Bạn yêu hóa học? Bạn mong muốn trở thành một kỹ sư hóa học và biến hóa học trở thành một phần trong cuộc sống và công việc sau này của bạn? Hãy lựa chọn ngay ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học.
Nếu bạn quan tâm đến ngành học này thì hãy chú ý những thông tin dưới đây nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học là gì?
Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là một ngành đào tạo kỹ thuật về sản xuất và chế tạo các sản phẩm hóa học, chất hữu cơ, vật liệu hữu cơ, và các sản phẩm công nghiệp khác. Sinh viên kỹ thuật hóa học sẽ được học về các kỹ thuật, công nghệ và quản lý sản xuất liên quan đến các lĩnh vực như hóa học, công nghệ nhiệt, công nghệ tự động.
Học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học được gì?
Sinh viên theo học ngành Công nghệ hóa học sẽ được đào tạo các kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu về:
- Kỹ năng nghiên cứu, phân tích, tính toán, chế tạo hóa học
- Cách triển khai, áp dụng hệ thống các thiết bị, giải pháp công nghệ trong lĩnh vực hóa học
- Trang bị kiến thức chuyên sâu về công nghệ vật liệu, hóa dược, hóa dầu, hóa hữu cơ
- Được học và tham gia các đề tài nghiên cứu chế tạo sản phẩm như: chưng cất tinh dầu, sản xuất mỹ phẩm.
- Các kỹ năng mềm, tin học, ngoại ngữ cần thiết phục vụ cho nhu cầu công việc sau này.
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kỹ thuật hóa học
Năm 2023 có những trường đại học, học viện, cao đẳng dưới đây tuyển sinh ngành Kỹ thuật hóa học/Công nghệ kỹ thuật hóa học.
- Ngành Kỹ thuật hóa học – Mã ngành: 7520301
- Ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học – Mã ngành: 7510401
Các trường tuyển sinh ngành (Công nghệ) Kỹ thuật hóa học năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
3. Các khối thi ngành kỹ thuật hóa học
Ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối A06 (Toán, Hóa, Địa)
- Khối A11 (Toán, Hóa, GDCD)
- Khối A18 (Toán, KHXH, Hóa)
- Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
- Khối C04 (Văn, Toán, Địa)
- Khối C08 (Văn, Hóa, Sinh)
- Khối C17 (Văn, Hóa, GDCD)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành công nghệ Kỹ thuật hóa học
Cùng tham khảo khung chương trình học ngành Kỹ thuật hóa học của trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
Chi tiết chương trình học như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Pháp luật đại cương |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Tiếng Anh 1 – B1 |
Tiếng Anh 2 – B1 |
Tiếng Anh 3 – B1 |
Tin học đại cương |
Đại số tuyến tính |
Giải tích |
Xác suất và thống kê |
Phương pháp tính |
Hóa học đại cương |
Vật lý kỹ thuật |
Đại cương về kinh tế và môi trường |
Giáo dục thể chất |
Giáo dục quốc phòng – an ninh |
Kỹ năng mềm |
Tâm lý học kỹ sư |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1. Kiến thức cơ sở ngành |
Học phần bắt buộc: |
Hình họa – Vẽ kỹ thuật |
Thực hành Công nghệ CAD 2D |
Hóa lý |
Hóa phân tích 1 |
Quá trình thiết bị trong công nghệ hóa và môi trường 1 |
Quá trình thiết bị trong công nghệ hóa và môi trường 2 |
Quá trình thiết bị trong công nghệ hóa và môi trường 3 |
Hóa học vô cơ |
Hóa học hữu cơ |
Hóa phân tích 2 |
Hóa kỹ thuật |
Tiếng Anh chuyên ngành |
Học phần tự chọn: |
Điện hóa lý thuyết |
Kỹ thuật phản ứng |
Hóa học – hóa lý polyme |
Cấu tạo chất hóa học và tinh thể |
Sinh thái học môi trường |
Vi sinh môi trường |
Kỹ thuật bảo hộ lao động |
2. Kiến thức chuyên ngành |
Học phần bắt buộc: |
Đồ án chuyên ngành nghiên cứu |
Đồ án chuyên ngành thiết kế |
Đồ án QTTB công nghệ Hóa học – Môi trường |
