Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Mã ngành: 7510605)

47582

Thế giới kinh doanh ngày càng được toàn cầu hóa, kéo theo tầm quan trọng của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này, từ định nghĩa, vai trò trong kinh doanh cho đến cơ hội và thách thức của ngành.

nganh logistics va quan ly chuoi cung ung

1. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một ngành quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý.

Logistics là quá trình tổ chức, lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả về chi phí của quá trình vận chuyển và lưu kho hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Logistics không chỉ bao gồm việc vận chuyển hàng hóa mà còn liên quan đến quá trình quản lý thông tin, hàng tồn kho, dự báo nhu cầu, dịch vụ khách hàng và nhiều hoạt động khác.

Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là quy trình kết hợp và quản lý tất cả các hoạt động cung ứng từ nguồn đến người tiêu dùng, bao gồm quy trình sản xuất, xử lý đơn đặt hàng, lưu kho và vận chuyển. Mục đích chính của SCM là đảm bảo quy trình cung ứng diễn ra một cách suôn sẻ, hiệu quả và chi phí thấp.

Sự quan trọng của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trong kinh doanh hiện đại

  • Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất bằng cách giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc sản xuất, lưu kho, vận chuyển và phân phối sản phẩm.
  • Với việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm đúng lúc, đúng nơi, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác, tạo ra lợi thế cạnh tranh.
  • Ngành Logistics và SCM giúp doanh nghiệp nhanh chóng phản hồi với thay đổi của thị trường, thông qua việc dự đoán nhu cầu, quản lý tồn kho và điều chỉnh chiến lược vận hành.
  • Xu hướng hướng tới bền vững trong kinh doanh, việc áp dụng các phương pháp vận hành chuỗi cung ứng và logistics bền vững không chỉ giúp tiết kiệm nguồn lực mà còn góp phần giảm thiểu tác động tới môi trường.

Không quá khi nói rằng logistics và quản lý chuỗi cung ứng chính là trái tim của hoạt động kinh doanh, là yếu tố quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp.

2. Khám phá ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Ngành Logistics

Logistics là quy trình bao gồm việc lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chảy và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm xuất phát cho đến điểm tiêu thụ.

Mục đích của quá trình này là đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tối ưu hiệu suất.

Các thành phần chính của Logistics bao gồm quản lý hàng hóa, vận chuyển, lưu kho và xử lý thông tin.

Với sự ra đời và phát triển của công nghệ AI, blockchain, IoT đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành logistics, giúp tối ưu hóa quy trình, tăng cường khả năng theo dõi và dự toán.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng các chiến lược logistics bền vững, bao gồm việc giảm thiểu lượng CO2 phát thải trong quá trình vận chuyển và lựa chọn các giải pháp lưu trữ thân thiện với môi trường.

Việc quản lý logistics hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian trong việc sản xuất, lưu kho và vận chuyển hàng hóa.

Doanh nghiệp có khả năng quản lý logistics tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn bởi họ có thể cung cấp sản phẩm tới khách hàng, đảm bảo hàng hóa đến tay khách một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, từ đó tăng cường lòng tin và sự hài lòng của khách hàng.

Ngành Quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là quá trình quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng, từ giai đoạn lập kế hoạch, mua sắm, sản xuất, vận chuyển, lưu kho, phân phối cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Mục tiêu của SCM là đảm bảo quy trình này diễn ra một cách hiệu quả, giảm thiểu chi phí và thời gian, cung cấp giá trị tối đa cho khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm các thành phần chính là mua hàng, sản xuất, kho vận, phân phối và bán hàng.

AI và Big Data giúp cải thiện hiệu suất, tăng tốc độ, giảm rủi ro và tối ưu hóa quy trình SCM bằng cách dự đoán nhu cầu, tối ưu hóa lịch trình, giám sát chuỗi cung ứng thời gian thực.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra sự cần thiết của việc giảm thiểu tác động môi trường và tạo ra giá trị xã hội thông qua chuỗi cung ứng của mình.

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả giúp doanh nghiệp nhanh chóng phản hồi với thay đổi của thị trường, cung cấp sản phẩm đúng lúc, đúng nơi với chất lượng và giá thành phù hợp.

Quản lý chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất của quy trình sản xuất, vận chuyển và phân phối, đồng thời giảm thiểu chi phí liên quan.

SCM giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, tạo dựng lòng tin và sự hài lòng của khách hàng.

