Ngành Khoa học máy tính (Mã ngành: 7480101)

22245

Bạn đam mê lập trình, trí tuệ nhân tạo hay muốn khám phá thế giới dữ liệu và an ninh mạng? Ngành Khoa học máy tính chính là lựa chọn lý tưởng giúp bạn bước vào kỷ nguyên số với vô vàn cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Trong thời đại AI, Big Data và chuyển đổi số bùng nổ, nhu cầu nhân lực công nghệ chưa bao giờ lớn đến thế.

Hãy cùng tôi tìm hiểu về chương trình đào tạo, cơ hội việc làm và những tố chất cần có để thành công trong ngành Khoa học máy tính.

nganh khoa hoc may tinh

1️⃣ Giới thiệu chung về ngành Khoa học máy tính

Ngành Khoa học Máy tính là gì?

Khoa học Máy tính (Computer Science)là lĩnh vực nghiên cứu về cách máy tính hoạt động, cách xử lý và lưu trữ dữ liệu, đồng thời phát triển các thuật toán, phần mềm để giải quyết những vấn đề thực tế.

Đây là ngành học cốt lõi trong lĩnh vực công nghệ thông tin, liên quan mật thiết đến lập trình, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và an ninh mạng.

Học ngành này, sinh viên không chỉ được đào tạo về viết code mà còn được học cách thiết kế hệ thống, tối ưu hiệu suất phần mềm, xử lý dữ liệu và phát triển công nghệ tiên tiến.

Tầm quan trọng của ngành Khoa học máy tính

Trong kỷ nguyên số, công nghệ đóng vai trò trung tâm trong mọi lĩnh vực, từ tài chính, y tế, giáo dục đến giải trí và sản xuất.

Khoa học máy tính là nền tảng phát triển những công nghệ cốt lõi, từ trí tuệ nhân tạo đến điện toán đám mây, từ bảo mật dữ liệu đến phát triển ứng dụng di động.

Ngành học này không chỉ phục vụ các công ty công nghệ mà còn tác động đến hầu hết các lĩnh vực như ngân hàng, thương mại điện tử, y tế, logistics.

Các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm chuyên gia công nghệ, tạo ra hàng ngàn cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn.

Kỹ sư phần mềm, chuyên gia AI hay chuyên gia khoa học dữ liệu có thể làm việc ở bất cứ đâu trên thế giới, từ các tập đoàn công nghệ lớn cho tớn các startup sáng tạo.

Ngành Khoa học máy tính có mã ngành là 7480101.

2️⃣ Các trường đại học và điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính

Ngành Khoa học máy tính hiện đang được giảng dạy tại nhiều trường đại học hàng đầu tại Việt Nam. Việc chọn trường phù hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo, cơ hội thực tập và việc làm sau này.

Dưới đây là danh sách các trường tuyển sinh ngành Khoa học máy tính và điểm chuẩn mới nhất năm 2024:

TTTên trườngĐiểm chuẩn
Miền Bắc
1Đại học Bách khoa Hà Nội28.53
2Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN27.58
3Đại học Kinh tế quốc dân35.55
4Trường Đại học Xây dựng Hà Nội24.6
5Trường Đại học Phenikaa21
6Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông26.31
7Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội25.32
8Trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG Hà Nội34.7
9Trường Đại học Thăng Long22
10Trường Đại học CMC23
11Trường Đại học Ngoại thương27.2
12Trường Đại học Giao thông Vận tải25.41
13Trường Đại học Đại Nam16
14Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định16
15Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên17
16Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên22.1
17Trường Đại học Hạ Long15
Miền Trung
18Trường Đại học Vinh18
19Trường Đại học Duy Tân16
20Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh17-18.5
21Trường Đại học Nha Trang20
Miền Nam
22Trường Đại học Tôn Đức Thắng33
23Trường Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG TPHCM27.3
24Trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG TPHCM28.5
25Trường Đại học Mở TPHCM20
26Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn17
27Trường Đại học Văn Hiến16.3
28Trường Đại học Bách khoa TPHCM (xét kết hợp)84.16
29Trường Đại học Công nghiệp TPHCM23.5
30Đại học Kinh tế TPHCM25
31Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG TPHCM24
32Trường Đại học Việt Đức22
33Trường Đại học Tân Tạo15
34Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long15
35Trường Đại học Đồng Tháp15
36Trường Đại học Nam Cần Thơ16
37Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ23.05
38Trường Đại học Dầu khí Việt Nam20

3️⃣ Các khối thi ngành Khoa học máy tính

Ngành Khoa học máy tính có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
  • Khối A04 (Toán, Lý, Địa)
  • Khối A10 (Toán, Lý, GDCD)
  • Khối B08 (Toán, Anh, Sinh)
  • Khối C01 (Toán, Lý, Văn)
  • Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)

4️⃣ Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính

Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo từ cơ bản đến nâng cao về lập trình, thuật toán, hệ thống máy tính và ứng dụng công nghệ.

