Ngành Y học dự phòng (Mã ngành: 7720110)

8910

Y học dự phòng là ngành học gắn kết nền y học với cộng đồng. Việc phòng bệnh và nâng cao sức khỏe chính là hướng đi của y học dự phòng.

Nếu bạn đang quan tâm về ngành Y học dự phòng thì cùng mình tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngành học này trước mùa tuyển sinh sắp tới nhé.

nganh y hoc du phong la gi

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Y học dự phòng là gì?

Y học dự phòng (Preventive Medicine) là một lĩnh vực chuyên sâu trong y học, nghiên cứu và áp dụng các chiến lược, phương pháp và kỹ thuật để phòng ngừa bệnh tật và giữ sức khỏe cho cộng đồng. Ngành học bao gồm các nghiên cứu về môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và các yếu tố môi trường khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các biện pháp để phòng ngừa bệnh tật và giữ sức khỏe tốt hơn.

Học ngành Y học dự phòng để làm gì?

Chương trình đào tạo ngành Y học dự phòng sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức và kỹ năng quan trọng gồm:

  • Khả năng phát hiện và giám sát các yếu tố có thể ảnh hưởng tới dinh dưỡng, an toàn thực phẩm
  • Khả năng giám sát và đánh giá tác động từ môi trường tự nhiên tới sức khỏe con người
  • Có khả năng đưa ra các quyết định liên quan tới vấn đề sức khỏe ưu tiên cho cộng đồng
  • Biết cách tổ chức và thực hiện công tác quản lý sức khỏe, phòng chống dịch bệnh
  • Kỹ năng xử lý các bệnh thông thường hoặc đề xuất chuyển tuyến bệnh chuyên khoa
  • Có khả năng tư vấn, truyền thông về giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức về sức khỏe trong cộng đồng

Ngành Y học dự phòng có mã ngành là 7720110.

2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Y học dự phòng

Trong năm 2023, có tổng thể 9 trường tuyển sinh và đào tạo ngành Y học dự phòng. Tùy theo bạn đang ở đâu, khả năng của bạn thế nào mà lựa chọn trường đào tạo phù hợp nhé.

Các trường tuyển sinh ngành Y học dự phòng năm 2023 và điểm chuẩn như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn ngành Y học dự phòng
1Trường Đại học Y Hà Nội22.3
2Học viện Quân Y (gửi đào tạo trường ngoài quân đội)24.6 – 25.5
3Trường Đại học Y dược Hải Phòng19
4Trường Đại học Y dược Thái Nguyên21.25
5Trường Đại học Y dược Thái Bình19
6Trường Đại học Y dược Huế19
7Trường Đại học Y khoa Vinh19
8Trường Đại học Y dược TPHCM22.65 – 23.45
9Trường Đại học Trà Vinh19
10Trường Đại học Nguyễn Tất Thành19
11Trường Đại học Y dược Cần Thơ22.35

3. Các khối thi ngành Y học dự phòng

Các khối xét tuyển ngành Y học dự phòng bao gồm:

  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D08 (Toán, Sinh, Anh)
  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)

4. Chương trình đào tạo ngành Y học dự phòng

Dành cho những bạn quan tâm đến các môn học của ngành Y học dự phòng. Dưới đây là khung chương trình ngành Y học dự phòng của một trong những trường đại học tuyển sinh ngành này trong năm 2022.

Chi tiết các môn học ngành Y học dự phòng như sau:

I. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
Triết học Mác-Lênin
Kinh tế chính trị Mác Lênin
Chủ nghĩa Xã hội khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Tiếng Anh 1, 2
Tiếng Pháp 1, 2
Tiếng Anh chuyên ngành
Tiếng Pháp chuyên ngành
Tin học đại cương – Lý thuyết
Tin học đại cương – thực tập
Giáo dục thể chất 1, 2, 3
II. KIẾN THỨC CƠ SỞ KHỐI NGÀNH
Vật lý – Lý sinh (Lý thuyết)
Vật lý- lý sinh (Thực hành)
Hóa học đại cương
Hóa vô cơ và hữu cơ
Di truyền
Sinh học
Thực hành sinh học
Tin học ứng dụng (Lý thuyết)
Tin học ứng dụng (Thực hành)
Xác suất – Thống kê Y học (Lý thuyết)
Xác suất – Thống kê Y học (Thực hành)
Tâm lý Y học (Lý thuyết)
Tâm lý Y học (Thực hành)
Y đức
Đại cương Y học dự phòng (Lý thuyết)
Đại cương Y học dự phòng (Thực hành)
Giáo dục sức khỏe (Lý thuyết)
Giáo dục sức khỏe (Thực hành)
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức cơ sở ngành
Hóa sinh (Lý thuyết)
Hóa sinh (Thực hành)
Sinh lý bệnh – miễn dịch (Lý thuyết)
Sinh lý bệnh – miễn dịch (Thực hành)
Vi sinh (Lý thuyết)
Vi sinh (Thực hành)
Ký sinh (Lý thuyết)
Ký sinh (Thực hành)
Giải phẫu (Lý thuyết)
Giải phẫu (Thực hành)
Sinh lý (Lý thuyết)
Sinh lý (Thực hành)
Dược lý (Lý thuyết)
Dược lý (Thực hành)
Mô phôi (Lý thuyết)
Mô phôi (Thực hành)
Giải phẫu bệnh (Lý thuyết)
Giải phẫu bệnh (Thực hành)
Điều dưỡng cơ bản (Lý thuyết)
Điều dưỡng cơ bản (Thực hành)
Y học dựa trên bằng chứng (Lý thuyết)
Y học dựa trên bằng chứng (Thực hành)
Tổ chức và quản lý hệ thống y tế
Dịch tễ học cơ bản (Lý thuyết)
Dịch tễ học cơ bản (Thực hành)
Sức khỏe môi trường cơ bản (Lý thuyết)
Sức khỏe môi trường cơ bản (Thực hành)
Dân số học (Lý thuyết)
Dân số học (Thực hành)
Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (Lý thuyết)
Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (Thực hành)
2. Kiến thức ngành/chuyên ngành
Sức khỏe nghề nghiệp cơ bản (Lý thuyết)
Sức khỏe nghề nghiệp cơ bản (Thực hành)
Nguyên lý quản lý và các kỹ năng quản lý cơ bản
Sức khỏe sinh sản
Y xã hội học và nhân học Y học (Lý thuyết)
Y xã hội học và nhân học Y học (Thực hành)
Phân loại bệnh tật và tử vong quốc tế
Nội cơ sở (Lý thuyết)
Nội cơ sở (Thực hành)
Ngoại cơ sở (Lý thuyết)
Ngoại cơ sở (Thực hành)
Nhi (Lý thuyết)
Nhi (Thực hành)
Phụ sản (Lý thuyết)
Phụ sản (Thực hành)
Truyền nhiễm (Lý thuyết)
Truyền nhiễm (Thực hành)
Sức khỏe học đường
Giám sát, phòng chống các bệnh truyền nhiễm (Lý thuyết)
Giám sát, phòng chống các bệnh truyền nhiễm (Thực hành)
Tiền lâm sàng/skillslab Y học dự phòng (Lý thuyết)
Tiền lâm sàng/skillslab Y học dự phòng (Thực hành)
Sức khỏe các lứa tuổi
Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm
Dịch tễ học bệnh không truyền nhiễm
III. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
Học phần bắt buộc
Dinh dưỡng ứng dụng trong lâm sàng và Y tế công cộng (Lý thuyết)
Dinh dưỡng ứng dụng trong lâm sàng và Y tế công cộng (Thực hành)
Giám sát, phòng chống bệnh liên quan đến môi trường, nghề nghiệp và học đường (Lý thuyết)
Giám sát, phòng chống bệnh liên quan đến môi trường, nghề nghiệp và học đường (Thực hành)
Nội bệnh lý 1 (Lý thuyết)
Nội bệnh lý 1 (Thực hành)
Nội bệnh lý 2 (Lý thuyết)
Nội bệnh lý 2 (Thực hành)
Ngoại bệnh lý (Lý thuyết)
Ngoại bệnh lý
Sàng lọc, tầm soát, phòng chống các bệnh mạn tính không lây và chấn thương(Lý thuyết)
Sàng lọc, tầm soát, phòng chống các bệnh mạn tính không lây và chấn thương (Thực hành)
Y học gia đình (Lý thuyết)
Y học gia đình (Thực hành)
Thực hành cộng đồng 1 (năm 3)
Thực hành cộng đồng 2 (năm 6)
Nghiên cứu định lượng (Lý thuyết)
Nghiên cứu định lượng (Thực hành)
Học phần tự chọn
Các môn học về cộng đồng
Các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe
Nghiên cứu định tính (Lý thuyết)
Nghiên cứu định tính (Thực hành)
Lập kế hoạch Y tế (Lý thuyết)
Lập kế hoạch Y tế (Thực hành)
Phân tích số liệu bằng STATA (Lý thuyết)
Phân tích số liệu bằng STATA (Thực hành)
Truyền thông sức khỏe và tiếp thị xã hội (Lý thuyết)
Truyền thông sức khỏe và tiếp thị xã hội (Thực hành)
Chương trình phòng chống HIV/AIDS (Lý thuyết)
Chương trình phòng chống HIV/AIDS (Thực hành)
Quản lý dự án
Theo dõi và đánh giá các chương trình Y tế (Lý thuyết)
Theo dõi và đánh giá các chương trình Y tế (Thực hành)
Chương trình Y tế quốc gia
Quản lý tài chính và kinh tế Y tế
Chính sách Y tế
Các môn học về lâm sàng
Chấn thương chỉnh hình (Lý thuyết)
Chấn thương chỉnh hình (Thực hành)
Gây mê hồi sức (Lý thuyết)
Gây mê hồi sức (Thực hành)
Pháp y
Chẩn đoán hình ảnh (Lý thuyết)
Chẩn đoán hình ảnh (Thực hành)
Răng hàm mặt
Tai mũi họng
Mắt
Da liễu
Phục hồi chức năng
Nội thần kinh
Tâm thần
Ung bướu
Lao (Lý thuyết)
Lao (Thực hành)
Nội tiết (Lý thuyết)
Nội tiết (Thực hành)
Huyết học (Lý thuyết)
Huyết học (Thực hành)
Niệu
Học phần tốt nghiệp
Lý luận chính trị
Khóa luận tốt nghiệp

