Ngành Sư phạm Tiếng Pháp (Mã ngành: 7140233)

1171

Sư phạm tiếng Pháp là một trong những ngành học về giáo dục sư phạm ngôn ngữ học đào tạo các giáo viên có đầy đủ phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ sư phạm giảng dạy môn tiếng Pháp.

nganh su pham tieng phap

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Sư phạm Tiếng Pháp là gì?

Sư phạm tiếng Pháp là ngành học đào tạo giáo viên tiếng Pháp bậc THPT, đại học, cao đẳng có khả năng thích ứng cao, kiến thức tốt về tiếng Pháp và có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Pháp.

Ngành Sư phạm Tiếng Pháp có mã ngành là 7140233.

2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Pháp

Có những trường nào đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Pháp?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Pháp cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm Tiếng Pháp năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2022
1Trường Đại học Ngoại ngữ Huế19
2Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng21.68
3Trường Đại học Sư phạm Hà Nội23.51 – 25.31
4Trường Đại học Cần Thơ22

Điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Pháp năm 2022 của các trường đại học thấp nhất là 19 và cao nhất là 25.31 (thang điểm 30).

3. Các tổ hợp xét tuyển ngành Sư phạm Tiếng Pháp

Thi ngành Sư phạm Tiếng Pháp theo khối nào?

Để đăng ký xét tuyển vào một trong các trường phía trên, các bạn có thể sử dụng một trong các tổ hợp xét tuyển sau đây tùy trường:

  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D02 (Văn, Toán, tiếng Nga)
  • Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
  • Khối D14 (Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối D44 (Văn, Địa lí, Tiếng Pháp)
  • Khối D64 (Văn, Lịch sử, Tiếng Pháp)

4. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Pháp

Ngành Sư phạm Tiếng Pháp sẽ được học những môn gì?

Sinh viên ngành Sư phạm tiếng Pháp được trang bị kiến thức về hoạt đọng giảng dạy và sự hiểu biết về người học tiếng Pháp trong từng hoàn cảnh cụ thể. Bên cạnh đó là những kỹ năng bổ trợ như kỹ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm, hiểu biết về môi trường địa phương có tiếng Pháp được giảng dạy.

Theo học ngành Sư phạm Tiếng Pháp của trường Đại học Sư phạm Huế, sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình học như sau:

I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
1. Lý luận chính trị
Triết học Mác – Lênin
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Khoa học tự nhiên
Tin học cơ sở
Môi trường và con người
3. Khoa học xã hội
Tiếng Việt thực hành
Dẫn luận ngôn ngữ
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Ngôn ngữ học đối chiếu (Pháp)
4. Khoa học nhân văn
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Lịch sử văn minh thế giới
5. Ngoại ngữ 2
Ngoại ngữ không chuyên A1
Ngoại ngữ không chuyên A2
Ngoại ngữ không chuyên B1
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.1 (Trung – Nghe)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.1 (Anh – Nghe)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.1 (Hàn – Nghe)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.1 (Nga – Nghe)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.2 (Trung – Nói)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.2 (Anh- Nói)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.2 (Hàn – Nói)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.2 (Nga – Nói)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.3 (Trung – Đọc)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.3 (Anh – Đọc)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.2 (Nhật – Nghe)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.3 (Hàn – Đọc)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.3 (Nga – Đọc)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.4 (Trung – Viết)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.4 (Anh – Viết)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.2 (Nhật – Nói)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.4 (Nhật – Viết)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.4 (Hàn – Viết)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.4 (Nga – Viết)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.5 (Trung – Ngữ pháp / Thực hành dịch)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.5 (Anh – Thực hành dịch 1)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.5 (Pháp – Ngữ pháp / Thực hành dịch)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.3 (Nhật – Đọc)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.5 (Hàn – Ngữ pháp / Thực hành dịch)
Ngoại ngữ 2 Tổng hợp I.5 (Nga – Ngữ pháp / Thực hành dịch)
II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức ngôn ngữ
Hình thái tiếng Pháp
Ngữ âm – âm vị tiếng Pháp
Từ vựng học tiếng Pháp
Cú pháp tiếng Pháp
Ngữ văn văn bản
Ngữ dụng học
2. Kiến thức văn hóa – văn học
Lịch sử địa lý Pháp
Giao thoa văn hóa
Lịch sử nghệ thuật Pháp
Lịch sử văn học Pháp
Xã hội Pháp đương đại
Văn học các nước Pháp ngữ
3. Kiến thức Thực hành tiếng
Nghe 1
Nói 1
Đọc 1
Viết 1
Ngữ pháp 1
Nghe 2
Nói 2
Đọc 2
Viết 2
Ngữ pháp 2
Nghe 3
Nói 3
Đọc 3
Viết 3
Nghe 4
Nói 4
Đọc 4
Viết 4
Nghe – Nói V
Đọc – Viết V
Thực hành dịch cơ bản
Tiếng Pháp CN Kinh tế – thương mạ
Tiếng Pháp CN Du lịch
Tiếng Pháp CN Khách sạn – nhà hàng
4. Kiến thức chuyên ngành Sư phạm Tiếng Pháp
Tâm lý học 1 (giảng dạy ngoại ngữ)
Tâm lý học 2 (giảng dạy ngoại ngữ)
Giáo dục học 1
Giáo dục học 2
Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Phương pháp dạy học IV – Nghe + Nói
Phương pháp dạy học III – Đọc + Viết
Phương pháp dạy học I – Lý luận và Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học V – Từ vựng + Ngữ âm + ngữ nghĩa
Phương pháp dạy học VI – Giảng tập
Phương pháp dạy học VII – Khảo sát sách giáo khoa
5. Kiến tập – Thực tập sư phạm
Kiến tập – Thực tập sư phạm
6. Khóa luận tốt nghiệp / Học phần thay thế
Thực hành tiếng nâng cao
Chuyên đề I: PPDH VIII – Quan sát dự giờ và phân tích giờ dạy
Chuyên đề I: PPDH VIII – Đánh giá và thiết kế bài trắc nghiệm
Khóa luận tốt nghiệp (Sư phạm)

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm tiếng Pháp sẽ có đủ kiến thức và năng lực để đảm nhận những công việc phù hợp với ngành học như:

  • Giảng dạy và đào tạo tiếng Pháp tại các cơ sở giáo dục như trường trung học, đại học, cao đẳng, các trung tâm ngoại ngữ…
  • Biên – Phiên dịch viên tiếng Pháp.
  • Hướng dẫn viên du lịch cho người Pháp tại Việt Nam hoặc các tour du lịch trên thế giới.
  • Tiếp tục học tập và nghiên cứu về ngôn ngữ học.

6. Mức lương ngành Sư phạm Tiếng Pháp

Mức lương bình quân của ngành sư phạm Tiếng Pháp hiện nay chưa có thống kê cụ thể. Tuy nhiên với những giáo viên tiếng pháp bậc cao mức thu nhập có thể lên tới trên 50 triệu đồng/tháng.