Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử (Mã ngành: 7510301)

20573

Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là một lĩnh vực phức tạp, vừa toán học, vừa vật lý nhưng cũng rất thực tế, liên quan đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Từ những chiếc điện thoại, tivi, tủ lạnh cho tới hệ thống phức tạp như mạng lưới điện, hệ thống điều khiển trong công nghiệp đều do những kỹ sư điện, điện tử tạo ra.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử cũng như những cơ hội, thách thức trong lĩnh vực này.

nganh ky thuat dien dien tu

1. Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là gì?

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn, nghiên cứu và áp dụng các nguyên lý khoa học vật lý và toán học vào trong thiết kế, phát triển và ứng dụng các hệ thống, thiết bị sử dụng điện năng hoặc tín hiệu điện tử.

Lĩnh vực này bao gồm nhiều phân ngành như kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật viễn thông, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cũng như nhiều ứng dụng khác nhau như sản xuất năng lượng, viễn thông, thiết bị y tế, ngành công nghiệp chế tạo máy móc.

Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử có mã ngành xét tuyển đại học là 7510301.

Lịch sử phát triển của ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

  • Ngành kỹ thuật điện, điện tử bắt đầu phát triển từ cuối thế kỷ 19, khi các nhà khoa học như Thomas Edison, Nikola Tesla và Alexander Graham Bell tiến hành các nghiên cứu đột phá về năng lượng điện, viễn thông.
  • Vào giữa và cuối thế kỷ 20, lĩnh vực này đã trải qua những bước tiến lớn dựa vào sự phát triển của công nghệ bán dẫn, kéo theo sự ra đời của các thiết bị điện tử như radio, tivi và máy tính.
  • Trong thế kỷ 21, công nghệ kỹ thuật điện, điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa.

Cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và IoT, ngành công nghệ kỹ thuật điện và điện tử chắc chắn sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của công nghệ trong tương lai.

2. Tầm quan trọng của ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trong xã hội hiện đại

Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và xã hội hiện đại.

Hầu hết các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày như điện thoại thông minh, máy tính, tivi, thiết bị gia dụng hay hệ thống điện lực, mạng viễn thong đều dựa trên nguyên tắc hoạt động của điện và điện tử.

Ngoài ra, ngành kỹ thuật điện, điện tử cũng là trụ cột của nhiều lĩnh vực công nghệ hiện đại  khác như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things, robot, tự động hóa công nghiệp.

Sự phát triển của những công nghệ này đều phụ thuộc vào sự tiến bộ trong lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử.

3. Các ứng dụng của công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử được ứng dụng vào rất nhiều vào trong lĩnh vực dưới đây:

  • Trong cuộc sống hàng ngày: Các thiết bị điện tử gia dụng như smartphone, máy tính, tivi, lò vi sóng, tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh…
  • Trong công nghiệp: Đóng vai trò quan trọng trong điều khiển và tự động hóa quy trình sản xuất, giúp nâng cao hiệu suất, giảm thiểu lỗi. Hệ thống điều khiển PLC, hệ thống SCADA, robot công nghiệp là những ví dụ điển hình nhất.
  • Trong y tế: Các ứng dụng quan trọng như thiết bị chẩn đoán (máy X-quang, máy MRI…), máy điều trị bằng tia X, máy phát hiện hình ảnh y khoa, máy thở.
  • Trong nghiên cứu khoa học và phát triển: Đóng góp các công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, từ nghiên cứu về vật lý hạt nhân cho tới phát triển các hệ thống vũ trụ và tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.

4. Các tố chất phù hợp với ngành

Để học tập và làm việc thành công trong ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, bạn có thể sẽ cần phải có một số tố chất phù hợp với ngành dưới đây:

  • Có sự hiểu biết vững chắc về toán học và khoa học dữ liệu bao gồm đại số, hình học, giải tích, vật lý và hóa học.
  • Kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp.
  • Kỹ năng tư duy logic và hệ thống giúp ích trong thiết kế và phân tích các hệ thống điện tử và điện.
  • Sự sáng tạo trong thiết kế, phát minh các thiết bị và hệ thống mới.
  • Kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giữa nhiều nhóm và chuyên gia khác nhau.

5. Chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

Dưới đây là chương trình học ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Học phần bắt buộc:
Những NLCB của CN Mác – Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của ĐCSVN
Pháp luật đại cương
Toán 1, 2, 3
Xác suất thống kê ứng dụng
Vật lý 1, 2
Thí nghiệm vật lý 1, 2
Hóa học đại cương
Toán ứng dụng cho kỹ sư Điện – Điện Tử
Ngôn ngữ lập trình C
Nhập môn ngành CNKT Điện – Điện tử
Học phần tự chọn:
Kinh tế học đại cương
Nhập môn quản trị chất lượng
Nhập môn Quản trị học
Nhập môn Logic học
Cơ sở văn hoá Việt Nam
Nhập môn Xã hội học
Tâm lý học kỹ sư
Tư duy hệ thống
Kỹ năng học tập đại học
Kỹ năng xây dựng kế hoạch
Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật
Phương pháp nghiên cứu khoa học
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1/ Kiến thức cơ sở ngành và nhóm ngành
Cơ sở nhóm ngành CNKT Điện, Điện tử, gồm các môn:
Mạch điện
Điện tử cơ bản
Kỹ thuật số
Vi xử lý
Máy điện
Điện tử công suất
Tự chọn liên ngành 1, 2
Chọn 2 môn trong số các môn dưới:
    Trường điện từ
    Đo lường và cảm biến
    Vật liệu điện – điện tử
    Khí cụ điện
    Tín hiệu và hệ thống
2/ Kiến thức chuyên ngành
Truyền động điện tự động
Cung cấp điện
Hệ thống điện
Điều khiển hệ thống điện công nghiệp
Năng lượng tái tạo (phần điện)
Đồ án Cung cấp điện
Đồ án Truyền động điện tự động
Đồ án Điều khiển hệ thống điện công nghiệp
3/ Các môn thực tập
TT điện
TT máy điện
TT điện tử công suất
TT điện tử
TT kỹ thuật số
TT vi xử lý
TT Năng lượng tái tạo phần điện
TT cung cấp điện
TT truyền động điện tự động
TT điều khiển tự động hóa HTĐ CN
4/ Tốt nghiệp
Liên kết doanh nghiệp – TT tốt nghiệp
Hoạt động ngoại khóa + seminar chuyên ngành
Khóa luận tốt nghiệp
5/ Kiến thức tự chọn chuyên ngành
Tự chọn chuyên ngành/liên ngành/mooc 1, 2, 3
6/ Các môn tự chọn chuyên ngành/liên ngành/mooc
Ứng dụng Matlab trong KTĐ
Kỹ thuật chiếu sáng dân dụng và công nghiệp
Hệ thống kiểm soát an ninh, an toàn
Máy điện đặc biệt và sửa chữa máy điện
Các bài toán trong vận hành và thiết kế hệ thống điện
Ứng dụng điện tử công suất
Kiểm toán và tiết kiệm năng lượng
Nguồn dự phòng và hệ thống ATS
Quản trị công nghiệp & QLDA điện nâng cao
Bảo vệ và tự động hóa hệ thống điện công nghiệp
Hệ thống BMS
Nhà máy điện và trạm biến áp
Chất lượng điện năng
7/ Tự chọn liên ngành
Cơ sở và ứng dụng AI
Xử lý ảnh
Thiết kế mạch điện tử
Thiết kế mô hình trên máy tính
Kỹ năng công nghiệp
Vi xử lý nâng cao
Robot công nghiệp
Hệ thống SCADA
Điều khiển thông minh
Nhận dạng và điều khiển hệ thống

6. Học ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử ở trường nào?

Các trường đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử khá nhiều. Các bạn học sinh và các bậc phụ huynh có thể tham khảo thông tin tuyển sinh của các trường cũng như điểm chuẩn ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử năm gần nhất để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Các trường tuyển sinh ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc

TTTên trườngĐiểm chuẩn ngành
1Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông25.01
2Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội23.81
3Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội19
4Trường Đại học Điện lực22.75
5Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp22.2
6Trường Đại học Sao Đỏ17
7Trường Đại học Mỏ – Địa chất22.5
8Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội18
9Trường Đại học Hùng Vương17
10Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên16
11Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên16
12Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên16
13Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung16
14Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh15
15Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng15
16Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì18
17Trường Đại học Thành Đô16.5
18Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định16
19Trường Đại học Thái Bình16.5
20Trường Đại học Hải Phòng16
21Trường Đại học Phương Đông20

b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên

TTTên trườngĐiểm chuẩn ngành
1Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng15.5 – 20.7
2Trường Đại học Vinh19
3Trường Đại học Công nghiệp Vinh15
4Trường Đại học Đông Á15
5Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh17
6Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng17
7Trường Đại học Duy Tân14

c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam

TTTên trườngĐiểm chuẩn ngành
1Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM23.4 – 25.38
2Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TPHCM66.59
3Trường Đại học Công nghiệp TPHCM21
4Trường Đại học Sài Gòn22.15 – 23.15
5Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông cơ sở TPHCM18.15
6Trường Đại học Công thương TPHCM16
7Trường Đại học Văn Lang16
8Trường Đại học Trà Vinh15
9Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn15
10Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu15
11Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai15
12Trường Đại học Tây Đô15
13Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long15
14Trường Đại học Nguyễn Tất Thành15
15Trường Đại học Cửu Long15
16Trường Đại học Bình Dương15
17Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương14
18Trường Đại học Lạc Hồng15.1
19Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ21.4

