Ngành Luật (Mã ngành: 7380101)

42081

Ngành Luật – một ngành học đầy thách thức nhưng cũng không kém phần quyến rũ. Luật không chỉ là quy tắc để ổn định xã hội, mà còn là nghệ thuật của lý thuyết và thực tế, của lý lẽ và công lý.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về ngành này, từ những kiến thức cơ bản đến cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp.

nganh luat hoc

1. Giới thiệu chung về ngành Luật

Ngành Luật học là gì?

Ngành Luật là một lĩnh vực chuyên nghiệp nghiên cứu và thực hành các quy tắc và nguyên tắc pháp lý được xác lập bởi chính phủ hoặc cộng đồng xã hội.

Ngành này không chỉ giảng dạy về quyền lợi và trách nhiệm pháp lý, mà còn giúp người học hiểu rõ hơn về việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

Ngành Luật bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên sâu như luật hình sự, luật dân sự, luật thương mại, luật lao động, luật quốc tế và nhiều lĩnh vực khác.

Người học ngành luật sẽ được trang bị các kiến thức sâu rộng về hệ thống pháp luật, nắm vững quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, các tổ chức trong xã hội, nắm vững quy trình tụ tập và giải quyết các tranh chấp pháp lý.

Ngành Luật đòi hỏi người học phải có tư duy phân tích, lý luận tốt, khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và có sự nhạy bén với các vấn đề xã hội. Đây là ngành học cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực pháp lý, bao gồm luật sư, công tố viên, thẩm phán, hoặc những người muốn áp dụng kiến thức pháp lý vào các lĩnh vực khác như kinh doanh, quản lý và chính trị.

Ngành Luật có mã ngành xét tuyển đại học là 7380101.

2. Các chuyên ngành Luật

Các chuyên ngành trong lĩnh vực Luật bao gồm:

  • Luật dân sự: Nghiên cứu về quy định pháp luật về quan hệ dân sự, bao gồm hôn nhân, gia đình, di sản và các mối quan hệ khác giữa các cá nhân và tổ chức.
  • Luật hình sự: Nghiên cứu về quy định pháp luật liên quan đến tội phạm và hình sự, bao gồm tội ác, phạm tội và hình phạt.
  • Luật kinh doanh: Nghiên cứu về quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm hợp đồng, doanh nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề liên quan đến thương mại.
  • Luật quốc tế: Nghiên cứu về quy định pháp luật liên quan đến các vấn đề quốc tế, bao gồm các hiệp ước quốc tế, quan hệ pháp lý giữa các quốc gia và các vấn đề liên quan đến quyền của công dân nước ngoài.

3. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Luật học

Các bạn có thể đăng ký xét tuyển ngành Luật học ở các trường đại học trên toàn quốc. Những trường tuyển sinhh và đào tạo ngành Luật trong năm 2023 được mình tổng hợp trong danh sách dưới đây.

Các trường tuyển sinh ngành Luật học năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn ngành Luật
a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc
1Trường Đại học Luật Hà Nội24 – 26.5
2Trường Đại học Luật – ĐHQG Hà Nội24.35 – 27.5
3Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội20.05 – 27.15
4Trường Đại học Kinh tế quốc dân26.6
5Trường Đại học Thủy lợi
6Học viện Hành chính Quốc gia23.65 – 26.65
7Trường Đại học Công đoàn23.23
8Trường Đại học Thái Bình16.5
9Trường Đại học Hàng hải Việt Nam22.5
10Học viện Phụ nữ Việt Nam21.5
11Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
12Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên15
13Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội22.75
14Trường Đại học Thành Đông14
15Học viện Nông nghiệp Việt Nam21.5
16Trường Đại học Thành Đô16.5
17Trường Đại học Kinh Bắc15
b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên
1Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng23.5
2Trường Đại học Đà Lạt18
3Trường Đại học Luật Huế19
4Trường Đại học Vinh19
5Trường Đại học Thái Bình Dương15
6Trường Đại học Hồng Đức16
7Trường Đại học Quy Nhơn17.75
8Trường Đại học Duy Tân14
9Trường Đại học Hà Tĩnh16
10Trường Đại học Văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa15
11Trường Đại học Đông Á15
c. Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
1Trường Đại học Tôn Đức Thắng31.85
2Trường Đại học Kinh tế TPHCM25.41
3Trường Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG TPHCM24.2 – 24.38
4Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM15
5Trường Đại học Mở TPHCM24.3 – 25.3
6Trường Đại học Sài Gòn22.87 – 23.87
7Trường Đại học Luật TPHCM22.91 – 27.11
8Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM18
9Trường Đại học Văn Lang16
10Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
11Trường Đại học Công nghệ TPHCM17
12Trường Đại học Văn Hiến16.05
13Trường Đại học Hùng Vương TPHCM15
14Trường Đại học Cần Thơ25.1
15Trường Đại học An Giang22.51
16Trường Đại học Thủ Dầu Một23.25
17Trường Đại học Nam Cần Thơ15
18Trường Đại học Trà Vinh15
19Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu15
20Trường Đại học Tiền Giang16.5
21Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long15
22Trường Đại học Cửu Long15
23Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ21.25
24Trường Đại học Võ Trường Toản15
25Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương14
26Trường Đại học Bình Dương15

