Chính trị học là ngành học thuộc nhóm ngành chính trị và khoa học xã hội. Học ngành Chính trị ở trường nào? Ra trường có thể làm những công việc gì?
Cùng mình tìm hiểu ngay những thông tin trên trong bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu chung về ngành
Chính trị học là gì?
Chính trị học là ngành học đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có năng lực tư duy lý luận trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và có kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chính trị.
Chương trình đào tạo ngành Chính trị học sẽ đào tạo sinh viên theo 3 mục tiêu:
- Về kiến thức: Các vấn đề lý luận chính trị cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về chính trị học, các lý thuyết và trào lưu trên thế giới, quyền lực chính trị và cầm quyền, phương thức giành quyền lực, hoạch định chính sách công…
- Về kỹ năng:
- Các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn giúp độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động chính trị thực tiễn như kỹ năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về chính trị vào lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề chính trị, xã hội
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo trong cơ quan hệ thống chính trị
- Kỹ năng xử tình huống chính trị xã hội nảy sinh
- Về thái độ:
- Có thái độ đúng đắn và ý thực tự giác về nghề nghiệp
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt
- Có ý thực phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Có thái độ nghiêm túc, cầu thị, phong cách khoa học và chuẩn mực trong hoạt động chuyên môn
Các trường đào tạo ngành Chính trị học
Việc lựa chọn trường đào tạo ngành học phù hợp cũng là một trong những việc rất quan trọng. Các bạn thí sinh cũng như các bậc phụ huynh nên cân nhắc kỹ càng thông qua nhiều yếu tố trước khi đưa ra sự lựa chọn.
Các trường có ngành Chính trị học như sau:
- Khu vực miền Bắc
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG Hà Nội | 18 – 25.5 |
Học viện Báo chí và Tuyên truyền | 16 – 22.15 |
Đại học Thủ đô Hà Nội | 18 |
Đại học Sư phạm Hà Nội | 17.35 – 18 |
Đại học Hải Dương | 17.5 |
Đại học Nội vụ | 14.5 – 17.5 |
Đại học Thành Đông | 14 |
Đại học Tân Trào | 15 |
- Khu vực miền Trung
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Vinh | 15 – 20 |
Đại học Hà Tĩnh | 14 |
- Khu vực miền Nam
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Cần Thơ | 24 |
Đại học Trà Vinh | 15 |
Đại học Thủ Dầu Một | 15 |
Các khối thi ngành Chính trị học
Ngành Chính trị học có thể sử dụng nhiều khối thi khác nhau để đăng ký xét tuyển. Trong số đó có 2 khối được nhiều trường sử dụng nhất đó là:
Các sự lựa chọn khác:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân)
- Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn)
- Khối C03 (Văn, Toán, Lịch sử)
- Khối C04 (Văn, Toán, Địa lí)
- Khối C14 (Văn, Toán, Giáo dục công dân)
- Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
- Khối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
- Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
- Khối D04 (Văn, Toán, tiếng Trung)
- Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
- Khối D66 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
- Khối D68 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga)
- Khối D70 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp)
- Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
- Khối D83 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng
Chương trình đào tạo ngành Chính trị học
Ngành Chính trị học sẽ được đào tạo những gì trong 4 năm đại học? Bạn có thắc mắc mình sẽ phải học những môn gì với ngành học này không?
Cùng mình tìm hiểu thông qua khung chương trình đào tạo ngành Chính trị học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội dưới đây nhé.
Chi tiết chương trình như sau:
I. Khối kiến thức chung
II. Khối kiến thức theo lĩnh vực Các học phần bắt buộc bao gồm:
Các học phần tự chọn bao gồm:
III. Khối kiến thức chuyên ngành Các học phần bắt buộc bao gồm:
Các học phần tự chọn bao gồm:
IV. Khối kiến thức theo nhóm ngành Các học phần bắt buộc bao gồm:
Các học phần tự chọn bao gồm:
V. Khối kiến thức ngành Các học phần bắt buộc bao gồm:
Các học phần tự chọn (lựa chọn theo hướng chuyên ngành): Hướng chuyên ngành Lý thuyết chính trị
Hướng chuyên ngành Chính trị Việt Nam
Hướng chuyên ngành Chính trị Quốc tế
Hướng chuyên ngành Hồ Chí Minh học
VI. Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/ các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:
|
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên ngành Chính trị học sau khi tốt nghiệp với kiến thức được đào tạo có thể thử sức ở một số công việc như sau:
- Làm việc tại các cơ quan hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương hay các tổ chức doanh nghiệp
- Giảng dạy khoa học chính trị, xã hội, chính trị học tại các trưởng cao đẳng, đại học, trường chính trị hay các trung tâm bồi dưỡng chính trị
- Nghiên cứu sinh tại các viện nghiên cứu lĩnh vực chính trị, xã hội
- Phóng viên, bình luận chính trị, phân tích thời sự ở các báo, đài trung ương và địa phương, cơ quan thông tấn báo chí
- Cao hơn có thể kể tới vị trí nhà lãnh đạo chính trị tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, UBND các cấp, các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Luật gia…