Ngành Quản lý nhà nước (Mã ngành: 7310205)

29004

Quản lý nhà nước là một trong những ngành học đào tạo cán bộ cho các cơ quan của nhà nước. Ngành học này ở Việt Nam mới được đào tạo trong những năm gần đây nên tính phổ biến còn chưa cao.

Hãy cùng mình tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngành này trong bài viết dưới đây nhé.

ngành quản lý nhà nước là gì

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Quản lý nhà nước là gì?

Ngành Quản lý nhà nước là một ngành học chuyên về việc quản lý, điều hành và đánh giá các hoạt động của chính phủ và các tổ chức công lập của nhà nước. Ngành học này cung cấp cho sinh viên kiến thức về luật pháp, quản lý chính trị, quản lý tài chính, quản lý chính sách, và quản lý công tác.

Sinh viên sẽ được huấn luyện trong việc phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước và hoạt động công lập.

Tại Việt Nam, quản lý hành chính là nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực của nhà nước đối với các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của công dân, do cơ quan thuộc hệ thống hành pháp tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong việc phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì an ninh trật tự và thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân.

Học ngành Quản lý nhà nước được những gì?

Chương trình đào tạo ngành Quản lý nhà nước sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về:

  • Thủ tục hành chính nhà nước và những vấn đề liên quan, tư tưởng của nhà nước trong hoạt động chính trị.
  • Kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước để có đủ khả năng thực hiện các công việc hành chính khu vực công hoặc tư

Mục tiêu đào tạo ngành Quản lý nhà nước

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước cần đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu:

  • Trung thành với Đảng và Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương và chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước
  • Ý thức chấp hành nội quy và kỷ luật của cơ quan, tổ chức
  • Thành thạo các kỹ năng chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ để giải quyết các công việc cần thiết
  • Có sự kiến thức và sự hiểu biết về xã hội
  • Có tinh thần luôn luôn sẵn sàng phục vụ xã hội và tổ quốc khi cần

2. Các trường đào tạo ngành Quản lý nhà nước

Nên học ngành Quản lý nhà nước ở trường nào?

Danh sách các trường tuyển sinh ngành Quản lý nhà nước năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2023
a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc
1Học viện Báo chí và Tuyên truyền24.7 – 24.92
2Học viện Hành chính Quốc gia21.65 – 24.65
3Học viện Chính sách và Phát triển23.5
4Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội19
5Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam18
6Trường Đại học Kinh Bắc15
7Trường Đại học Công nghệ và Quản lý hữu nghị15
8Trường Đại học Thành Đông14
b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên
1Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng23
2Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Phân hiệu Quảng Nam
3Trường Đại học Vinh19
4Trường Đại học Khoa học Huế15.5
5Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa15
6Trường Đại học Quy Nhơn17.5
7Đại học Đà Nẵng Phân hiệu Kon Tum15
c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam
1Đại học Nội vụ Hà Nội Phân hiệu TPHCM
2Trường Trường Đại học Thủ Dầu Một18
3Trường Đại học Trà Vinh15
4Trường Đại học Võ Trường Toản15

3. Các khối xét tuyển ngành Quản lý nhà nước

Có 2 khối chính sử dụng để xét tuyển ngành Quản lý nhà nước, bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Hóa học, Vật lí)
  • Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)

Ngoài ra, các bạn có một số lựa chọn khác thay thế như sau:

  • Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C03 (Văn, Toán, Sử)
  • Khối C04 (Văn, Toán, Địa)
  • Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
  • Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
  • Khối C19 (Văn, Sử, GDCD)
  • Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D09 (Toán, Sử, Anh)
  • Khối D10 (Toán, Địa, Anh)
  • Khối D11 (Văn, Lý, Anh)
  • Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
  • Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)
  • Khối D78 (Văn, KHXH, Anh)
  • Khối D84 (Toán, GDCD, Anh)
  • Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)

Tham khảo thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển

4. Chương trình đào tạo ngành Quản lý nhà nước

Như đã chia sẻ ở trên, ngành Quản lý nhà nước sẽ học về các thủ tục hành chính nhà nước, các kiến thức cần thiết trong công tác quản lý nhà nước.

Chi tiết các môn học bạn có thể tham khảo trong khung chương trình đào tạo ngành Quản lý nhà nước của trường Đại học Khoa học Huế ngay dưới đây.

