Ngành sư phạm ngữ văn là một lĩnh vực kết hợp giữa văn học, ngôn ngữ và giáo dục, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển tư duy, văn hóa của xã hội.
Từ việc giảng dạy trong lớp học, nghiên cứu văn hóa cho đến việc phát triển nội dung và giao tiếp, ngành này mở rộng cơ hội nghề nghiệp và cũng đặt ra nhiều thách thức với những ai theo đuổi.
Bài viết dưới đây sẽ mang cho bạn cái nhìn tổng quan về ngành Sư phạm Ngữ văn, tầm quan trọng, cơ hội, thách thức và khó khăn của ngành.
1. Ngành Sư phạm Ngữ văn là gì?
Ngành Sư phạm Ngữ văn là một lĩnh vực đào tạo chuyên sâu nhằm mục tiêu trang bị kiến thức, kỹ năng và tư duy phê phán về văn học và ngôn ngữ cho những người sẽ trở thành các giáo viên ngữ văn trong tương lai.
Ngành học này không chỉ đào tạo kiến thức ngôn ngữ học, văn học mà còn giảng dạy cách bạn truyền đạt hiệu quả, kích thích sự yêu thích đọc và viết của học sinh.
Nói ngắn gọn thì ngành Sư phạm Ngữ văn là ngành học bậc đại học đào tạo những giáo viên bộ môn ngữ văn có đầy đủ kiến thức và nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy trên ghế nhà trường.
Sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn sẽ được đào tạo các chuyên ngành như Dẫn luận ngôn ngữ học, Nhập môn lý luận văn học, Văn bản Hán Nôm Việt Nam, Ngữ âm tiếng Việt, Ngữ dụng học, Phong cách tiếng Việt, Ngữ pháp tiếng Việt, Văn học Châu Á, Văn học Tây Âu – Mĩ, Văn học dân gian, Tác phẩm và thể loại văn học, Tiến trình văn học, Tư duy sáng tạo…
Ngành Sư phạm Sinh học có mã ngành xét tuyển đại học là 7140217.
2. Ai nên học ngành sư phạm ngữ văn?
Ngành Sư phạm Ngữ văn không chỉ dành cho những bạn có đam mê văn học và ngôn ngữ. Dưới đây là những đối tượng có thể phù hợp với ngành học này:
- Người có đam mê văn học và ngôn ngữ.
- Người yêu thích đọc sách, viết lách và khám phá sự phong phú của văn chương.
- Người muốn trở thành giáo viên, có đam mê giảng dạy và muốn kết hợp với lĩnh vực ngôn ngữ.
- Người có kỹ năng giao tiếp tốt.
3. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn
Sinh viên sư phạm ngữ văn sẽ học những môn nào? Để tìm hiểu kỹ về vấn đề này hãy cùng mình tham khảo chương trình học ngành Sư phạm ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Tin học đại cương |
Pháp luật đại cương |
Giáo dục thể chất 1, 2, 3, 4 |
Giáo dục quốc phòng |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1. Kiến thức cơ sở ngành |
Mỹ học |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Hán văn cơ sở |
Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành Văn học |
2. Kiến thức chuyên ngành |
Dẫn luận ngôn ngữ học |
Nhập môn lí luận văn học |
Văn bản Hán Nôm Việt Nam |
Ngữ âm tiếng Việt |
Từ vựng tiếng Việt trong hệ thống và trong sử dụng |
Ngữ dụng học |
Phong cách học tiếng Việt |
Ngữ pháp tiếng Việt |
Văn học châu Á |
Văn học Tây Âu – Mĩ |
Văn học Đông Âu – Nga |
Khuynh hướng văn học và loại hình tác gia văn học trung đại Việt Nam |
Văn học dân gian các tộc người thiểu số |
Hệ thống thể loại và tác gia tiêu biểu văn học Việt Nam hiện đại 1900 – 1945 |
Hệ thống thể loại và tác gia tiêu biểu văn học Việt Nam hiện đại 1945 đến nay |
Hệ thống thể loại và ngôn ngữ văn học trung đại Việt Nam |
Văn học dân gian người Việt |
Tác phẩm và thể loại văn học |
Tiến trình văn học |
Tư duy sáng tạo và khởi nghiệp |
Học phần tự chọn: |
Ngữ pháp văn bản |
Phương ngữ học tiếng Việt |
Các lí thuyết và phương pháp tiếp cận văn học |
Văn học địa phương |
Văn học so sánh |
Thực tế chuyên môn |
Phát triển cộng đồng |
Tiếng Anh chuyên ngành |
Thì pháp văn học dân gian |
3. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm |
Quản lý nhà nước về giáo dục |
Tâm lí học giáo dục |
Giáo dục học |
Giao tiếp sư phạm |
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng |
Lí luận dạy học ngữ văn |
Phát triển chương trình môn ngữ văn |
Đánh giá trong dạy học môn ngữ văn |
Thực hành dạy học |
Phương pháp dạy học ngữ văn 1 |
Phương pháp dạy học ngữ văn 2 |
Hoạt động trải nghiệm trong dạy học ngữ văn |
Học phần tự chọn: |
Phương tiện dạy học ngữ văn |
Dạy học ngữ văn theo định hướng tích hợp và phân hóa |
Kiến thức Thực tập và khóa luận tốt nghiẹp |
Kiến tập sư phạm |
Thực tập sư phạm |
Học phần tự chọn bắt buộc: |
Khóa luận tốt nghiệp |
Tiếng Việt trong nhà trường |
Các xu hướng nghiên cứu văn học Việt Nam |
4. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn
Nên học Sư phạm Ngữ văn ở trường nào?
Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm ngữ văn năm 2023 và điểm chuẩn như sau:
5. Các tổ hợp xét tuyển ngành Sư phạm Ngữ văn
Có thể xét tuyển ngành Sư phạm ngữ văn theo các khối nào?
Khối thi ngành Sư phạm ngữ văn khá đa dạng, trong đó có khối C00, C19 và C20 là chủ đạo.
Danh sách các khối thi ngành Sư phạm Ngữ văn như sau:
- Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
- Khối C14 (Văn, Toán, Giáo dục công dân)
- Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
- Khối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
- Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối D14 (Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
- Khối D66 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
- Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
6. Công việc, cơ hội việc làm và mức lương ngành sư phạm ngữ văn
Một số vị trí công việc phổ biến dành cho các cử nhân sư phạm ngữ văn như sau:
- Giáo viên ngữ văn: Lựa chọn nghề nghiệp truyền thống, giảng dạy bộ môn ngữ văn tại các trường trung học, cơ sở giáo dục.
- Chuyên viên nội dung: Đảm nhận việc viết, biên tập và phát triển nội dung cho các tổ chức về giáo dục, xuất bản, truyền thông.
- Tư vấn giáo dục: Hỗ trợ học sinh, phụ huynh trong việc lựa chọn chương trình giáo dục phù hợp.
- Nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ: Tham gia các dự án nghiên cứu liên quan đến văn hóa và ngôn ngữ.
- Một số vị trí công việc khác như dịch thuật, viết lách, giảng dạy trực tuyến…
Mức lương bình quân khởi điểm của giáo viên sư phạm ngữ văn là từ 6 – 8 triệu đồng mỗi tháng. Tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của mỗi người sẽ có cơ hội thăng tiến trong công việc về sau.
Ngành Sư phạm ngữ văn không chỉ giới hạn trong công tác giảng dạy, sự đa dạng trong cơ hội nghề nghiệp và khả năng thích ứng với nhiều lĩnh vực khác nhau và rất có triển vọng trong tương lai.
7. Các thách thức và khó khăn trong ngành
Ngành sư phạm ngữ văn mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn.
- Ngôn ngữ và văn hóa luôn thay đổi, vì vậy bạn cần phải cập nhật kiến thức thường xuyên.
- Tìm kiếm và áp dụng phương pháp giảng dạy hiệu quả, đặc biệt là trong môi trường giáo dục đa dạng là một thách thức lớn.
- Sự thiếu hụt tài liệu giảng dạy, đặc biệt là tài liệu hiện đại và được cập nhật mới nhất.
- Ngành Sư phạm Ngữ văn đang trở nên ngày càng cạnh tranh và đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm.
- Một số vị trí có thể mang lại mức lương và quyền lợi không đáp ứng mong đợi.
- Nhiều chương trình đào tạo chưa cập nhật, không đáp ứng được nhu cầu thị trường.
- Sự thiếu hụt trong cơ sở vật chất và hỗ trợ từ các tổ chức giáo dục.
Điều quan trọng là bạn cần nhìn nhận và hiểu rõ những thách thức trên để có thể tìm cách vượt qua và phát triển sự nghiệp. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp các cá nhân và tổ chức vượt qua những khó khăn và tiếp tục đóng góp phần quan trọng vào sự phát triển của giáo dục và văn hóa.