3. Các tố chất phù hợp với ngành

Để học tập và làm việc trong ngành logistics, bạn cần có một số tố chất và kỹ năng dưới đây:

  • Kỹ năng quản lý thời gian giúp đảm bảo việc giao hàng diễn ra một cách kịp thời và hiệu quả.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
  • Kỹ năng giao tiếp giúp bạn xây dựng được các mối quan hệ tốt với đối tác và khách hàng.
  • Sự nhạy bén trong sử dụng công nghệ bởi nó đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, theo dõi vận chuyển hàng hóa.
  • Kỹ năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác dựa trên các thông tin có sẵn.
  • Kỹ năng phân tích giúp đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng và tìm ra cách cải thiện nó.
  • Hiểu biết về quản lý rủi ro, khả năng nhận biết, đánh giá và giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng.
  • Khả năng làm việc nhóm hiệu quả với các bộ phận khác trong công ty.

4. Chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Mời các bạn tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành học này của trường Đại học Kinh tế quốc dân nhé.

Sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của trường Đại học Kinh tế quốc dân sẽ được đào tạo theo những môn học sau:

I. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
A. Học phần chung
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngoại ngữ
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng và an ninh
B. Các học phần của trường
Toán cho các nhà kinh tế
Pháp luật đại cương
Kinh tế vi mô 1
Kinh tế vĩ mô 1
C. Học phần của ngành
Quản trị kinh doanh 1
Thống kê trong kinh tế và kinh doanh
Hệ thống thông tin quản lý
Marketing căn bản
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
A. Kiến thức cơ sở ngành
Hội nhập kinh tế quốc tế
Nguyên lý kế toán
Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế
Quản trị logistics căn bản
Kinh doanh thương mại
B. Kiến thức ngành (44)
Học phần bắt buộc
Kinh doanh Logistics (3)
Thương mại doanh nghiệp (3)
Hệ thống thông tin quản lý trong Logistics (3)
Quản trị kinh doanh Thương mại quốc tế (3)
Nghiệp vụ giao nhận và vận tải hàng hóa quốc tế (3)
Giao dịch và đàm phán kinh doanh (3)
Kinh doanh quốc tế (3)
Thương mại điện tử (3)
Nghiệp vụ hải quan (3)
Đề án ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (2)
Học phần tự chọn
Quản trị dự trữ (3)
Marketing công nghệ số (3)
Định mức kinh tế kỹ thuật (3)
Quản trị vận hành Logistics (3)
Quản trị nhân lực (3)
Luật Hàng hải Quốc tế (3)
Luật Thương mại (3)
Phương pháp nghiên cứu kinh tế – xã hội (3)
C. Kiến thức chuyên sâu (18)
Logistics trong doanh nghiệp (3)
Quản trị vận tải đa phương thức (3)
Quản trị doanh nghiệp Logistics (3)
E – Logistics (3)
Cơ sở hạ tầng Logistics (3)
Kinh doanh dịch vụ quốc tế (3)
Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu (3)
Thanh toán và tín dụng thương mại quốc tế (3)
Thương phẩm học hàng hóa (3)
Kế toán quản trị (3)
D. Chuyên đề thực tập (10) 

5. Các trường đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Logistics và các ngành có liên quan để các bạn thoải mái hơn trong việc lựa chọn.

Các trường tuyển sinh ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng năm 2023 và điểm chuẩn như sau:

a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc

TTTên trườngĐiểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
1Trường Đại học Kinh tế quốc dân27.4
2Đại học Bách khoa Hà Nội25.69
3Trường Đại học Hàng hải25.75
4Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải23.15 – 24.12
5Trường Đại học Thủ đô Hà Nội24.2
6Trường Đại học Thăng Long24.77
7Trường Đại học Công nghệ và Quản lý hữu nghị15
8Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên18
9Trường Đại học Điện lực23.25
10Trường Đại học Giao thông vận tải26.15
11Học viện Nông nghiệp Việt Nam24.5
12Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội24.75
13Trường Đại học Thủy Lợi24.7
14Trường Đại học Xây dựng Hà Nội24.49
15Trường Đại học Đại Nam15

b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên

TTTên trườngĐiểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
1Trường Đại học Duy Tân14
2Trường Đại học Phan Thiết15
3Trường Đại học Kinh tế Huế21
4Trường Đại học Đông Á15
5Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng17
6Trường Đại học Quy Nhơn21

c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam

TTTên trườngĐiểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
1Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TPHCM73.51
2Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
3Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM25 – 25.65
4Đại học RMIT Nam Sài Gòn
5Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG TPHCM25.25
6Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM20
7Trường Đại học Công nghệ TPHCM19
8Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng15
9Trường Đại học Gia Định16
10Trường Đại học Nguyễn Tất Thành15
11Trường Đại học Hoa Sen15
12Trường Đại học Văn Hiến23.5
13Trường Đại học Kinh tế TPHCM26.09 – 27
14Trường Đại học Mở TPHCM24.6
15Trường Đại học Văn Lang16

d. Khu vực các tỉnh miền Nam (ngoài TPHCM)