4. Các khối thi ngành Luật

Ở đây mình sẽ chia ra thành các khối thi được sử dụng bởi nhiều trường và các khối ít được sử dụng hơn nhé.

Nếu các bạn muốn biết chính xác trường nào xét tuyển theo khối nào thì có thể click vào tên trường tương ứng ở bảng trên và tìm tới ngành Luật trong bảng các ngành tuyển sinh nha.

Các khối xét tuyển ngành Luật bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa))
  • Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Và một số các khối ít được sử dụng khác như A04, A09, A16, C01, C03, C04, C12, C15, C19, C20, D02, D03, D06, D07, D10, D14, D66, D78, D82, D84, D90, D96

5. Chương trình đào tạo ngành Luật

Mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Luật (Khoa Luật dân sự – K45) của trường Đại học Luật TPHCM nhé.

Chi tiết chương trình như sau:

HỌC KỲ 1
Luật Hiến pháp
Lý luận về Nhà nước và pháp luật
Giáo dục thể chất HP1 – Bơi lội
Tin học đại cương
Triết học Mác Lênin
HỌC KỲ 2
Giáo dục thể chất học phần 2, 3 – Bơi lội (2)
Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin (2)
Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (3)
Luật Hành chính (3)
Luật Quốc tế (3)
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin Học phần 2(3)
Giáo dục quốc phòng – an ninh (8)
Tâm lý học đại cương (2)
HỌC KỲ 3
Luật biển (2)
Chủ nghĩa Xã hội khoa học (2)
Đại cương văn hóa Việt Nam (2)
Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (3)
Logic học (2)
Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam (2)
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (3)
Pháp luật về chủ thể kinh doanh (3)
Quản trị học (2)
HỌC KỲ 4
Luật Đất đai (2)
Luật Hôn nhân và gia đình (2)
Luật Hình sự phần chung (3)
Luật Lao động (3)
Pháp luật thương mại hàng hoá và dịch vụ (2)
Hợp đồng dân sự thông dụng (1)
Pháp luật về an sinh xã hội (1)
Giao dịch dân sự về nhà ở (1)
Pháp luật về người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài (1)
HỌC KỲ 5
Luật Hình sự phần các tội phạm (3)
Luật Thuế (2)
Luật cạnh tranh (2)
Kỹ năng nghiên cứu và lập luận (2)
Thi hành án Dân sự (1)
Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự (1)
Tư pháp quốc tế (3)
Luật Tố tụng dân sự (3)
HỌC KỲ 6
Tư tưởng Hồ Chí Minh (2)
Luật Sở hữu trí tuệ (2)
Luật Ngân hàng (2)
Lịch sử Nhà nước và pháp luật (3)
Luật Thương mại quốc tế (3)
Xã hội học pháp luật (2)
Một số vấn đề chuyên sâu về Luật hôn nhân và gia đình (1)
Kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng (1)
Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam (2)
Luật quốc tế về quyền con người (2)
Lý luận định tội (2)
Pháp luật thương mại điện tử (2)
HỌC KỲ 7
Luật Tố tụng hành chính (2)
Luật Môi trường (2)
Luật học so sánh (2)
Tội phạm học (2)
Luật Tố tụng hình sự (3)
Xây dựng văn bản pháp luật (2)
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (1)
Áp dụng PL lao động vào quản lý DN (1)
Luật Hiến pháp nước ngoài (2)
Luật Trọng tài thương mại quốc tế (2)
Khoa học điều tra hình sự (2)
Pháp luật về y tế và an toàn thực phẩm (2)
HỌC KỲ 8
Kỳ 8 chưa hoàn thành do chưa có chương trình học nha

6. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Cơ hội việc làm ngành luật học rất rộng mở, các bạn có thể tham khảo các công việc như sau:

  • Luật sư: Tư vấn và giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý.
  • Nhân viên pháp chế: Thực hiện công việc liên quan đến quản lý tài sản và giải quyết vấn đề pháp lý.
  • Nhân viên tư vấn pháp lý: Tư vấn về pháp luật cho các công ty và doanh nghiệp.
  • Giám đốc pháp chế: Quản lý và kiểm soát hoạt động pháp lý của một công ty hoặc tổ chức.
  • Giám đốc tài sản: Quản lý và bảo vệ tài sản của một công ty hoặc tổ chức.

>> Chuyên viên pháp lý là nghề gì? Có nên làm nghề này không?

7. Mức lương ngành Luật học

Mức lương trong ngành luật học tại Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, chức danh, và địa điểm làm việc. Theo một số thống kê, mức lương tham khảo cho các vị trí trong ngành luật học tại Việt Nam như sau:

  • Luật sư: Từ 20 triệu – 50 triệu đồng hoặc trên mỗi tháng.
  • Nhân viên pháp chế: Từ 10 triệu – 30 triệu đồng hoặc trên mỗi tháng.
  • Nhân viên tư vấn pháp lý: Từ 15 triệu – 40 triệu đồng hoặc trên mỗi tháng.
  • Giám đốc pháp chế: Từ 30 triệu – 60 triệu đồng hoặc trên mỗi tháng.
  • Giám đốc tài sản: Từ 25 triệu – 50 triệu đồng hoặc trên mỗi tháng.

Lưu ý: Mức lương trên chỉ là tham khảo và có thể khác nhau tùy theo địa điểm và tình hình kinh tế.

8. Các phẩm chất cần có

Có nhiều phẩm chất cần thiết để theo đuổi và thành công với ngành luật học, có thể tham khảo dưới đây:

  • Luật là một ngành rất nghiêm túc và yêu cầu sự tập trung cao.
  • Khả năng tìm hiểu và học hỏi: Bạn phải liên tục cập nhật kiến thức về pháp luật.
  • Khả năng đọc hiểu và tìm kiếm thông tin: Luật là một chủ đề rộng và phức tạp, yêu cầu bạn phải có khả năng đọc hiểu và tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả.
  • Khả năng giao tiếp và truyền đạt ý tưởng tốt: Luật yêu cầu bạn phải có khả năng giao tiếp và truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng và dễ hiểu.
  • Yêu thích lĩnh vực luật: Luật là một chủ đề rất rộng và phức tạp, yêu cầu bạn phải có tình yêu và sự quan tâm đủ để học tốt.

Trên đây là một số hiểu biết của mình về ngành Luật. Hi vọng với những chia sẻ trên, các bạn có thể thoải mái hơn trong việc lựa chọn ngành học cho tương lai của mình.

Ngành Luật đòi hỏi người học phải có kiên trì, tinh thần phấn đấu cao và đặc biệt là lòng nhiệt huyết với nghề. Bạn sẽ không chỉ học để hiểu biết, mà còn để phục vụ công việc, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.

Hãy chọn ngành Luật nếu bạn thực sự đam mê và mong muốn góp phần vào việc thiết lập công lý trong xã hội.

Dưới đây là một chiếc review ngành Luật của các sinh viên khóa trước ngành Luật trường Đại học Luật Hà Nội nhé.

Nguyên văn như sau:

“Có rất nhiều tân sinh viên ngành Luật học (kể cả các anh chị của ngày xưa) cũng đã từng có những câu hỏi quen thuộc khi biết mình học Luật học. Đó là:

1. Luật học có điểm chuẩn thấp hơn Luật kinh tế, có phải khi học Luật học sẽ yếu thế hơn về chất lượng đầu vào cũng như đầu ra so với Luật kinh tế không ? Có phải khi học tại trường và khi ra trường các sinh viên Luật học sẽ có vị thế thấp hơn các ngành khác có tên gọi mĩ miều hơn không?

