Khi một người tới bệnh viện thăm khám và chữa bệnh sẽ có những cô điều dưỡng viên dịu dàng hướng dẫn, tận tình chăm sóc họ cho tới khi khỏi bệnh. Đó chính là những người học và tốt nghiệp ngành điều dưỡng ra đó các bạn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngành điều dưỡng và những công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành điều dưỡng có thể làm nhé.
Giới thiệu chung về ngành
Ngành Điều dưỡng là gì?
Điều dưỡng (Nursing) là ngành học đào tạo nên những điều dưỡng viên có kiến thức hỗ trợ bác sĩ trong công tác điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng bệnh nhân, kê toa thuốc và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân.
Vậy nên, nếu các bác sĩ là người khám chữa bệnh cho chúng ta thì các điều dưỡng viên sẽ là người chăm sóc đến khi chúng ta hoàn toàn bình phục.
Ngành Điều dưỡng có mã ngành là 7720301.
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Điều dưỡng
Trường đào tạo ngành điều dưỡng hiện nay khá nhiều, các bạn có thể dựa vào địa điểm, học phí, điểm chuẩn và khả năng của mình để lựa chọn một trường phù hợp nhé.
Các trường tuyển sinh ngành Điều dưỡng năm 2022 và điểm chuẩn như sau:
Điểm chuẩn ngành Điều dưỡng năm 2021 xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của các trường đại học trên thấp nhất là 19.0 và cao nhất là 25.6.
Các khối thi ngành Điều dưỡng
Như các bài viết về ngành học khác, chúng ta cũng chia thành khối được sử dụng xét tuyển ngành Điều dưỡng được nhiều trường sử dụng và khối được vài trường sử dụng.
Ngành Điều dưỡng có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh) là khối được dùng đặc trưng cho các ngành lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối B08 (Toán, Sinh, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D08 (Toán, Anh, Sinh)
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A05 (Toán, Hóa, Sử)
- Khối A11 (Toán, Hóa, GDCD)
- Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
- Khối B02 (Toán, Sinh, Địa)
- Khối B03 (Toán, Văn, Sinh)
- Khối B04 (Toán, Sinh, GDCD)
- Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
- Khối C08 (Văn, Hóa, Sinh)
- Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
- Khối D13 (Văn, Sinh, Anh)
- Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
Chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Nếu bạn quan tâm về chương trình học ngành điều dưỡng thì bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo ngành này của trường Đại học Y dược Thái Bình nhé :3
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Điều dưỡng 4 năm:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Giáo dục thể chất 1, 2, 3 |
Quốc phòng an ninh 1, 2, 3, 4 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin 1, 2 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam (3) |
Ngoại ngữ 1, 2, 3, 4 |
Tin học đại cương (2) |
Xác suất thống kê (1) |
Lý sinh (1) |
Hóa học (1) |
Sinh học và di truyền (2) |
Tâm lý Y học – Đạo đức Y học (2) |
II. KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH |
Giải phẫu học I, II |
Hóa sinh (3) |
Vi sinh (2) |
Sinh lý học (3) |
Sinh lý bệnh – Miễn dịch (3) |
Dược lý (3) |
Ký sinh trùng (2) |
Giáo dục sức khỏe (2) |
Dịch tễ (2) |
Tổ chức y tế (2) |
Sức khỏe môi trường (2) |
Phương pháp nghiên cứu khoa học (1) |
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (3) |
III. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH |
Kỹ năng giao tiếp (2) |
Y học cổ truyền (2) |
Điều dưỡng cơ bản 1, 2 |
Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành điều dưỡng (3) |
Quản lý điều dưỡng (4) |
Điều dưỡng nội I, II |
Điều dưỡng ngoại I, II |
Điều dưỡng chấn thương (3) |
Điều dưỡng nhi I, II |
Điều dưỡng sản I, II |
Điều dưỡng chuyên khoa tâm thần (2) |
Điều dưỡng chuyên khoa thần kinh (2) |
Điều dưỡng phục hồi chức năng (2) |
Điều dưỡng truyền nhiễm (2) |
Điều dưỡng hồi sức cấp cứu (2) |
Thực tế cộng đồng (2) |
IV. THỰC TẬP TỐT NGHIỆP / HỌC PHẦN THAY THẾ |
Thực tập tốt nghiệp (6) |
Học phần thay thế/Khóa luận tốt nghiệp (10) |
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Đổi gió một chút, nay chúng ta sẽ tìm hiểu ngay các công việc ngành điều dưỡng ở phần đầu bài viết nhé.
Các công việc của điều dưỡng viên bao gồm:
- Chào đón và hướng dẫn bệnh nhân tiến hành làm các thủ tục cơ bản
- Chăm sóc bệnh nhân một cách toàn diện theo quy chế mỗi buồng, thường xuyên động viên để bệnh nhân an tâm điều trị.
- Kiểm tra tình trạng bệnh nhân hàng ngày, ghi chép vào phiếu theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng của người bệnh cũng như cách xử lý. Báo cáo tình hình bệnh nhân theo ngày, tháng.
- Thăm nom bệnh nhân hàng này và nhận các y lệnh từ bác sĩ về kế hoạch điều trị và chăm sóc bệnh nhân từ điều dưỡng trưởng
- Lên các kế hoạch chăm sóc bệnh nhân từ uống thuốc, tiêm thuốc, truyền dịch, thay băng, kỹ thuật sơ cứu và cấp cứu theo quy định
- Kiểm tra việc sử dụng thuốc của bệnh nhân hàng ngày và bổ sung thuốc trực theo quy định
- Bảo quản tài sản của bệnh viện như thuốc, dụng cụ y tế, thiết bị y tế, thường xuyên kiểm tra, lên kế hoạch mua mới và sửa chữa các dụng cụ hỏng hóc.
- Cập nhật sổ đăng ký bệnh nhân (chuyển khoa, chuyển viện, ra viện hay tử vong…)
- Tổng hợp lượng thuốc đã sử dụng của bệnh nhân trước lúc họ ra viện, thu hồi thuốc thừa để trả lại khoa dược theo quy định.
- Với những ca bệnh nặng, phải đặc biệt chú ý chăm sóc, báo cáo những diễn biến bệnh tình bất thường cho bác sĩ để kịp thời xử lý.
- Cuối ca trực hàng ngày phải bàn giao người bệnh cho điều dưỡng sau và ghi lại những y lệnh trong ngày, yêu cầu và chăm sóc cho từng bệnh nhân, đặc biệt là với những bệnh nhân nặng.
Và một số công việc nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn như:
- Thường xuyên học tập và nâng cao kiến thức
- Tham gia nghiên cứu và hướng dẫn thực hành về công tác chăm sóc bệnh nhân theo phân công của trưởng khoa.
Mức lương ngành Điều dưỡng
Mức lương bình quân ngành Điều dưỡng hiện nay tại Việt Nam là từ 4 – 6 triệu với sinh viên vừa tốt nghiệp. Với các điều dưỡng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương từ 7 – 12 triệu đồng/tháng
Trên đây là những chia sẻ từ hiểu biết cá nhân về ngành Điều dưỡng tới các bạn thí sinh. Hi vọng phần nào giúp ích trong việc lựa chọn ngành học gắn với tương lai của các bạn <3.