5. Cơ hội việc làm và mức lương sau tốt nghiệp

 

cơ hội việc làm ngành y học dự phòng

Ngành Y học dự phòng có nhiều cơ hội việc làm, các công việc và vị trí làm việc ngành Y học dự phòng sau khi tốt nghiệp dành cho sinh viên bao gồm:

  • Bác sỹ chuyên khoa Y học dự phòng: Thực hiện chẩn đoán và điều trị bệnh tránh trước khi phát bệnh hoặc phát hiện sớm bệnh.
  • Chuyên gia Y tế công cộng: Thực hiện các chương trình sức khoẻ cho cộng đồng, bao gồm các chương trình đầu tư y tế, chăm sóc sức khoẻ cơ bản và chẩn đoán sớm bệnh.
  • Nhà quản lý sức khoẻ: Quản lý các chương trình y tế dự phòng và tiếp nhận thông tin về sức khoẻ từ cộng đồng.
  • Nhà phân tích dữ liệu y tế: Phân tích dữ liệu y tế để xác định những vấn đề sức khoẻ và xác định các giải pháp để giải quyết chúng.
  • Nhà quản lý chương trình sức khoẻ: Quản lý và thực hiện các chương trình sức khoẻ, bao gồm các chương trình đầu tư y tế và chẩn đoán sớm bệnh.

6. Mức lương ngành Y học dự phòng

Mức lương cơ sở của Bác sĩ y học dự phòng mới ra trường là từ 1.490.000 – 1.600.000 đồng/tháng.

Mức lương của những chuyên gia hoặc bác sĩ ngành Y học dự phòng tại Việt Nam có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, chức vụ, địa điểm làm việc và công ty. Mức lương trung bình của một bác sĩ hoặc chuyên gia trong lĩnh vực y học dự phòng là khoảng từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng một tháng.

trien vong nganh y hoc du phong
Ngành Y học dự phòng đang thiếu nguồn nhân lực cần thiết

7. Các phẩm chất cần có

Các phẩm chất cần có để học ngành Y học dự phòng bao gồm:

  • Sự nhiệt huyết: Yêu cầu một sự quan tâm lớn và nhiệt huyết đối với sức khỏe và sức khỏe cộng đồng.
  • Kỹ năng nghiên cứu: Khả năng tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thông tin y học có liên quan đến sức khỏe và sức khỏe cộng đồng.
  • Kỹ năng phân tích: Khả năng phân tích và suy luận về dữ liệu y học và sức khỏe cộng đồng.
  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp cần thiết để truyền đạt thông tin về sức khỏe và giải pháp sức khỏe cho cộng đồng.
  • Có tinh thần đồng đội: Khả năng làm việc với những người khác trong một nhóm hoặc cộng đồng sức khỏe.
  • Sự chăm chỉ: Sự chăm chỉ và tập trung để hoàn thành các nhiệm vụ y học và sức khỏe cộng đồng.
  • Sự sáng tạo: Sự sáng tạo để tìm ra các giải pháp mới và hiệu quả hơn cho vấn đề sức khỏe cộng.
Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.