2. Luật học là ngành có cái tên thật chung chung, chương trình đào tạo của nó khác gì so với các ngành Luật khác, nhất là Luật kinh tế?

3. Thầy cô Luật học có khác với thầy cô các ngành khác?

4. Luật học nghe bảo có nhiều khoa, hành chính, hình sự, dân sự, quốc tế,.. vậy tiêu chí phân khoa là gì, khi nào thì phân khoa, khi học khoa đó thì mình sẽ theo lĩnh vực đó chăng?

5. Luật học không được nhà trường đăng ký tín chỉ (hiểu tạm là đăng ký các môn học) một cách cố định, vậy sinh viên sẽ tự đăng ký, có ưu nhược điểm gì không? Khi đó sự thay đổi về lớp học, nhóm học có ảnh hưởng đến việc học ko?

6. Cơ hội việc làm của ngành Luật học như thế nào ? Liệu có thấp hơn so với những ngành có chữ “ thương mại, kinh tế, ngôn ngữ” ?

7. Dựa trên những thông tin mang tính khách quan và cảm nhận mang tính chủ quan, anh/ chị muốn đưa ra một số quan điểm trả lời các câu hỏi của tân sinh viên ngành Luật học như sau:

Một, Luật học có điểm chuẩn thấp hơn Luật kinh tế, có phải khi học Luật học sẽ yếu thế hơn về chất lượng đầu vào cũng như đầu ra so với Luật kinh tế không ? Có phải khi học tại trường và khi ra trường các sinh viên Luật học sẽ có vị thế thấp hơn các ngành khác có tên gọi mĩ miều hơn không?

– Luật học có lượng sinh viên lên tới hàng nghìn, còn Luật kinh tế và một số ngành khác lượng sinh viên chỉ vài trăm người, chiếm tỉ lệ thấp hơn hẳn trong cơ cấu sinh viên Luật phân theo ngành. Điều đó đặt ra một hình dung, nếu Luật học cũng chỉ lấy vài trăm người, thì liệu điểm chuẩn có thấp hơn so với Luật kinh tế không ? Hay nói cách khác vì phải lấy 1 số lượng lớn nên Luật học sẽ giảm điểm chuẩn xuống để phù hợp với con số chỉ tiêu.

– Bên cạnh đó, nếu sinh viên coi trọng và có nhu cầu học Luật kinh tế cao như vậy, tại sao Nhà trường không điều chỉnh cơ cấu cho phép Luật kinh tế có số lượng sinh viên nhiều hơn Luật học, chắc chắn nguyên nhân phải xuất phát từ tính ưu việt của Luật học và nhu cầu thị trường việc làm về ngành Luật học cũng như tầm quan trọng của Luật học trong lịch sử phát triển của HLU.

Hai điều trên ban đầu đã cho các tân sinh viên ngành Luật học cảm thấy an tâm hơn về lựa chọn của mình và nâng vị thế của Luật học lên rồi đúng không? Nhưng điểm mấu chốt mà anh/ chị muốn gửi đến các em không phải vậy mà như sau:

– Khi học và hoạt động ở trường, hầu như những sinh viên các em gặp gỡ đa phần là sinh viên ngành Luật học, vì sinh viên Luật học sẽ học chung với nhau và không xáo trộn lớp học giữa các ngành và số lượng sinh viên Luật học vô cùng đông đảo. Các em sẽ không thấy yếu thế hơn khi số lượng đông đảo hơn và môi trường học tập, hoạt động đa phần là sinh viên chuyên ngành mình đâu.

– Khi xâm nhập vào thị trường việc làm, lúc đó các em đã ra trường, các em đủ nhận thức để hiểu giá trị của Bằng cử nhân luật và cử nhân luật kinh tế khác gì nhau, liệu có phải cầm bằng cử nhân luật kinh tế thì sẽ luôn được săn đón hơn cử nhân luật hay không hay chính giá trị năng lực trong con người mình mới nói lên tất cả. Và nhà tuyển dụng của các em nếu họ thực sự giỏi, thì họ cũng sẽ có lối tư duy đúng đắn, còn họ có lối tư duy sai lệch, thì không được họ lựa chọn là một may mắn của các em.

