sư phạm Vật lý
Có những trường nào đào tạo ngành Sư phạm Vật lý?
TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Sư phạm Vật lý cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.
Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm Vật lý và điểm chuẩn cập nhật mới nhất như sau:
a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc
TT | Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
1 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 25.35 – 25.55 |
2 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 | 34.03 |
3 | Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên | 23.65 |
4 | Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN | 25.55 |
5 | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội | 29.87 |
6 | Trường Đại học Tây Bắc | 19 |
7 | Trường Đại học Hoa Lư | |
8 | Trường Đại học Hùng Vương |
b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên
TT | Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
1 | Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng | 23.75 |
2 | Trường Đại học Sư phạm Huế | 23.65 |
3 | Trường Đại học Hồng Đức | 23.55 |
4 | Trường Đại học Quảng Nam | 19 |
5 | Trường Đại học Quy Nhơn | 28.5 |
6 | Trường Đại học Hà Tĩnh | |
7 | Trường Đại học Phạm Văn Đồng | 19 |
8 | Trường Đại học Tây Nguyên | 20.75 |
9 | Trường Đại học Khánh Hòa | 20.25 |
10 | Trường Đại học Vinh | 19 |
11 | Trường Đại học Đà Lạt | 21 |
c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam
TT | Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
1 | Trường Đại học Sư phạm TPHCM | 26.5 |
2 | Trường Đại học Đồng Nai | 22 |
3 | Trường Đại học Đồng Tháp | 22.85 |
4 | Trường Đại học An Giang | 24.2 |
5 | Trường Đại học Cần Thơ | 25.3 |
6 | Trường Đại học Sài Gòn | 25.9 |
Điểm chuẩn ngành Sư phạm Vật lý năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT của các trường đại học trên thấp nhất là 19.0 và cao nhất là 26.5 (thang điểm 30).
3. Các tổ hợp xét tuyển ngành Sư phạm Vật lý
Thi ngành Sư phạm Vật lý theo khối nào?
Để đăng ký xét tuyển vào một trong các trường phía trên, các bạn có thể sử dụng một trong các tổ hợp xét tuyển sau đây tùy trường:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối A02 (Toán, Vật lí , Sinh học)
- Khối A04 (Toán, Vật lý, Địa lí)
- Khối A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân)
- Khối A12 (Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội)
- Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)
- Khối C05 (Văn, Vật lí, Hóa học)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- Khối D11 (Văn, Vật lí, Tiếng Anh)
- Khối D29 (Toán, Vật lí, Tiếng Pháp)
- Khối D72 (Văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
- Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý
Ngành Sư phạm Vật lý sẽ được học những môn gì?
Sinh viên ngành Sư phạm Vật lý được đào tạo kiến thức chuyên môn để trở thành giáo viên có khả năng thích ứng với những đổi mới trong giáo dục phổ thông để có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển của giáo dục, hiện đại hóa và hội nhập.
Theo học ngành Sư phạm Vật lý của trường Đại học Sư phạm TP HCM, sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình học như sau:
I. HỌC PHẦN CHUNG |
Học phần bắt buộc: |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế chính trị học Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Pháp luật đại cương |
Tâm lý học đại cương |
Ngoại ngữ HP1, 2, 3 |
Tin học căn bản |
Giáo dục thể chất 1, 2, 3 |
HP1: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng |
HP2: Công tác quốc phòng và an ninh |
HP3: Quân sự chung |
HP4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật |
II. HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN |
Học phần bắt buộc: |
Giải tích 1 |
Giải tích 2 |
Đại số tuyến tính |
Xác suất – thống kê |
Hàm biến số phức |
Cơ học |
Vật lý phân tử và nhiệt học |
Điện tử học |
Quang học |
Vật lý nguyên tử và hạt nhân |
Thí nghiệm vật lý đại cương 1 |
Thí nghiệm vật lý đại cương 2 |
Điện kỹ thuật |
Vô tuyến điện tử |
Thiên văn học đại cương |
Cơ lý thuyết |
Điện động lực học |
Cơ lượng tử |
Vật lý thống kê |
Học phần tự chọn nhóm 1: |
Dao động và sóng |
Điện tử nâng cao |
Quang phi tuyến |
Vật lý thiên văn và vũ trụ |
Vật lý hạt cơ bản |
Lý thuyết tương đối |
Hóa học và đời sống |
Hóa đại cương |
Học phần tự chọn nhóm 2: |
Phương pháp số và lập trình |
Phương trình vật lý toán |
Sinh học và đời sống |
Sinh học đại cương |
Cơ sở vật lý chất rắn |
Vật lý nano và ứng dụng |
III. HỌC PHẦN NGHỀ NGHIỆP |
Học phần bắt buộc: |
Nhập môn nghề giáo |
Giáo dục học đại cương |
Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông |
Tâm lý học giáo dục |
Giao tiếp sư phạm |
Rèn luyện nghệp vụ sư phạm thường xuyên |
Thực tập sư phạm 1 |
Thực tập sư phạm 2 |
Phương pháp Nghiên cứ Khoa học giáo dục bộ môn vật lý |
Lý luận dạy học vật lý |
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lý |
Phát triển chương trình vật lý phổ thông |
Dạy học tích hợp trong vật lý |
Phương pháp dạy học bài tập vật lý phổ thông |
Thiết kế bài dạy vật lý |
Thí nghiệm vật lý phổ thông |
Lịch sử vật lý |
Thực hành dạy học vật lý phổ thông |
Học phần tự chọn nhóm 3: |
Mô phỏng trong dạy học vật lý |
Chuyên đề phương pháp dạy học vật lý |
Tiếng Anh chuyên ngành vật lý |
Thí nghiệm vật lý đại cương nâng cao |
Phương tiện thí nghiệm trong dạy học vật lý |
Thí nghiệm vật lý hạt nhân đại cương |
Phương pháp thực nghiệm vật lý |
IV. HỌC PHẦN TỐT NGHIỆP |
Thí sinh chọn 1 trong 2 hình thức: |
1. Thực hiện 1 khóa luận |
2. Học một học phần thay thế (3 tín chỉ) từ các học phần tự chọn dưới đây và thực hiện 1 sản phẩm nghiên cứu (3 tín chỉ) |
Khóa luận tốt nghiệp |
Chuyên đề vật lý nâng cao |
Vận dụng các phương pháp tích cực vào dạy học vật lý ở trường THPT |
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Cử nhân ngành Sư phạm Vật lý sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc như sau:
- Giáo viên dạy môn Vật lý tại các trường THPT, trung học nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục tương đương.
- Nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực Vật lý ứng dụng.
- …
6. Mức lương ngành Sư phạm Vật lý
Mức lương bình quân của các giáo viên sư phạm vật lý là từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Với những giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, làm việc tại các trung tâm gia sư, trung tâm ôn thi sẽ có mức thu nhập tốt hơn.