Ngành Việt Nam học là một trong những ngành học về du lịch và văn hóa Việt Nam.
Hầu như bạn nào khi tìm hiểu về ngành Việt Nam học cũng sẽ thắc mắc những điều như Việt Nam học là ngành gì? Ngành Việt Nam học lấy bao nhiêu điểm hay học trường nào đúng không?
Trong bài viết này, TrangEdu sẽ chia sẻ với các bạn toàn bộ những điều cần biết về ngành Việt Nam học nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Việt Nam học là gì?
Việt Nam học là một trong những ngành học thuộc chương trình đào tạo của nhiều trường hiện nay. Ngành Việt Nam học sẽ đào tạo các bạn về văn hóa, lịch sử, địa lúy, ngôn ngữ, văn học, phong tục tập quán của đất nước ta.
Thông qua chương trình học của ngành Việt Nam học, các bạn sẽ có cái nhìn đa chiều về các nét riêng vô cùng độc đáo về Việt Nam.
Dù cho đây là một ngành học mới nhưng cũng thu hút được rất nhiều bạn trẻ đăng ký.
Ngành học mở rộng của Việt Nam học sẽ giúp các bạn có thể nắm vững các kiến thức về văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam, các nghiệp vụ về du lịch, tổ chức hoạt động du lịch.
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Việt Nam học
Để tiện cho việc tìm hiểu ngành Việt Nam học, mình sẽ tổng hợp danh sách các trường đại học tuyển sinh ngành này và điểm chuẩn năm 2022 cho các bạn trong bảng dưới đây nhé.
Các trường tuyển sinh ngành Việt Nam học năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
2.1 Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc
Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội | 20.25 – 27.5 |
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 | 25.5 |
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 20.45 – 25.5 |
Trường Đại học Thăng Long | 23.5 |
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội | 24.6 |
Trường Đại học Hải Phòng | 14 |
Trường Đại học Thành Đô | 15 |
Trường Đại học Sao Đỏ | 16 |
Trường Đại học Hoa Lư | 15 |
Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng | 15 |
2.2 Khu vực miền Trung & Tây Nguyên
Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng | 18.75 |
Trường Đại học Đà Lạt | 16 |
Trường Đại học Khánh Hòa | 15 – 18 |
Trường Đại học Duy Tân | |
Trường Đại học Hồng Đức | 15 |
Trường Đại học Vinh | 16 |
Trường Đại học Phú Yên | |
Trường Đại học Phú Xuân | |
Trường Đại học Quảng Nam | 13 |
2.3 Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam
Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 31.8 |
Trường Đại học Cần Thơ | 26 |
Trường Đại học Sài Gòn | 22.25 |
Trường Đại học Sư phạm TPHCM | 23.3 |
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng | 15 |
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành | 15 |
Trường Đại học Tây Đô | |
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHCM | 25.5 – 26 |
Điểm chuẩn ngành Việt Nam học năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 13 và cao nhất là 27.5 (thang điểm 30).
3. Các khối thi ngành Việt Nam học
Các khối xét tuyển ngành Việt Nam học vào các trường năm 2022 như sau:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
- Khối C04 (Văn, Toán, Địa lí)
- Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
- Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối D02 (Văn, Toán, tiếng Nga)
- Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
- Khối D04 (Văn, Toán, tiếng Trung)
- Khối D06 (Văn, Toán, tiếng Nhật)
- Khối D14 (Văn, Sử, Tiếng Anh)
- Khối D15 (Văn, Địa, Anh)
- Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)
- Khối D78 (Văn, KHXH, Anh)
- Khối D83 (Văn, KHXH, tiếng Trung)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học
Cùng tham khảo chương trình đào tạo ngành Việt Nam học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN để hiểu rõ thêm về ngành học này.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG |
Triết học Mác – Lê nin |
Kinh tế chính trị Mác – Lê nin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Ngoại ngữ B1 |
Học phần ngoại ngữ bắt buộc cho hướng chuyên ngành A (Sinh viên Việt Nam): Tiếng Anh B1 |
Học phần ngoại ngữ bắt buộc cho hướng chuyên ngành B (Sinh viên nước ngoài): Tiếng Việt nâng cao 1 (đọc – hiểu) |
Giáo dục thể chất |
Giáo dục quốc phòng – an ninh |
II. KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC |
Các học phần bắt buộc |
Các phương pháp nghiên cứu khoa học |
Nhà nước và pháp luật đại cương |
Lịch sử văn minh thế giới |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Xã hội học đại cương |
Tâm lí học đại cương |
Logic học đại cương |
Tin học ứng dụng |
Kĩ năng bổ trợ |
Các học phần tự chọn |
Kinh tế học đại cương |
Môi trường và phát triển |
Thống kê cho khoa học xã hội |
Thực hành văn bản tiếng Việt |
Nhập môn năng lực thông tin |
Viết học thuật |
Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng |
Hội nhập quốc tế và phát triển |
Hệ thống chính trị Việt Nam |