Sinh viên ngành Quản lý nhà nước của trường Đại học Khoa học Huế sẽ được học những môn sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Triết học Mác-Lênin
Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Toán ứng dụng trong kinh tế
Thống kê kinh tế
Giáo dục môi trường đại cương
Pháp luật Việt Nam đại cương
Xã hội học đại cương
Kỹ năng mềm
Lịch sử văn minh thế giới
Văn hóa học
Tiếng Anh/Pháp/Nga/Trung/Nhật/… bậc 3/6 (B1)
Tiếng Anh/Pháp/Nga/Trung/Nhật/… bậc 2/6 (A2) dành cho sinh viên thuộc đối tượng dân tộc ít người
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng an ninh
Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1/ Kiến thức cơ sở của khối ngành
Học phần bắt buộc
Văn hóa Việt Nam đại cương
Lý luận nhà nước và pháp luật
Logic hình thức
Đại cương về chính sách công
Chính trị học đại cương
Tâm lý học trong quản lý nhà nước
Anh văn chuyên ngành
Học phần tự chọn
Lịch sử các học thuyết kinh tế
Hiến pháp và luật tổ chức bộ máy nhà nước
Luật hành chính
Quản trị nguồn nhân lực
2/ Khối kiến thức cơ sở của ngành
Học phần bắt buộc
Quản lý học đại cương
Quản lý nhà nước về chính sách xã hội
Lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam
Kỹ thuật xây dựng văn bản
Hành chính công
Thể chế chính trị Việt Nam
Thể chế chính trị Việt Nam
Quản lý công
Quản lý thuế
Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và an toàn xã hội
Quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo
Quản lý nhà nước về đô thị
Học phần tự chọn
Quản lý nhà nước về văn hóa
Nghiệp vụ văn thư lưu trữ
Quản lý tài chính công
Lịch sử các học thuyết chính trị
Khoa học quản lý
3/ Khối kiến thức chuyên ngành
Học phần bắt buộc
Quan hệ công chúng và giao tiếp công vụ
Đạo đức công vụ
Phân tích chính sách công
Quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường
Quản lý nhà nước về vùng, lãnh thổ
Chính phủ điện tử
Hành chính so sánh
Tổ chức nhân sự trong cơ quan hành chính
Học phần tự chọn
Quản lý nhà nước về an ninh xã hội
Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Quản lý nhà nước về nông thôn
Quản lý nhà nước về giáo dục
III. THỰC TẬP, KIẾN TẬP
Thực tập kiến tập
Thực tập tốt nghiệp
IV. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẶC TÍCH LŨY TÍN CHỈ
Khóa luận tốt nghiệp (KLTN)
Các học phần thay thế KLTN (với sinh viên không làm khóa luận)

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Cơ hội việc làm cho ngành Quản lý Nhà nước rất tốt, vì nó là một ngành liên quan đến hoạt động quản lý của nhà nước và các tổ chức công lập. Việc làm trong ngành này có thể tại các tổ chức nhà nước, tổ chức quốc tế, và tổ chức tư nhân.

Các chuyên gia trong ngành Quản lý Nhà nước có thể làm việc trong các vị trí như chuyên viên chính sách, chuyên viên luật, chuyên viên quản lý tài chính, hoặc chuyên viên quản lý chính trị. Họ có thể có cơ hội để tham gia vào các dự án quốc tế, hoặc làm việc tại các văn phòng đại diện của tổ chức hoặc các đại sứ quán.

nganh quan ly nha nuoc ra truong lam gi

Sinh viên hoàn thành chương trình cử nhân Quản lý nhà nước sẽ có đủ kiến thức và kinh nghiệm để đảm nhận các vị trí công việc sau:

  • Quản lý tài nguyên: giám sát và quản lý tài nguyên như đất, nước, khí và tài sản công.
  • Quản lý dự án: giám sát và quản lý các dự án nhà nước, bao gồm cả việc lập kế hoạch và quản lý chi phí.
  • Quản lý chính sách: thiết kế và triển khai các chính sách quản lý nhà nước, bao gồm cả chính sách về tài nguyên và môi trường.
  • Quản lý chất lượng: đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ và hệ thống quản lý nhà nước.
  • Nghiên cứu và phát triển: thực hiện nghiên cứu và phát triển các giải pháp quản lý nhà nước mới và hiệu quả hơn.

5. Mức lương ngành quản lý nhà nước

Mức lương cho các công việc trong ngành quản lý nhà nước có thể khác nhau tùy theo nhiều yếu tố như: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, vị trí công việc, và địa điểm. Mức lương trung bình cho một chuyên viên quản lý nhà nước tại Việt Nam có thể khoảng 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng một năm.

7. Các phẩm chất cần có

Để học ngành quản lý nhà nước, một số phẩm chất cần có bao gồm:

  • Sự quan tâm đến công việc và sự tự học:
  • Người học ngành quản lý nhà nước cần có niềm đam mê công việc và tự học để cập nhật kiến thức mới.
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian: Đây là một phẩm chất quan trọng cho người làm việc trong ngành quản lý nhà nước.
  • Kỹ năng giao tiếp và hành động tổ chức: Người học ngành quản lý nhà nước cần có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng tổ chức các hoạt động.
  • Khả năng phân tích và suy luận: Người học ngành quản lý nhà nước cần có khả năng phân tích và suy luận để giải quyết các vấn đề phức tạp.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Người học ngành quản lý nhà nước cần có kỹ năng làm việc với nhóm để giải quyết các vấn đề cùng nhau.

Hi vọng với với thông tin trên các bạn có thể tự định hướng ngành nghề và lựa chọn trường phù hợp với bản thân.

Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.