7. Các khối thi vào ngành

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, điện tử có thể xét tuyển theo một trong các khối thi sau:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
  • Khối A04 (Toán, Lý, Địa)
  • Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
  • Khối A10 (Toán, Lý, GDCD)
  • Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
  • Khối C04 (Văn, Toán, Địa)
  • Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)

Xem thêm: Danh sách khối thi đại học, cao đẳng

8. Công việc, cơ hội nghề nghiệp và mức lương của ngành

Các công việc trong ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử rất đa dạng và có thể phụ thuộc vào quá trình học tập và kinh nghiệm của bạn thế nào.

Một số công việc phổ biến của ngành này bao gồm:

  • Kỹ sư thiết kế điện: Phụ trách lập kế hoạch, thiết kế và giám sát việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống điện.
  • Kỹ sư điện tử: Chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế, phát triển các sản phẩm, hệ thống điện tử bao gồm các thiết bị sử dụng trong y tế, viễn thông, sản xuất và nhiều lĩnh vực khác.
  • Kỹ sư phần cứng máy tính: Thiết kế, phát triển và thử nghiệm các thành phần phần cứng máy tính bao gồm bo mạch chủ, chip và các thiết bị liên quan.
  • Kỹ sư tự động hóa: Thiết kế, phát triển các hệ thống tự động hóa cho các lĩnh vực như sản xuất, chế biến, vận chuyển…

Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử mang đến cơ hội nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ công nghiệp sản xuất, viễn thông, phần mềm, quản yls năng lượng, công nghiệp ô tô…

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhu cầu về kỹ sư điện và điện tử cũng đang tăng lên nhanh chóng.

Mức lương của người làm trong ngành này có thể thay đổi lớn theo kinh nghiệm chuyên môn của mỗi người.

Theo báo cáo lương IT Việt Nam 2022, mức lương bình quân của một kỹ sư điện/điện tử là khoảng 10 – 20  triệu đồng mỗi tháng và có thể lên tới hơn 50 triệu đồng mỗi tháng với những người có chuyên môn cao.

9. Các thách thức và khó khăn của ngành

Cơ hội luôn đi kèm với thách thức và ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử cũng không phải là ngoại lệ.

  • Công nghệ điện, điện tử tiếp tục phát triển nhanh chóng, vì vậy người làm trong ngành phải cập nhật kiến thức và kỹ năng liên tục để hòa nhập được với xu hướng mới.
  • Các sản phẩm và hệ thống điện, điện tử đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ y tế tới viễn thông và năng lượng. Do vậy, có một áp lực lớn về việc đảm bảo chất lượng và an toàn của các thiết bị và hệ thống này.
  • Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử cũng có tính cạnh tranh cao, yêu cầu các công ty và cá nhân liên tục nâng cao hiệu suất và sáng tạo để giữ vững vị trí trên thị trường.

10. Xu hướng tương lai của ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

Có một số xu hướng của ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử đã được dự đoán trong tương lai.

  • IoT đang mở rộng việc sử dụng công nghệ điện tử trong nhiều lĩnh vực mới như như nông nghiệp thông minh và nhà ở thông minh. Điều này tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành.
  • Trí tuệ nhân tạo và Machine Learning đang ngày càng trở thành một phần quan trọng của nhiều hệ thống điện và điện tử, từ robot cho tới hệ thống điều khiển tự động.
  • Với nhu cầu năng lượng sạch và hiệu quả, có nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và hệ thống năng lượng thông minh.

Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử không chỉ là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế mà còn đóng vai trò cốt lõi trong tạo ra những tiến bộ công nghệ, phục vụ cuộc sống con người.

Thế giới hiện đại không thể thiếu những sản phẩm, giải pháp do ngành này tạo ra. Thách thức thì có nhưng cơ hội cũng rất nhiều, đòi hỏi những kỹ sư tài năng sự sáng tạo, đam mê và không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức.

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, một lĩnh vực hấp dẫn và tiềm năng.

Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.