Xin chào các bạn! Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử – Viễn thông đang là một ngành công nghệ hot trong những năm gần đây. Tuy nhiên lượng nhân lực ngành này vẫn đang thiếu hụt trầm trọng do công việc ngành này yêu cầu khá cao và không phải ai cũng đáp ứng được.
Vậy bạn đã biết những thông tin gì về ngành này chưa? Nếu quan tâm thì cùng mình tìm hiểu trong phần dưới đây nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông là gì?
Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông (tiếng Anh là Telecommunication Electronic Engineering) (ở một số trường là ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông) là một ngành nghề đang phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp điện tử và viễn thông.
Sinh viên sẽ được học các kỹ năng về thiết kế, xây dựng và quản lý các hệ thống điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin. Nội dung học vẫn bao gồm các lĩnh vực như điện tử, viễn thông, mạng máy tính, xử lý tín hiệu, an toàn thông tin và khoa học máy tính.
Mục tiêu đào tạo ngành Điện tử viễn thông
Sinh viên ngành Điện tử viễn thông được đào tạo với mục đích:
- Có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề khoa học điện tử, viễn thông. Có khả năng nghiên cứu các kiến thức về khoa học công nghệ tiên tiến.
- Nâng cao năng lực giao tiếp và làm việc hiệu quả
- Có khả năng tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công và vận hành các hệ thống thuộc lĩnh vực thiết kế vi mạch, điện tử, máy tính, mạng truyền thông đáp ứng nhu cầu thị trường nhân lực điện tử hiện nay.
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, viễn thông
Hầu hết các trường đại học, cao đẳng về kỹ thuật, các trường đa ngành đều có tuyển sinh ngành Kỹ thuật điện tử, viễn thông.
- Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông (Mã xét tuyển: 7520207)
- Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử – viễn thông (Mã xét tuyển: 7510302)
Các trường tuyển sinh ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử – viễn thông năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc
b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên
TT | Tên trường | Điểm chuẩn ngành |
1 | Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng | 24.05 |
2 | Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng | 21.3 |
3 | Trường Đại học Đà Lạt | 16 |
4 | Trường Đại học Khoa học Huế | 16 |
5 | Trường Đại học Quy Nhơn | 15 |
6 | Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh | 17 |
c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam
TT | Tên trường | Điểm chuẩn ngành |
1 | Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TPHCM | 66.59 |
2 | Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM | 22.3 – 26.1 |
3 | Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 28.7 |
4 | Trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG TPHCM | 23.25 – 24.55 |
5 | Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cơ sở TPHCM | 21.9 |
6 | Trường Đại học Sài Gòn | 20.66 – 22.8 |
7 | Trường Đại học Công nghệ TPHCM | 16 |
8 | Học viện Hàng không Việt Nam | 16 |
9 | Trường Đại học Quốc tế TPHCM | 21 |
10 | Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM | 24.75 |
11 | Trường Đại học Công nghiệp TPHCM | 18 – 20.75 |
12 | Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn | 15 |
3. Các khối thi ngành công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông
Ngành Điện tử viễn thông có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
- Khối A10 (Toán, Lý, GDCD)
- Khối A12 (Toán, KHTN, KHXH)
- Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C01 (Toán, Lý, Văn)
- Khối C04 (Toán, Văn, Địa)
- Khối D90 (Toán, Anh, KHTN)
4. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông
Nếu như bạn thắc mắc chương trình ngành CNKT Điện tử – Viễn thông học gì thì có thể tham khảo ngay chương trình học ngành này của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM nhé.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Học phần bắt buộc |