Hai, Luật học là ngành có cái tên thật chung chung, chương trình đào tạo của nó khác gì so với các ngành Luật khác, nhất là Luật kinh tế?

Khi nghe về Luật học, anh/chị ngày xưa đã từng suy đoán rằng :” Nó giống như học về luật hành chính luật gì đó mà không phải là về kinh tế”. Suy đoán đó thực sự sai lầm.

– Trước hết, do nhu cầu của sinh viên hướng về các môn học liên quan đến chuyên ngành kinh tế quá cao, nên Nhà trường đã tách Luật kinh tế ra thành một ngành bên cạnh Luật học. Điều đó có nghĩa là, Luật kinh tế về cơ bản cũng chính là một phần của Luật học, chứ không phải là ngành luật khác biệt hoàn toàn so với Luật học. Thế nên về mặt lí thuyết chúng ta tạm hiểu, nếu Luật học có 5 đứa con với chương trình giáo dục là dạy chung 5 đứa cho đến 1 độ tuổi nhất định chúng sẽ tự chọn cho mình một hướng đi riêng (có thể chọn về lĩnh vực kinh tế) thì Luật kinh tế chỉ có chương trình giáo dục dành cho 1 đứa con đã có hướng đi ngay từ đầu là kinh tế và hướng đi đó là do chương trình giáo dục chỉ định. Điều đó suy ra rằng, bất cứ kiến thức gì của ngành Luật kinh tế nếu đứa con nào của Luật học muốn học thì đều được tiếp cận vì Luật kinh tế là một mảng của Luật học.

– Tuy nhiên, đó chỉ là lí thuyết. Trên thực tế, chương trình học của hai ngành học này khác nhau như sau:

(iLuật kinh tế học chuyên sâu các môn về kinh tế và tất cả các môn luật phục vụ riêng cho kinh tế. Các môn ở lĩnh vực khác như hình sự, hành chính, dân sự… kinh tế có học nhưng chỉ học mang tính giới thiệu (thời gian học ngắn hơn – 5 tuần , thi cử dễ dàng hơn).

(ii) Luật học không được học các môn về kinh tế (lí do ko có trong chương trình bắt buộc, sinh viên phải tự chọn, mà có quá ít sinh viên chọn nên lớp bị hủy, lí do tại sao ít sinh viên chọn thì anh/chị chưa tìm hiểu đc) và luật học học tất cả các môn luật phục vụ cho tất cả các lĩnh vực hành chính, dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế. Vì thời gian học phải chia ra cho quá nhiều mảng nên về cơ bản sẽ chỉ học những môn học chung nhất, đặc trưng nhất cho mỗi mảng. Còn các môn học mang tính chuyên sâu của mỗi mảng thì sinh viên sẽ tự đăng ký tùy theo nhu cầu. Điều này dẫn tới có nhiều môn Luật phục vụ cho kinh tế mà ngành Luật kinh tế buộc phải học và học với thời gian dài 15 tuần thì sinh viên ngành Luật học sẽ không hề học, nếu ai có đăng ký thì chỉ học với thời gian ngắn 5 tuần.

Nhưng phải nói với các em một điều như sau, người ta dành cả đời để học tập và nghiên cứu một lĩnh vực Luật. Thế nhưng, sinh viên Luật Việt Nam mình chỉ dành 3,5 – 4 năm để học tập và nghiên cứu ti tỉ lĩnh vực Luật. Vậy nên, học mỗi 1 môn chỉ là học cái nền tảng, giới thiệu qua, cái quan trọng học cách tư duy làm luật, tư duy giải quyết vụ việc áp dụng luật, tư duy xử lí của người học Luật. Các em không phải lo lắng quá, nếu các em học Luật học nhưng muốn theo các môn Luật kinh tế và sợ không đuổi kịp các bạn học Luật kinh tế. Khi ra làm việc, về cơ bản chúng ta là một tơ giấy trắng như nhau và cần được nhà tuyển dụng đào tạo từ đầu, cái khác, là tư duy của mỗi người. Còn các bạn muốn theo các mảng khác không phải Luật kinh tế thì hẳn đang cảm thấy may mắn vì mình được học Luật học, tiếp cận với các mảng khác đa dạng hơn.*

BaThầy cô Luật học có khác với thầy cô các ngành khác?