Cùng tham khảo ngay chương trình đào tạo chuẩn quốc tế ngành Khoa học máy tính của trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN dưới đây:

I. KIẾN THỨC CHUNG
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tin học cơ sở 1
Tin học cơ sở 4
Tiếng Anh cơ sở 1
Tiếng Anh cơ sở 2
Tiếng Anh cơ sở 3
Tiếng Anh cơ sở 4
Tiếng Anh cơ sở 5
Giáo dục thể chất
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
Kỹ năng bổ trợ
II. KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
Đại số
Giải tích 1
Giải tích 2
Cơ – Nhiệt
Điện và Quang
III. KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Tín hiệu và hệ thống
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
Chọn thêm 1 trong 2 học phần sau:
Xác suất thống kê
Toán trong công nghệ
IV. KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH
Lập trình hướng đối tượng
Kiến trúc máy tính
Toán học rời rạc
Nguyên lý hệ điều hành
Mạng máy tính
Công nghệ phần mềm
Cơ sở dữ liệu
V. KIẾN THỨC NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Lập trình nâng cao
Trí tuệ nhân tạo
Đồ họa máy tính
Lý thuyết thông tin
Chuyên đề công nghệ
Thực tập chuyên ngành
Nhóm các học phần tự chọn 1:
Chương trình dịch
Xử lý ảnh
Học máy
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
Tin sinh học
Rô-bốt
Xử lý tiếng nói
Thị giác máy
Web ngữ nghĩa
Lập trình thi đấu
Phân tích và thiết kế thuật toán – Ứng dụng trong di động
Các thuật toán đồ thị và ứng dụng
Các vấn đề hiện đại trong khoa học máy tính
Nhóm các học phần tự chọn 2:
Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm
Kiến trúc phần mềm
Lập trình nhúng và thời gian thực
Ứng dụng di động cho điện toán đám mây
Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
Quản lý dự án phần mềm
Cơ sở dữ liệu đa phương tiện
Cơ sở dữ liệu phân tán
Khai phá dữ liệu
Nhập môn an toàn thông tin
Lập trình mạng
Truyền thông đa phương tiện
Phát triển ứng dụng Web
An toàn và an ninh mạng
Kiến trúc hướng dịch vụ
Các chuyên đề trong Khoa học máy tính
Các học phần bổ trợ:
Phương pháp tính
Tối ưu hóa
Chuyên nghiệp trong công nghệ
Mô hình hóa và mô phỏng
Xử lý tín hiệu số
Nguyên lý Marketing
Kinh tế vi mô 1
Kinh tế vĩ mô 1
Khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp

5️⃣ Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của ngành

Học ngành Khoa học máy tính ra trường làm công việc gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ phát triển phần mềm, trí tuệ nhân tạo đến an ninh mạng và khoa học dữ liệu.
Dưới đây là những vị trí việc làm hấp dẫn dành cho sinh viên ngành học này:

🔹 Lập trình viên (Software Engineer, Developer)

  • Phát triển ứng dụng web, mobile, desktop
  • Thiết kế và xây dựng hệ thống phần mềm
  • Kiểm thử, bảo trì và tối ưu mã nguồn

🔹 Kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI Engineer, Machine Learning Engineer)

  • Phát triển hệ thống AI, chatbot, nhận diện hình ảnh
  • Xây dựng mô hình học máy và deep learning
  • Tối ưu thuật toán AI để ứng dụng vào thực tế/li>

🔹 Chuyên viên an ninh mạng (Cybersecurity Analyst, Ethical Hacker)

  • Phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng
  • Bảo vệ hệ thống máy chủ, dữ liệu khỏi hacker
  • Đánh giá bảo mật và kiểm thử hệ thống

🔹 Chuyên viên dữ liệu (Data Scientist, Data Engineer)

  • Phân tích dữ liệu lớn, dự đoán xu hướng
  • Thiết kế hệ thống lưu trữ và xử lý dữ liệu
  • Ứng dụng AI để khai thác dữ liệu có giá trị

🔹 Quản trị hệ thống và mạng (System Administrator, Network Engineer)

  • Quản lý hệ thống máy chủ, mạng nội bộ doanh nghiệp
  • Cấu hình, bảo trì hệ thống mạng và dịch vụ điện toán đám mây
  • Xây dựng hệ thống mạng an toàn, ổn định

🔹 Kỹ sư phần mềm nhúng & IoT

  • Phát triển hệ thống phần mềm điều khiển thiết bị thông minh
  • Lập trình vi điều khiển, tối ưu thuật toán nhúng
  • Ứng dụng IoT vào các ngành công nghiệp, y tế, giao thông

🔹 Chuyên gia điện toán đám mây (Cloud Engineer, DevOps Engineer)

  • Xây dựng hệ thống máy chủ ảo trên nền tảng AWS, Google Cloud, Azure
  • Tối ưu quy trình phát triển phần mềm, tự động hóa hệ thống
  • Bảo mật dữ liệu trên đám mây

🔹 Giảng viên, nghiên cứu viên ngành Khoa học máy tính

  • Giảng dạy, nghiên cứu các công nghệ mới
  • Viết bài báo khoa học, tham gia các dự án công nghệ
  • Phát triển mô hình ứng dụng công nghệ vào đời sống

Mức lương ngành Khoa học máy tính có cao không?

