Các kỹ sư cơ khí tạo nên sự khác biệt bởi vì họ tập trung vào việc tạo ra công nghệ để đáp ứng nhu cầu của con người. Hầu hết mọi sản phẩm hoặc dịch vụ trong đời sống hiện đại này nay đều đã qua tay các kỹ sư cơ khí.
Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu về ngành Kỹ thuật cơ khí thì hãy xem qua bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu chung về ngành
Ngành Kỹ thuật cơ khí là gì?
Kỹ thuật cơ khí (tiếng Anh là Mechanical Engineering) là ngành học ứng dụng các nguyên tắc chuyển động, năng lượng và lực tác động vào việc chế tạo và bảo dưỡng các loại máy móc, công cụ, thiết bị, hệ thống cơ khí và đảm bảo rằng chúng hoạt động 1 cách an toàn, hiệu quả, đáng tin cậy và có mức chi phí tối ưu nhất.
Ở nhiều trường, chúng ta có thể thấy tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí. Về bản chất, hai ngành học này là một.
Ngành Kỹ thuật cơ khí học về những gì?
Ngoài khối kiến thức về đại cương cơ bản, sinh viên theo học Kỹ thuật cơ khí sẽ được đào tạo các kỹ năng và kiến thức chuyên môn về:
- Kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí
- Khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí
- Khả năng giải quyết các vấn đề liên quan tới máy móc, thiết bị sản xuất
- Kỹ năng đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật
- Kỹ năng thiết kế quy trình và trang bị công nghệ
- Kiến thức về xây dựng dự án phát triển sản xuất
- Công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ khí
Có rất nhiều trường đại học, học viện, cao đẳng tuyển sinh và đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí trong năm 2022. Mình đã tổng hợp các trường theo từng khu vực để các bạn có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.
- Ngành Kỹ thuật cơ khí – Mã ngành: 7520103
- Ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí – Mã ngành: 7510201
Danh sách các trường tuyển sinh ngành (Công nghệ) Kỹ thuật cơ khí và điểm chuẩn chi tiết như sau:
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ khí năm 2021 có sự biến động mạnh ở những trường top đầu do đề thi năm 2021 khá dễ vì chịu sự ảnh hưởng của đại dịch Covid. Mức điểm trúng tuyển ngành Kỹ thuật cơ khí dao động từ 14 tới hơn 26 điểm.
Chương trình kỹ sư ngành Kỹ thuật cơ khí thường sẽ học 5 năm ở các trường đại học tại Việt Nam. Tuy nhiên cũng có một số trường chỉ đào tạo trong 4 – 4,5 năm.
Các khối thi ngành Kỹ thuật cơ khí
Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật cơ khí khá đa dạng. Tuy nhiên trong đó có 5 khối chính như sau:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
Nhiều trường cũng có một số lựa chọn thay thế phù hợp khác như:
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối A04 (Toán, Lý, Địa)
- Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
- Khối A10 (Toán, Lý, GDCD)
- Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C04 (Văn, Toán, Địa)
- Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí
Trong phần này mình sẽ tổng hợp chi tiết hơn về các môn học của ngành thông qua chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí của trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Những NLCB của CN Mác-Lênin I, II |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối CM của Đảng CSVN |
Pháp luật đại cương |
