Ngành Kinh tế chính trị là ngành gì? Ngành này học những gì và sau khi ra trường có những cơ hội việc làm ra sao?
Nếu đó là toàn bộ những điều bạn quan tâm về ngành học này thì đây chính là bài viết dành cho bạn!
Giới thiệu chung về ngành Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là gì?
Kinh tế chính trị là ngành học đào tạo về lĩnh vực kinh tế nhưng có thiên hướng về chính trị. Các bạn lựa chọn ngành học này sẽ có nhiều hướng đi riêng nhưng thường rẽ 2 nhánh chính là giảng viên đào tạo về kinh tế chính trị cùng các bộ môn khác liên quan tại đại học, hướng còn lại chính là làm kinh tế.
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế chính trị đào tạo cử nhân kinh tế với các kỹ năng về giảng dạy kinh tế chính trị, ngoài ra còn giúp sinh viên nâng cao các kiến thức, nghiệp vụ trong việc phân tích, xây dựng kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động kinh tế, độc lập trong nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế xã hội hiện nay.
Các trường đào tạo ngành Kinh tế chính trị
Ngành Kinh tế chính trị học ở đâu?
Hiện nay chỉ có 4 trường đại học, học viện trên toàn quốc tuyển sinh và đào tạo ngành này, trong đó có 2 trường đào tạo chuyên ngành và 2 trường đào tạo ngành độc lập.
Các trường ngành Kinh tế chính trị như sau:
- Khu vực miền Bắc
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Học viện Báo chí và Tuyên truyền | 22.7 – 23.95 |
- Khu vực miền Trung
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Kinh tế Huế | 15 |
Đại học Kinh tế Đà Nẵng (ngành QLNN) | 22 |
- Khu vực miền Nam
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Kinh tế TP HCM (ngành Kinh tế học) | 26.2 |
Các khối thi ngành Kinh tế chính trị
Với 4 trường đại học trên, các bạn có những sự lựa chọn khối xét tuyển ngành Kinh tế chính trị như sau:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A16 (Văn, Toán, KHTN)
- Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
- Khối D01 (Toán, Anh, Văn)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế chính trị
Ngành Kinh tế chính trị học những môn gì? Có quá nhiều kiến thức không?
Để trả lời những câu hỏi trên mình nghĩ các bạn nên tham khảo luôn khung chương trình đào tạo ngành Kinh tế chính trị của trường Đại học Kinh tế Huế dưới đây.
Chi tiết chương trình học như dưới đây:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 1. Kiến thức khối ngành
2. Kiến thức ngành/chuyên ngành
3. Kiến thức bổ trợ
4. Thực tập nghề nghiệp 5. Thực tập cuối khóa
|
Cơ hội nghề nghiệp ngành Kinh tế chính trị
Như đã đề cập ở trên, sau khi hoàn thành chương trình học ngành Kinh tế chính trị, sinh viên có đủ kiến thức để đảm nhiệm công việc ở các vị trí:
- Giảng viên giảng dạy về kinh tế chính trị và các môn kinh tế tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường chính trị tại các tỉnh thành…
- Cán bộ tư vấn lãnh đạo tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế hay trong doanh nghiệp về nghiên cứu kinh tế – xã hội.