Khoa học máy tính là một trong những ngành có mức lương cao và ổn định nhất hiện nay.

Mức lương trung bình theo vị trí:

  • Lập trình viên: 10-30 triệu/tháng
  • Kỹ sư AI/Machine Learning: 20-50 triệu/tháng
  • Chuyên viên an ninh mạng: 15-40 triệu/tháng
  • Chuyên viên dữ liệu (Data Scientist): 20-50 triệu/tháng
  • Kỹ sư điện toán đám mây: 20-45 triệu/tháng.

Mức lương trên có thể cao hơn đối với nhân viên những tập đoàn lớn như Google, Facebook, Amazon hay startup về công nghệ.

Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai

  • Trí tuệ nhân tạo và Machine Learning: AI đang bùng nổ, kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh.
  • An ninh mạng: Ngày càng nhiều công ty cần chuyên gia bảo mật để bảo vệ dữ liệu.
  • Lập trình phần mềm và phát triển ứng dụng: Nhu cầu vẫn rất lớn, đặc biệt là với website và mobile.
  • Điện toán đám mây và Big Data: Doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc vào dữ liệu lớn và hệ thống lưu trữ đám mây.

6️⃣ Những tố chất phù hợp với ngành Khoa học máy tính

Bạn đang băn khoăn liệu mình có phù hợp với ngành Khoa học máy tính không? Hãy xem ngay các tiêu chí dưới đây:

  • Đam mê công nghệ: Nếu bạn yêu thích máy tính, lập trình, thích khám phá công nghệ mới thì đây là ngành học dành cho bạn.
  • Giỏi toán và tư duy logic: Khoa học máy tính yêu cầu khả năng phân tích, suy luận và giải quyết vấn đề.
  • Kiên trì, sáng tạo: Công nghệ luôn thay đổi, người học cần kiên trì, chủ động cập nhật kiến thức mới.
  • Khả năng tự học cao: Để thành công, bạn cần không ngừng học hỏi và rèn luyện kỹ năng mới.

7️⃣ Học ngành Khoa học máy tính có khó không?

Nhiều bạn băn khoăn rằng “Ngành Khoa học máy tính có khó không”. Câu trả lời phụ thuộc vào tư duy, sự kiên trì cũng như phương pháp học của bạn.

Những thách thức khi học ngành Khoa học máy tính

  • Câng tư duy logic mạnh mẽ, bạn phải làm quen với các thuật toán, cấu trúc dữ liệu, giải quyết bài toán lập trình phức tạp.
  • Khối lượng kiến thức lớn, ngành học này liên tục cập nhật công nghệ mới như AI, Blockchain, Big Data.
  • Áp lực từ đồ án và thực hành bởi học luôn đi đôi với hành, bạn sẽ phải thường xuyên làm bài tập nhóm và đồ án lập trình.

Vậy làm sao để học Khoa học máy tính được hiệu quả?

Khoa học máy tính là một ngành đòi hỏi kỹ năng rất cao, vậy nên bạn cần phải rèn luyện tư duy lập trình ngay từ ban đầu. Hãy học ngôn ngữ lập trình phổ biến như Python, Java, C++ và giải các bài tập thuật toán trên Leetcode, Codeforces hay HackerRank để nâng cao khả năng tư duy logic và phân tích vấn đề.

Bên cạnh việc học lý thuyết, bạn nên tham gia các dự án thực tế để áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

Việc góp mặt trong các dự án mã nguồn mở, cuộc thi hackathon không chỉ giúp bạn nâng cao kỹ năng mà còn mang lại cơ hội hợp tác với những người giỏi trong ngành. Đây cũng là cách hiệu quả để tiếp cận những công nghệ hiện đại như AI, IoT hay Cloud Computing.

Ngoài ra, hãy kết nối với cộng đồng công nghệ bằng cách tham gia các câu lạc bộ lập trình, diễn đàn chuyên môn hoặc các buổi hội thảo, webinar.

Những cơ hội này giúp bạn học hỏi kinh nghiệm từ các lập trình viên, chuyên gia và cập nhật nhanh chóng những xu hướng mới.

Cuối cùng, để không bị tụt hậu trong một ngành có tốc độ thay đổi nhanh chóng như này, bạn cần thường xuyên cập nhật xu hướng công nghệ.

Hãy theo dõi các blog chuyên ngành như Medium, Dev.to, Stack Overflow, đồng thời tận dụng các khóa học online từ Coursera, Udemy hay edX để mở rộng kiến thức và trau dồi kỹ năng chuyên môn.

Lời kết

Với sự bùng nổ của công nghệ, Khoa học máy tính đang trở thành một trong những ngành học hot nhất hiện nay, mang lại nhiều cơ hội việc làm đa dạng, mức lương hấp dẫn và triển vọng phát triển toàn cầu.

Nếu bạn đam mê lập trình, yêu công nghệ và muốn góp phần vào sự đổi mới số, đây chính là một trong những ngành học dành cho bạn.

Bây giờ thì chào thân ái và quyết thắng!!

Giang Chu
Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.