Những NLCB của Chủ nghĩa Mác – Lênin |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam+ Pháp luật đại cương |
Toán 1, 2, 3 |
Nhập môn ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông |
Xác xuất thống kê ứng dụng |
Vật lý 1, 2 |
Thí nghiệm vật lý 1 |
Hóa đại cương A1 |
Ngôn ngữ lập trình C |
Toán ứng dụng cho kỹ sư Điện Điện Tử |
Thí nghiệm vật lý 2 |
Khối kiến thức GDTC + GDQP |
Giáo dục thể chất 1, 2, 3 |
Học phần tự chọn (2 môn 4 tín) |
Kinh tế học đại cương |
Nhập môn quản trị chất lượng |
Nhập môn Quản trị học |
Nhập môn Logic học |
Cơ sở văn hoá Việt Nam |
Nhập môn Xã hội học |
Tâm lý học kỹ sư |
Tư duy hệ thống |
Kỹ năng học tập đại học |
Kỹ năng xây dựng kế hoạch |
Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
A. Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành |
Cơ sở nhóm ngành và ngành |
Mạch điện |
Điện tử cơ bản |
Kỹ thuật số |
Vi xử lý |
Cơ sở ngành |
Tín hiệu và hệ thống |
Kỹ thuật truyền số liệu |
Hệ thống nhúng |
Xử lý tín hiệu số |
Tự chọn cơ sở ngành (Chọn 2 môn) |
Trường điện từ |
Điện tử thông tin |
Hệ thống điều khiển tự động |
Đo lường và cảm biến |
Vật liệu Điện – Điện tử |
Khí cụ điện |
B. Kiến thức chuyên ngành (Học phần lý thuyết và thí nghiệm) |
Hướng Viễn thông – Vi mạch |
Thiết kế FPGA/ASIC với Verilog |
Hệ thống viễn thông |
Kỹ thuật siêu cao tần |
Hệ thống thông tin vô tuyến |
Thiết kế mạch tích hợp VLSI |
Cơ sở và ứng dụng IoT |
Đồ án 1, 2 |
Sáng tạo và khởi nghiệp |
Tự chọn (2 môn) chuyên ngành Điện tử – Viễn thông |
Anten và truyền sóng |
Mạch siêu cao tần |
Thông tin quang |
Thông tin số |
Lý thuyết thông tin |
Xử lý ảnh |
Chuyên đề công nghệ viễn thông |
Hệ thống thông tin di động |
Mạng truyền thông máy tính |
Cơ sở và ứng dụng AI |
Hướng Điện tử công nghiệp |
Điện tử công suất |
Điều khiển lập trình |
Xử lý ảnh |
Thiết kế vi mạch số với HDL |
Lập trình Android ứng dụng điều khiển |
Đồ án 1, 2 |
Liên hệ Doanh nghiệp |
Học phần tự chọn chuyên ngành Điện tử công nghiệp |
Truyền hình số và đa phương tiện |
Máy học |
Cơ sở và ứng dụng IoT |
Xử lý tín hiệu và hình ảnh y sinh |
Vi xử lý nâng cao |
Truyền thông công nghiệp |
Thiết kế mô hình trên máy tính |
Kỹ năng công nghiệp |
C. Kiến thức chuyên ngành (Học phần thực hành xưởng, thực tập công nghiệp) |
TT Điện tử |
TT Kỹ thuật số |
TT Vi xử lý |
TT Hệ thống nhúng |
TT Kỹ thuật truyền số liệu |
Chuyên ngành Điện tử Viễn thông |
TT Cơ sở và ứng dụng IoT |
TT Thiết kế mạch tích hợp VLSI |
TT Hệ thống thông tin vô tuyến |
TT Xử lý tín hiệu số |
TT Thiết kế FPGA/ASIC với Verilog |
TT Hệ thống viễn thông |
TT Tốt nghiệp |
Chuyên ngành Điện tử công nghiệp |
TT Xử lý ảnh |
TT Điện tử công suất |
TT Thiết kế vi mạch số với HDL |
TT Điều khiển lập trình |
TT Tốt nghiệp |
III. TỐT NGHIỆP (7 tín chỉ) |
Hoạt động ngoại khóa |
Khóa luận tốt nghiệp |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, Viễn thông có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên khi tốt nghiệp như kỹ sư phần mềm, kỹ sư điện tử, nhà phát triển phần mềm, quản lý dự án, chuyên viên kỹ thuật viễn thông và làm việc tại các đơn vị:
- Công ty công nghệ điện tử và viễn thông
- Công ty sản xuất thiết bị điện tử và viễn thông
- Công ty phát triển phần mềm
- Doanh nghiệp trong lĩnh vực tổng đài điện thoại, mạng lưới viễn thông
- Công ty dịch vụ viễn thông.
6. Mức lương ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông
Mức lương của các công nghệ viên kỹ thuật điện tử, viễn thông tại Việt Nam có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, công ty, vị trí công việc.
Theo thông tin từ nhiều nguồn tuyển dụng, mức lương trung bình cho một kỹ sư điện tử, viễn thông tại Việt Nam khoảng từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng một tháng.
7. Các phẩm chất cần có
Để học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, Viễn thông, các phẩm chất bạn cần có bao gồm:
- Sự quan tâm đến công nghệ và kỹ thuật.
- Khả năng tự học và tìm hiểu nhanh.
- Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp tốt.
- Tính toán và phân tích tốt.
- Khả năng định hướng và giải quyết vấn đề.
- Sự chăm chỉ và tập trung.