Thực tập kỹ năng phân tích phòng thí nghiệm |
An toàn lao động và bảo vệ môi trường |
Máy và thiết bị gia công chất dẻo |
Kỹ thuật gia công cao su |
Hóa học và kỹ thuật vật liệu polymer compozit |
KTSX Chất dẻo, sơn vecni |
Học phần tự chọn: |
Công nghệ phân bón và chế biến khoáng sản |
Công nghệ điện phân |
Công nghệ sản xuất axit và hóa chất cơ bản |
Nguồn điện hóa học |
Công nghệ mạ điện |
Thí nghiệm chuyên ngành Điện hóa, Vô cơ |
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý môi trường |
Vật liệu vô cơ |
Công nghệ xử lý nước cấp |
Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp |
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt |
Công nghệ xử lý khí |
Công nghệ xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hụy |
Phân tích môi trường |
Ăn mòn và bảo vệ kim loại |
Công nghệ các hợp chất nito |
Công nghệ sản xuất soda |
Chất màu công nghiệp |
Polymer phân hủy sinh học |
Hóa học các hợp chất xenlulo |
3. Thực tập/ Đồ án/ Khóa luận |
Thực tập nhận thức công nghệ |
Thực tập kỹ thuật |
Thực tập tốt nghiệp |
Đồ án/ Khóa luận tốt nghiệp/ 3 học phần thay thế đồ án |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Chương trình học ngành Kỹ thuật hóa học cung cấp cho các bạn kiến thức cần thiết để có thể đảm nhiệm các công việc về sản xuất hóa chất, chế biến thực phẩm, dược phẩm, dầu khí, mỹ phẩm; quản lý và bảo vệ môi trường; nghiên cứu, phân tích sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm…
Các công việc sinh viên ngành Kỹ thuật hóa học ra trường có thể làm bao gồm:
Cơ hội việc làm trong ngành công nghệ kỹ thuật hóa học rất tốt, với nhiều cơ hội để làm việc tại các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển, các trung tâm nghiên cứu khoa học và các tổ chức quản lý môi trường.
Một số công việc chính trong ngành này bao gồm:
- Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hóa học, bao gồm các dung môi, hợp chất, vật liệu hóa học và các sản phẩm hữu cơ.
- Thiết kế và xây dựng các hệ thống kỹ thuật hóa học, bao gồm các thiết bị để sản xuất, chế biến và đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Quản lý các dự án về kỹ thuật hóa học, bao gồm các dự án nghiên cứu và phát triển, và các dự án sản xuất.
- Thực hiện các phân tích hóa học và đánh giá chất lượng sản phẩm, bao gồm các phân tích tổng quát và cụ thể.
- Hỗ trợ và hướng dẫn các nhà sản xuất và các doanh nghiệp trong việc sử dụng và áp dụng các công nghệ kỹ thuật hóa học.
6. Mức lương ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học
Mức lương cho ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học có thể khác nhau tùy thuộc vào công việc cụ thể, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và địa điểm làm việc. Trung bình mức lương ban đầu cho các chuyên viên hoặc nhân viên trong ngành có thể từ 15-20 triệu đồng một tháng. Các chuyên gia hoặc giám đốc ngành có thể có mức lương cao hơn.
7. Các phẩm chất cần có
Để học ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, các phẩm chất cần có gồm:
- Sự quan tâm và tình cảm với lĩnh vực khoa học công nghệ hóa học.
- Kỹ năng toán học và tư duy logic.
- Kỹ năng mô tả và giải thích các vấn đề khoa học với sự trực quan và dễ hiểu.
- Sự năng động và tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề phát sinh.
- Kỹ năng làm việc độc lập và trong nhóm.
- Sự quan tâm đến sức khỏe và môi trường.
- Sự tự tin và sáng tạo trong giải quyết các vấn đề mới và khó khăn.
Trên đây là một số thông tin định hướng về ngành Kỹ thuật hóa học. Hi vọng sẽ giúp ích các bạn trong lựa chọn nghề nghiệp định hướng cho tương lai.