TTTên trườngĐiểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
1Trường Đại học Nam Cần Thơ15
2Trường Đại học Tây Đô15
3Trường Đại học Bình Dương15
4Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long15
5Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ21.15
6Trường Đại học Cần Thơ24.75
7Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương14
8Trường Đại học Lạc Hồng15.15
9Trường Đại học Công nghệ Miền Đông15

6. Các khối thi ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Mỗi trường sẽ có những tổ hợp xét tuyển riêng, thường là 4 khối/ngành. Dưới đây là những tổ hợp xét tuyển các bạn có thể sử dụng để xét vào ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng kèm theo số lượng trường xét theo khối đó nhé.

Các khối xét tuyển ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D90 (Toán, Anh, KHTN)

7. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương

Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng mang lại rất nhiều cơ hội việc làm. Dưới đây là một số gợi ý công việc trong ngành dành cho bạn tham khảo:

  • Quản lý logistics: Chịu trách nhiệm lên kế hoạch, điều phối và giám sát các hoạt động logistics.
  • Chuyên viên vận tải: Lựa chọn, quản lý các phương thức vận chuyển hàng hóa.
  • Quản lý kho: Quản lý, giám sát các hoạt động trong kho như lưu trữ, bảo quan và xuất nhập hàng hóa.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Lên kế hoạch, tổ chức và giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng.
  • Chuyên viên mua hàng: Đảm nhận việc tìm kiếm, đánh giá và thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
  • Quản lý sản xuất: Chịu trách nhiệm quản lý quá trình sản xuất, lên kế hoạch, kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Mức lương bình quân ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, kỹ năng mỗi người, bình quân từ 10 – 20 triệu đồng mỗi tháng.

6. Thách thức và khó khăn của ngành

Dù ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp rất tốt. Tuy nhiên đi kèm với đó cũng là những thách thức và khó khăn người làm trong ngành này cần phải đối mặt.

Việc áp dụng công nghệ mới như AI, Blockchain, IoT đòi hỏi nguồn vốn đầu tư và thời gian rất lớn, đòi hỏi nhân lực phải có kỹ năng cao.

Khách hàng ngày càng yêu cầu giao hàng nhanh hơn, đòi hỏi hệ thống logistics phải liên tục nâng cao hiệu suất.

Việc quản lý kho hiệu quả cũng là một thách thức lớn bao gồm việc duy trì hàng tồn kho ở mức tối ưu và đảm bảo hàng hóa không bị hỏng hoặc mất mát.

Chuỗi cung ứng bền vững đang trở thành một yêu cầu không thể thiếu. Việc đạt được mục tiêu này thường đòi hỏi thay đổi lớn trong quy trình hoạt động.

Dự đoán nhu cầu khách hàng và xu hướng thị trường là một thách thức không ngừng trong quản lý chuỗi cung ứng.

Cuối cùng, các sự cố như thảm họa tự nhiên, biến đổi khí hậu, dịch bệnh hoặc các yếu tố không ổn định có thể gây ra gián đoạn lớn cho chuỗi cung ứng. Việc quản lý và giảm thiểu rủi ro là một điều rất quan trọng.

7. Xu hướng ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong tương lai

Công nghệ đang thay đổi cách mà ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng hoạt động. AI, IoT và Blockchain có thể cải thiện sự hiệu quả, giảm chi phí, tạo ra lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro.

Các giải pháp logistics xanh như vận chuyển năng lượng sạch, tối ưu hóa lộ trình đang trở nên phổ biến hơn để giảm thiểu tác động môi trường.

Từ robot trong kho đến xe tự lái, tự động hóa đang dần làm thay đổi cảnh quan ngành logistics.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình phát triển chuỗi cung ứng bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng nhiều người tiêu dùng yêu cầu doanh nghiệp phải có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng.

Doanh nghiệp cần linh hoạt để tận dụng cả thị trường quốc tế và cung cấp nhu cầu cục bộ, tạo ra một xu hướng “glocal” (kết hợp giữa global – toàn cầu với local – địa phương).

Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò không thể thiểu trong việc vận hành và phát triển doanh nghiệp.

Dù phải đối mặt với nhiều thách thức về công nghệ nhưng những cơ hội nghề nghiệp và mức lương hấp dẫn cùng xu hướng phát triển trong tương lai, ngành này vẫn là một lựa chọn nghề nghiệp đầy hứa hẹn.

>> Tham khảo: Ngành Xuất nhập khẩu là gì? Học gì? Học ở đâu?

Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.