Ngành Giáo dục học (Mã ngành: 7140101)

14953

Giáo dục chính là một lĩnh vực cốt lõi và quan trọng bậc nhất trong xã hội. Giáo dục cung cấp nền tảng cho sự phát triển cá nhân và đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội.

Hãy cùng chúng mình tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngành Giáo dục học trong bài viết dưới đây nhé.

nganh giao duc hoc

1. Giới thiệu chung về ngành Giáo dục học

Khái niệm

Ngành Giáo dục học là ngành học nghiên cứu về quá trình dạy và học, từ cách thức truyền đạt kiến thức cho đến việc hiểu, phát triển các phương pháp giáo dục sao cho hiệu quả.

Theo góc nhìn của tác giả, ngành học này không chỉ giới hạn ở việc truyền đạt kiến thức mà còn bao gồm cả việc giúp hình thành, phát triển nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh.

Ngành Giáo dục học là một ngành học nền tảng, là chìa khóa mở ra cánh cổng tri thức và phát triển của xã hội.

Ngành Giáo dục học hiện đang có mã ngành xét tuyển đại học là 7140101.

Ý nghĩa của ngành học

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ như hiện nay, ngành Giáo dục học đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo cũng nhưu phát triển những nhà giáo dục chuyên nghiệp, có sáng tạo và quan trọng nhất là có đầy đủ tâm huyết cho giáo dục.

Họ chính là những người truyền cảm hứng, giúp hướng dẫn và hỗ trợ cho học sinh có thể phát triển một cách toàn diện và trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Giáo dục học không chỉ giúp các bạn hiểu về lý thuyết giáo dục mà còn rèn luyện bạn, giúp bạn có thể trở thành người hướng dẫn tài năng, đáp ứng nhu cầu giáo dục đa dạng của xã hội.

Ngành Giáo dục học mang lại cơ hội cho những bạn muốn đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và phát triển con người. Nó không chỉ là một nghề nghiệp mà còn là sứ mạnh, nuôi dưỡng tài năng và trí tuệ cho thế hệ tương lai.

2. Các tố chất phù hợp với ngành giáo dục học

Đam mê, kiên nhẫn

Là người làm trong giáo dục, bạn cần phải có sự đam mê, niềm vui khi được chia sẻ cảm hứng và tri thức. Kiên nhẫn giúp bạn có thể đối mặt với các thách thức trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh.

Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe người khác

Một người làm trong giáo dục cần có kỹ năng giao tiếp tốt, biết cách truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và cũng cần biết lắng nghe và thấu hiểu cho học sinh, điều này có thể giúp tạo ra môi trường học tập tích cực, hiệu quả.

Tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao

Tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm với học sinh là những phẩm chất quan trọng mà bạn cần có.

Tư duy phản biện và không ngừng cập nhật kiến thức

Ngành Giáo dục học đòi hỏi bạn cần có tư duy phản biện và không ngừng cập nhật những kiến thức mới, không ngừng học hỏi, nắm bắt những xu hướng giáo dục mới, có tư duy phản biện với các phương pháp dạy học hiện hành.

3. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục học

Mời các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Giáo dục học của trường Đại học Sư phạm TPHCM nhé.

Chương trình học ngành Giáo dục học chi tiết như sau:

I. HỌC PHẦN CHUNG
Học phần bắt buộc:
– Triết học Mác – Lênin
– Kinh tế chính trị học Mác – Lênin
– Chủ nghĩa xã hội khoa học
– Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
– Tư tưởng Hồ Chí Minh
– Pháp luật đại cương
– Ngoại ngữ HP1
– Ngoại ngữ HP2
– Ngoại ngữ HP3
– Tin học căn bản
– Tâm lí học đại cương
– Giáo dục thể chất 1
– Giáo dục thể chất 2
– Giáo dục thể chất 3
– HP1: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam
– HP2: Công tác quốc phòng và an ninh
– HP3: Quân sự chung
– HP4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật
2. HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN
Học phần bắt buộc:
– Tâm lí học giáo dục
– Nhập môn nghề giáo
– Giáo dục học đại cương
– Công tác Đảng và Đoàn thể trong trường học
– Nhân cách và lao động của nhà giáo Việt Nam
– Giao tiếp sư phạm
– Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam và các nước trên Thế giới
– Giáo dục giá trị
– Logic học đại cương
– Xã hội học giáo dục
– Chiến lược phát triển giáo dục
– Lịch sử giáo dục thế giới
– Lịch sử giáo dục Việt Nam
– Kĩ năng tham vấn tâm lí cơ bản
– Tham vấn học đường
– Tổ chức hoạt động giáo dục
– Tổ chức hoạt động dạy học
– Hoạt động nhóm và kỹ năng truyền thông
– Khoa học quản lí giáo dục
– Phát triển chương trình giáo dục
– Giáo dục kỹ năng sống
– Giáo dục vì sự phát triển bền vững
– Giáo dục hướng nghiệp
– Ứng dụng CNTT trong giáo dục
Học phần tự chọn (Chọn 4 tín chỉ trong các học phần sau):
– Kinh tế học giáo dục
– Phương pháp học tập tích cực
– Marketing trong giáo dục
– Tổ chức sự kiện giáo dục
– Tư duy phản biện trong giáo dục
3. HỌC PHẦN NGHỀ NGHIỆP
Học phần bắt buộc:
– Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
– Thực tập nghề nghiệp 1
– Thực tập nghề nghiệp 2
– Nghiệp vụ hành chính trong trường học và cơ sở giáo dục
– Phối hợp các lực lượng giáo dục
– Kiểm tra và thanh tra trong giáo dục
– Lí luận dạy học Giáo dục học
– Kĩ năng dạy học Giáo dục học
– Phát triển tập thể người học
– Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục
– Văn hóa tổ chức và văn hóa nhà trường
– Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
– Giáo dục sức khỏe sinh sản
– Giáo dục gia đình
– Giáo dục cộng đồng
Học phần tự chọn (Chọn 8 tín chỉ trong các học phần sau):
– Khởi nghiệp cho sinh viên sư phạm
– Thống kê trong nghiên cứu khoa học
– Cơ sở tâm lí học của quản lí giáo dục
– Giáo dục môi trường
– Giáo dục mầm non
– Giáo dục nghề nghiệp
– Giáo dục đại học
– Giáo dục quân sự
– Giáo dục chuyên biệt
– Dịch vụ giáo dục trong trường học