Về cơ bản, thầy cô HLU dạo chơi hết các giảng đường, lớp học của các ngành tại HLU, thầy cô còn được mời đi dạo chơi ở các trường bạn như FTU, NEU, DAV nữa. Không có chuyện HLU phân biệt các ngành để phân chia các thầy cô ưu tú cho mỗi ngành đâu. Nếu có, thì chỉ có CLC sẽ luôn được xem xét thầy cô giảng dạy ưu tú hơn.

Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân anh/chị, khi anh/chị học tập tại HLU 1 thời gian, anh/chi thấy thầy cô nào cũng rất giỏi, trẻ cũng giỏi, mà già cũng giỏi, trẻ có cái hay của trẻ, già có cái lí của già, dù trẻ hay già, có ít exp hay nhiều exp, học hàm nào thì đều thừa đủ kiến thức để truyền đạt cho những chú gà của HLU. Thế nên thay vì ngồi xét xem cô này thầy nọ có giỏi như thầy cô ngành khác không thì nâng cao kiến thức của mình để đỡ đạn trong các tiết học có vẻ hợp lí hơn các em ạ.

BốnLuật học nghe bảo có nhiều khoa, hành chính, hình sự, dân sự, quốc tế,.. vậy tiêu chí phân khoa là gì, khi nào thì phân khoa, khi học khoa đó thì mình sẽ theo lĩnh vực đó chăng?

Tiêu chí để phân khoa là chả có tiêu chí gì, đùa đấy, tiêu chí là nằm ở lớp nào, phân khoa ngay từ khi vào học : ngành Luật kinh tế thì khoa Luật kinh tế, ngành TMQT thì khoa QT, còn các ngành khác từ lớp 01 đến lớp 22 thì chia ra cho đủ các khoa Hành chính, hình sự, dân sự, quốc tế, một vài lớp 1 khoa. Mục đích phân là cho dễ quản lí, không liên quan gì đến việc học môn gì.

Hay lấy vị dụ như này, anh/chị lớp 19 thì sẽ thuộc Khoa Pháp luật quốc tế, anh/chị lớp 14 thì thuộc khoa Pháp luật hành chính, học chả có gì khác nhau, khác mỗi việc khi điền mấy cái giấy tờ thì điền cho đúng khoa, rồi thầy cô cố vấn học tập quản lí lớp mình sẽ lấy từ khoa trực thuộc quản lý, rồi một số tổ chức như Liên chi khoa pháp luật quốc tế, hành chính, hình sự.. thì nếu có nguyện vọng mình nên tham gia đúng cái khoa đang quản lí mình, mấy liên chi khoa này về cơ bản giống như các CLB.

Năm, Luật học không được nhà trường đăng ký tín chỉ (hiểu tạm là đăng ký các môn học) một cách cố định, vậy sinh viên sẽ tự đăng ký, có ưu nhược điểm gì không? Khi đó sự thay đổi về lớp học, nhóm học có ảnh hưởng đến việc học ko?

Đăng ký tín chỉ là vấn đề anh/chị muốn đề cập nhất ở bài viết này vì cho đến thời điểm hiện tại, điều anh chị thấy bất lợi nhất của ngành Luật học là đăng ký tín chỉ.

Trước hết phải khẳng định rằng sinh viên ngành Luật học sẽ phải bước vào cuộc chiến đăng ký tín chỉ bắt đầu vào học kì 2 năm nhất. Điều đó có nghĩa là ngoài các môn nhà trường bắt buộc mình phải học thì các em sẽ tự lựa chọn những môn các em muốn học thêm làm sao cho tối thiểu 14 tín và tối đa 20 tín, thông thường mỗi kì đăng kí thêm 1-4 môn. Ưu nhược điểm của việc đăng kí tín chỉ đó là:

Ưu: Các em tuỳ thích lựa chọn đăng kí môn các em muốn học, các em tuỳ thích lựa chọn học ít (chỉ học 14 tín) hay học nhiều (học đến 20 tín) vào mỗi kì, các em được giao lưu gặp gỡ với các bạn khác lớp mình (các môn bắt buộc sẽ học với lớp truyền thống các môn tự chọn đăng ký sẽ học xáo trộn giưa các lớp) để có dịp quen biết nhiều bạn hơn, chiêm ngưỡng được tài năng từ các lớp khác, có môi trường học mới mẻ hơn, có nhóm mới vs các thành viên mới cọ xát nhiều kiểu người hơn.