III. KHỐI KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH |
Các học phần bắt buộc: |
Các học phần ngoại ngữ bắt buộc cho hướng chuyên ngành A (Sinh viên Việt Nam) |
Tiếng Anh KHXH và Nhân văn 1 |
Tiếng Anh KHXH và Nhân văn 2 |
Học phần ngoại ngữ bắt buộc cho hướng chuyên ngành B (Sinh viên nước ngoài) |
Tiếng Việt nâng cao 2 (nghe – nói) |
Tiếng Việt nâng cao 3 (ngữ pháp – viết) |
Khởi nghiệp |
Nhập môn Việt Nam học và Khu vực học |
Dẫn luận ngôn ngữ học |
Các học phần tự chọn |
Quan hệ công chúng đại cương |
Mỹ học đại cương |
Nhân học đại cương |
Phong cách học tiếng Việt |
Việt ngữ học đại cương |
Nghệ thuật học đại cương |
Khoa học quản lý đại cương |
Tâm lí học xã hội |
Nhập môn khoa học du lịch |
Đại cương về quản trị kinh doanh |
Đại cương về quản trị kinh doanh |
IV. KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH |
Các học phần bắt buộc |
Những hiện tượng văn chương Việt Nam hiện đại |
Lịch sử tiếng Việt |
Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại |
Các học phần tự chọn |
Định hướng kiến thức chuyên sâu của ngành |
Di tích và thắng cảnh Việt Nam |
Văn học Việt Nam trong thế giới Đông Á |
Lễ hội trong tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam |
Lý thuyết và thực hành dịch |
Kinh tế Việt Nam |
Truyền thông đại chúng ở Việt Nam |
Định hướng kiến thức liên ngành |
Tổ chức sự kiện |
Kinh tế du lịch |
Văn hóa du lịch |
Các vấn đề toàn cầu |
Chính sách công của Việt Nam |
Hành vi con người và môi trường xã hội |
V. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH |
Học phần bắt buộc |
Các tộc người Việt Nam |
Du lịch Việt Nam |
Địa lý Việt Nam |
Làng xã Việt Nam |
Mỹ thuật và kiến trúc Việt Nam |
Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam |
Việt Nam và Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử, văn hóa và xã hội |
Các học phần bắt buộc cho hướng chuyên ngành A (sinh viên Việt Nam) |
Tiếng Anh chuyên ngành Việt Nam học 1 |
Tiếng Anh chuyên ngành Việt Nam học 2 |
Tiếng Anh chuyên ngành Việt Nam học 3 |
Hà Nội học |
Nghiệp vụ du lịch |
Quản trị văn phòng |
Các học phần bắt buộc cho hướng chuyên ngành B ( sinh viên nước ngoài) |
Tiếng Việt chuyên ngành 1: Văn hoá – Lịch sử |
Tiếng Việt chuyên ngành 2: Ngôn ngữ -Văn học |
Tiếng Việt chuyên ngành 3: Kinh tế – Xã hội |
Ngữ âm tiếng Việt thực hành |
Ngữ pháp tiếng Việt thực hành |
Từ vựng tiếng Việt thực hành |
Các học phần tự chọn chung |
Nghiệp vụ báo chí |
Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài |
Văn hóa ẩm thực Việt Nam |
Motif văn học dân gian Việt Nam và Đông Nam Á |
Chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ Đổi mới |
Đô thị và biến đổi đô thị ở Việt Nam |
Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
Thực tập, thực tế |
Khóa luận tốt nghiệp |
Học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp |
Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam |
Một số vấn đề Việt Nam đương đại |
5. Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Cá nhân mình tư vấn tuyển sinh cho rất nhiều bạn và tham khảo thông tin từ nhiều trường có thể thấy, đa phần trường tuyển sinh ngành Việt Nam học đều nghiêng về đào tạo du lịch là chính.
Nhân lực các ngành khoa học xã hội đang thiếu khá nhiều do các bạn ngại những ngành này xin việc khó và có thu nhập thấp. Tuy nhiên nếu bạn sở hữu lượng kiến thức ở mức đủ thì không hề khó để có thể kiếm cho mình một công việc phù hợp với mức lương từ khá tới cao.
Những công việc dành cho ngành Việt Nam học khi ra trường mà các bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Hướng dẫn viên du lịch cho các công ty du lịch trong và ngoài nước (cần tiếng Anh khá nhiều nếu muốn lương cao).
- Giảng dạy tại các tường đại học hoặc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
- Tham gia các cơ quan báo chí, tuyên truyền, tổ chức sự kiện…
- Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu, quản lý văn hóa, tổ chức chính trị, xã hội, khoa học, giáo dục…
- Làm việc tại các cơ quan hành chính, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
Trên đây là các công việc tham khảo thôi. Các bạn sẽ được trải nghiệm thực tế sau khi ra trường hoặc ngay khi đi thực tập nhé.
Theo quan điểm cá nhân mình thì các bạn học ngành Việt Nam học đóng một vai trò quan trọng trong bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam ta đó.
6. Mức lương ngành Việt Nam học
Với những bạn sinh viên mới ra trường ngành Việt Nam học, mức lương trung bình dao động trong khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng. tùy vào vị trí công việc, năng lực và kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của mỗi người mà sẽ có sự tăng giảm.
Trên đây là một số chia sẻ của Gin về ngành Việt Nam học. Các bạn còn điều gì thắc mắc cứ để lại trong phần bình luận hoặc gửi tin nhắn cho chúng mình nhé.