4. Học ngành Giáo dục học ở trường nào?

Dưới đây là một số trường đại học tại Việt Nam đào tạo ngành Giáo dục học và điểm chuẩn mới nhất. Các bạn cần tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về từng trường, chương trình học để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Danh sách các trường đại học tuyển sinh và điểm chuẩn mới nhất ngành Giáo dục học như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2023
1Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM23 – 24.1
2Trường Đại học Sư phạm TPHCM23.5
3Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên23
4Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long15
5Trường Đại học Thành Đô16.5

5. Các khối thi ngành Giáo dục học

Bạn có thể xét tuyển ngành Giáo dục học vào các trường đại học trên theo 1 trong các khối xét tuyển sau:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)
  • Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
  • Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
  • Khối C19 (Văn, Lịch sử, GDCD)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)

6. Cơ hội nghề nghiệp và thách thức của ngành giáo dục học

Ngành Giáo dục học mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp, song song với đó bạn cũng có thể đối mặt với nhiều khó khăn khi theo ngành học này.

Cơ hội nghề nghiệp đa dạng

Ngành giáo dục học mang đến nhiều cơ hội việc làm phong phú. Ngoài việc trở thành một giáo viên tại các trường học, bạn có thể làm việc tại các vị trí liên quan tới quản lý giáo dục, tư vấn học đường, phát triển chương trình giáo dục hoặc nghiên cứu tại các tổ chức giáo dục.

Một số vị trí công việc liên quan tới ngành giáo dục học bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Quản lý giáo dục: Làm việc tại các cơ quna quản lý giáo dục như Sở Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm giáo dục. Nhiệm vụ của họ là điều hành, lập kế hoạch và giám sát các chương trình giáo dục.
  • Tư vấn học đường, tâm lý giáo dục: Cung cấp, hỗ trợ tâm lý, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, hỗ trợ các bạn phát triển kỹ năng sống và đối phó với các vấn đề học đường gây nhức nhối.
  • Giảng dạy, đào tạo trực tuyến: Phát triển giảng dạy thông qua các nền tảng trực tuyến, tham gia vào thiết kế, triển khai các khóa học e-learning và chương trình đào tạo từ xa.
  • Giáo viên dạy ngoại ngữ hoặc kỹ năng mềm: Dạy tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác cũng như các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đào, làm việc nhóm tại các trung tâm ngoại ngữ, các tổ chức giáo dục.

Khó khăn của ngành

Thách thức lớn nhất với người làm các công việc liên quan tới giáo dục học có lẽ chính là việc cập nhật xu hướng giáo dục và thích ứng với sự thay đổi của các thế hệ học sinh.

Người ra, việc giữ sự hứng thú với học tập của học sinh cũng là một thách thức không nhỏ. Do vậy, việc sáng tạo, thích nghi để duy trì sự tương tác hiệu quả với học sinh là điều bạn cần dành nhiều sự quan tâm.

7. Mức lương trung bình ngành Giáo dục học

Dựa theo một số thông tin từ các website uy tín, chúng mình đã thống kê và cập nhật mức lương của các công việc liên quan đến ngành giáo dục học. Các bạn có thể tham khảo dưới đây:

Giáo viên mầm non:

  • Hạng I: Mức lương dao động từ 7.2 triệu đồng (bậc 1) – 11.484 triệu đồng (bậc 8)
  • Hạng II: Mức lương dao động từ 4.212 triệu đồng (bậc 1) – 8.964 triệu đồng (bậc 9)
  • Hạng III: Mức lương dao động từ 3.618 triệu đồng (bậc 1) – 8.802 triệu đồng (bậc 10)

Giáo viên tiểu học, THCS, THPT:

  • Hạng I: Mức lương dao động từ 7.92 triệu đồng (bậc 1) – 12.204 triệu đồng (bậc 8)
  • Hạng II: Mức lương dao động từ 7.2 triệu đồng (bậc 1) – 11.484 triệu đồng (bậc 8)
  • Hạng III: Mức lương dao động từ 4.212 triệu đồng (bậc 1) – 8.964 triệu đồng (bậc 9)

(*) Mức lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp và trợ cấp khác theo quy định hiện hành, mức lương cơ bản cao nhất của giáo viên hạng 1 bậc 8 là 12.204 triệu đồng/tháng và nếu cộng thêm các khoản phụ cấp, thu nhập thực tế có thể cao hơn thống kê trên của chúng mình.

Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, ngành giáo dục học cũng đang trải qua sự thay đổi và phát triển đáng kể.

Mục tiêu của giáo dục học vẫn là giúp cho học sinh và sinh viên có thể phát triển toàn diện về mặt trí tuệ, kỹ năng, và giá trị đạo đức.

Để đạt được mục tiêu đó, ngành giáo dục học cần phải đưa ra những phương pháp giáo dục hiệu quả, phù hợp với tình hình hiện nay, đồng thời nắm bắt được các xu hướng và thay đổi trong tương lai.

Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.