Nhược: Bị tắc nghẽn đăng ký do có quá nhiều sinh viên truy cập, hầu như không thể truy cập được để đăng kí; những môn học hot thường bị đăng ký full không còn lớp nữa; đăng kí một cách lộn xộn không có định hướng, các môn đăng kí học theo cảm tính không có một hệ thống liên hệ giữa các môn với nhau; không có mục tiêu rõ ràng để tập trung vào các môn học trong một lĩnh vực; lớp học môn học tín chỉ thường không được sinh viên tập trung học mà chỉ học qua loa; các bạn trong lớp tín chỉ thường không quen biết nhau nên đến lớp có phần e dè, ngại ngùng lạc lõng và khó khăn trong làm việc nhóm; mỗi sinh viên một môn học khác nhau tính chất dễ khó khác nhau khiến điểm số cuối kì có sự chênh lệch; sinh viên hay bị thu hút bởi các môn có điểm số cao chứ không quan tâm đến nhu cầu của bản thân về công việc trong tương lai hay tính ưu việt của môn học đối với mình; giờ học lộn xộn trong ngày.

Thế nên, lời khuyên của các anh/chị là:

1. Về số lượng tín chỉ

Tổng số tín chỉ bắt buộc phải hoàn thành trong 4 năm là 126 tín chỉ, các em có thể học quá không quá 10 tín, tín chỉ là gì ví dụ: môn luât hiến pháp 4 tín… thời gian không quan trọng quan trọng các em hoàn thành đủ số tín bắt buộc đó. Trong đó có 92 tín là bắt buộc chung, điều này cũng giống với bên kinh tế, còn lại 34 tín là tín tự chọn để dành cho các em đăng kí các môn học thuộc các bộ môn mà các em cho rằng phù hợp với mình.

– Nếu các em muốn ra trường sớm thì nên tính toán sao cho mỗi kì đăng kí bao nhiêu tín để 7 học kì là có thể ra được trường (3,5 năm tối thiểu 126 tín).

– Nếu cảm em cảm thấy muốn dành thời gian cho nhiều mục tiêu khác và không muốn áp lực vì học quá nhiều môn thì cứ đăng kí 14-15 tín / kỳ và đừng quá lo lắng, ra trường sớm hơn một chút nhưng học trong sự mệt mỏi là phản tác dụng.

– Anh/chị thấy mỗi một môn học để hiểu sâu nó cần khá nhiều time, công sức nếu các em thuộc tuyp sinh viên luôn muốn hiểu mình đang thực sự học gì và tâm huyết với nó thì không nên ôm đồm quá nhiều môn trong một kỳ, chỉ nên ôm tầm 4 môn Luật, nhất là những kỳ có môn vấn đáp.

2. Về các môn học

– Hiện nay có rất nhiều sinh viên không có một định hướng rõ ràng gì về các môn học, chỉ quan tâm rằng môn A môn B học điẻm có cao ko, học dễ ko mà ko quan tâm môn đó thực sự thú vị, bổ ích đối với định hướng công việc của mình ko để đăng ký.

– Điều đó dẫn tới các môn tự chọn không có mối liên kết gì với nhau, mỗi môn một mảng, không chuyên sâu vào một mảng nhất định, và đặc biệt là bỏ thời gian ra học môn học mà mình không muốn chuyên sâu trong tương lai.

– Chính vì vậy, k44 nên có những tìm hiểu nhất đinh và kĩ càng trong việc chọn môn học tập. Dù sao mình cũng mất khá nhiều tiền và thời gian vào việc học tập nó. hơn hết, chỉ có 3.5 – 4 năm để học, ko nên lãng phí thời gian vào thứ vô bổ. Cuốn sách màu xanh đầu năm các em được phát sẽ bao trọn hệ thống môn học trong 4 năm. Các em cố gắng tìm hiểu xem mình nên đăng ký môn nào và nếu kỳ đó vẫn chưa đăng ký được môn đó thì có các kỳ sau nữa.

