Ngành Kinh tế phát triển là một trong những chuyên ngành thuộc lĩnh vực Kinh tế và chắc hẳn sẽ có kha khá bạn quan tâm tới ngành học này phải không nào?
Cùng mình tìm hiểu xem ngành học này có những điều gì hay ho nhé.
Giới thiệu chung về ngành
Kinh tế phát triển là gì?
Kinh tế phát triển là ngành học nghiên cứu về quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế với mục tiêu là hướng tới sự phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa. Đây cũng là ngành học có tính tổng hợp và ứng dụng cao trong xã hội.
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế phát triển sẽ đem lại cho bạn một số thứ thú vị như:
- Được khám phá về quá trình tăng trưởng kinh tế
- Được nghiên cứu về cách thức để một nền kinh tế có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, phát triển bền vững gắn liền với sự cân bằng của xã hội
- Được đào tạo về khả năng phân tích và đánh giá những vấn đề ohát sinh về kinh tế, xã hội trong quá trình phát triển kinh tế đất nước
- Giúp bạn có một cái nhìn tổng thể về nền kinh tế xã hội hiện nay và khả năng đề xuất các giải pháp mang tính đồng bộ, hệ thống phù hợp với thực tế
Vậy bạn có thể học ngành Kinh tế phát triển ở những trường nào hiện nay nhỉ?
Các trường đào tạo ngành Kinh tế phát triển
Dựa theo thông tin tuyển sinh năm 2020 của các trường đại học, học viện, cao đẳng trên toàn quốc mình đã tổng hợp ra 12 gương mặt ở dưới đây.
Các trường ngành Kinh tế phát triển như sau:
- Khu vực miền Bắc
Trường đào tạo | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Kinh tế quốc dân | 26.75 |
Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội | 31.73 |
Học viện Chính sách và Phát triển | 19 |
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên | 15.5 |
Đại học Thủy Lợi (ngành Kinh tế) | 21.05 |
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (ngành Kinh tế) | 15 |
- Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Trường đào tạo | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Nha Trang | 19 |
Đại học Phạm Văn Đồng | 15 |
Đại học Quy Nhơn (ngành Kinh tế) | 15 |
Đại học Tây Nguyên | 15 |
Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng (ngành Kinh tế) | 24.25 |
Như các bạn có thể thấy, điểm chuẩn ngành Kinh tế phát triển năm 2020 là từ 15 tới 31.73 điểm. Dựa vào năng lực và sự tự tin của mỗi chúng ta để đăng ký vào trường phù hợp nhé.
Các khối thi ngành Kinh tế phát triển
Trong năm 2020, các bạn có thể sử dụng các tổ hợp xét tuyển dưới đây để đăng ký xét ngành Kinh tế phát triển vào các trường đại học phía trên nhé. Tuy nhiên hãy click vào tên trường và tìm đúng ngành để biết chính xác các trường xét theo những khối nào.
Các khối xét tuyển ngành Kinh tế phát triển bao gồm:
Khối A00 (Toán, Lý, Hóa) |
Khối A01 (Toán, Lý, Anh) |
Khối A09 (Toán, Địa, GDCD) |
Khối C00 (Văn, Sử, Địa) |
Khối C02 (Văn, Toán, Hóa) |
Khối C04 (Văn, Toán, Địa) |
Khối C14 (Toán, Văn, GDCD) |
Khối C20 (Văn, Địa, GDCD) |
Khối D01 (Toán, Văn, Anh) |
Khối D07 (Toán, Hóa, Anh) |
Khối D09 (Toán, Sử, Anh) |
Khối D10 (Toán, Địa, Anh) |
Khối D15 (Văn, Địa, Anh) |
Khối D90 (Toán, KHTN, Anh) |
Khối D96 (Toán, KHXH, Anh) |
Phần ngay dưới đây là dành cho những bạn thắc mắc nếu trúng tuyển ngành Kinh tế phát triển sẽ học những môn học gì nhé. Dù cho không phải chương trình đào tạo của trường nào cũng giống nhau nhưng các môn học sẽ có khung na ná như vậy.
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế phát triển
Và chúng ta sẽ cùng tham khảo một chút về khung chương trình đào tạo ngành Kinh tế phát triển của trường Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội.
Chi tiết chương trình học như sau:
I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG
II. KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
III. KHỐI KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH
Học phần tự chọn:
IV. KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH Bắt buộc:
Học phần tự chọn:
V. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH Bắt buộc:
a/ Học phần chuyên sâu về Chính sách công
b/ Học phần chuyên sâu về Môi trường và phát triển bền vững
c/ Học phần chuyên sâu về Kinh tế học
Thực tập thực tế và niên luận
Khóa luận tốt nghiệp và các học phần thay thế
|
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế phát triển, tùy theo khả năng mà bạn sẽ có thể tìm kiếm cho mình những cơ hội nghề nghiệp.
Dưới đây là một số nơi bạn có thể hướng tới:
- Các công ty đa quốc gia, tập đoàn trong nước, quốc tế, các tổ chức tín dụng, tổ chức phát triển, tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội nghề nghiệp.
- Làm việc trong lĩnh vực quản lý kinh tế trong các tổ chức công từ trung ương tới địa phương
- Tiếp tục trau dồi kiến thức và trở thành giảng viên cho các trường đại học, viện nghiên cứu.