3. Về cách thức đăng ký

Hiện tại, nếu không thể đăng kí trên web thì các bạn K44 có thể làm đơn đăng kí học phần (mua ở ngõ 91) sau đó ghi lớp học, tên môn học, thông tin cá nhân vào và nộp cho Phòng đào tạo để thầy xem xét cho vào lớp đã bị full. Trên thực tế anh/chị thấy thầy đều cho mình vào.

Nếu đăng kí tại web thì phải đăng kí ở máy có đường truyền tải internet tốt ( quán nét, thư viện) và chú ý đăng kí lớp có thời gian học phù hợp.

Sáu, Cơ hội việc làm của ngành Luật học như thế nào ? Liệu có thấp hơn so với những ngành có chữ “ thương mại, kinh tế, ngôn ngữ” ?

Thực ra chặng đường anh/chị đã đi cũng quá ngắn để có thể dừng và nhìn lại, đủ kinh nghiệm để trả lời câu hỏi này tuy nhiên vấn đề này quá được quan tâm không chỉ bởi các sinh viên Luật học mà còn cả sinh viên Luật nói chung nên anh/chị trình bày quan điểm cá nhân như sau.

Câu hỏi này là câu hỏi chỉ có mỗi chúng ta mới trả lời được. Chỉ có sự cố gắng và chăm chỉ, nỗ lực, chủ động tìm tòi học hỏi của chúng ta mới trả lời được cho chúng ta liệu chúng ta có thể có một công việc tốt hay không. Anh/chị nghe tin về những cử nhân luật ra trường thất nghiệp rất nhiều, nhưng chưa hề nghe tin những cử nhân luật với tấm bằng giỏi, ngoại ngữ tốt, thể chất khoẻ, năng động tư duy thất nghiệp bao giờ. Ngành luật là một ngành đặc thù, thực hành được thì cần phải có những nền tảng kiến thức nhất định, thực hành được tốt thì phải có kinh ngiệm lâu dài. Vì vậy, nếu từ bây giờ các em cảm thấy lo lăng vì điều đó, thì hayz cố gắng học tốt, trau dồi ngoaii ngữ, rèn luyện thể chất, tham gia nhiều hoạt động nâng cao khả năng nói, tư duy của mình để sau này nhìn lại mình đã có những sản phẩm nhất đinh để show với nhà tuyển dụng. Đừng lười biếng mỗi ngày cho đến khi ra trường, toàn thân mang chữ zero rồi đổ lỗi cho học Luật không kiếm được việc làm nhé.
Luật học có cơ hội việt làm đa dạng hơn Luật kinh tế, nếu các em hứng thú bất cứ một mảng nào trong quá trình học ( dân sự, hình sự, tố tụng, hành chính, đất đai, doanh nghiệp, thương mại, lao động, thuế, hôn nhân gia đình,…) thi các em hoàn toàn có quyền lựa chọn hướng đi thích hợp cho mình.

* Ngoài ra sinh viên chuyên ngành luật chung sẽ có cơ hội Được tham gia chương trình đạo của trung tâm Luật Nhật bản( chương trình chỉ giành cho sinh viên luật chung và luật kinh tế). Đó là một trung tâm liên kết giữa trường đại học Nagoya và Đại học Luật Hà Nội tổ chức và cũng chỉ tuyển sinh khi các em nhập học, còn vào học dù mình yêu nhau như nào thì cũng không thuộc về nhau nữa thì lợi ích bao gồm:

– Được cấp 2 bằng sau 4 năm

Được học tiếng Nhật, luật Nhật bản trong khi vẫn học luật Việt Nam

Được sang Nhật đi chơi 2 tuần vào năm ba, được hiểu thêm văn hóa Nhật

– Dự thi kì thi cao học để du học bên Nhật

– Nhưng phải học nặng hơn do học hai chương trình đổi lại học phí free

NGUỒN REVIEW: – ĐỘI TÌNH NGUYỆN ĐỒNG HƯƠNG NGHỆ TĨNH ĐH LUẬT HÀ NỘI
– ĐÀO ANH DŨNG
Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.