Lý luận thể dục thể thao (bắt buộc) |
Bơi lội (bắt buộc) |
Tự chọn thể dục 1, 2, 3 |
Đường lối quân sự của Đảng |
Công tác quốc phòng, an ninh |
QS chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC) |
Tiếng Anh I, II |
Giải tích I, II, III |
Đại số |
Cơ khí đại cương |
Vật lý đại cương I, II |
Tin học đại cương |
Phương pháp tính và Matlab |
Đồ họa kỹ thuật I |
II. KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ LÕI NGÀNH |
Đồ họa kỹ thuật II |
Kỹ thuật điện |
Kỹ thuật điện tử |
Nhập môn kỹ thuật cơ khí |
Cơ học kỹ thuật I, II |
Sức bền vật liệu I, II |
Nguyên lý máy |
Chi tiết máy |
Cơ sở Máy công cụ |
Kỹ thuật điều khiển tự động |
Nguyên lý gia công vật liệu |
Công nghệ chế tạo máy |
Dung sai lắp ghép và Kỹ thuật đo |
Vật liệu học |
Phương pháp phần tử hữu hạn |
Đồ án chi tiết máy |
Đồ gá |
Kỹ thuật thủy khí |
Kỹ thuật nhiệt |
Chế tạo phôi |
Công nghệ gia công áp lực |
III. KIẾN THỨC BỔ TRỢ |
Quản trị học đại cương |
Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp |
Tâm lý học ứng dụng |
Kỹ năng mềm |
Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật |
Thiết kế mỹ thuật công nghiệp |
Technical Writing and Presentation |
Tự chọn theo định hướng ứng dụng (chọn theo mô đun) |
Mô đun 1: Chế tạo máy |
Thực tập cơ khí |
Máy CNC và Rôbốt công nghiệp |
Công nghệ CNC |
Thiết kế máy công cụ |
Thiết kế dụng cụ cắt |
Đồ án Thiết kế dụng cụ cắt |
Mô đun 2: Công nghệ và khuôn dập tạo hình |
Thực tập cơ khí |
Lý thuyết dập tạo hình |
Thiết bị gia công áp lực |
Công nghệ tạo hình tấm |
Công nghệ tạo hình khối |
Đồ án Gia công áp lực |
Công nghệ tạo hình tiên tiến |
Mô đun 3: Công nghệ hàn |
Thực tập cơ khí |
Các quá trình hàn |
Thiết bị hàn |
Vật liệu hàn |
Công nghệ hàn vật liệu kim loại |
Tính toán & thiết kế kết cấu hàn (Kết cấu hàn) |
Bảo đảm chất lượng hàn |
Mô đun 4: Cơ khí chính xác và quang học 16 |
Thực tập cơ khí |
Công nghệ máy chính xác |
Hệ thống đo lường Quang điện tử |
Xử lý tín hiệu đo lường cơ khí |
Chi tiết cơ cấu chính xác |
Kỹ thuật vi cơ |
Đảm bảo chất lượng sản phẩm |
Đồ án Máy chính xác |
Mô đun 5: Công nghệ chất dẻo và composite |
Thực tập cơ khí |
Cơ học vật liệu chất dẻo và composite |
Công nghệ các sản phẩm composite |
Vật liệu chất dẻo và composite |
Cơ học chất lỏng ứng dụng cho polymer |
Công nghệ và thiết bị đúc phun chất dẻo |
Công nghệ và thiết bị đùn chất dẻo |
Đồ án khuôn chất dẻo |
Thực tập kỹ thuật và Đồ án tốt nghiệp Cử nhân |
Thực tập kỹ thuật |
ồ án tốt nghiệp cử nhân |
Cơ hội việc làm và mức lương sau tốt nghiệp
Bạn có quan tâm rằng sinh viên ngành Kỹ thuật cơ khí sau khi ra trường sẽ làm những công việc gì không?
Với chương trình đào tạo ngành Cơ khí phía trên, sinh viên ra trường có thể đảm nhận toàn bộ các công việc liên quan tới máy móc, thiết bị. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ bắt đầu tìm kiếm những ứng viên tiềm năng về làm việc ngay từ khi các bạn vẫn còn trên ghế nhà trường. Hãy cố gắng thử nắm bắt ngay cơ hội khi đó nhé.
Dưới đây là những vị trí công việc dành cho kỹ sư cơ khí sau khi tốt nghiệp:
- Kỹ sư cơ khí bảo dưỡng: Thực hiện công việc duy trì hoạt động và bảo dưỡng các trang thiết bị, máy móc, là người làm việc trực tiếp với máy móc
- Kỹ sư cơ khí thiết kế: Thực hiện công việc lên ý tưởng và thiết kế các loại máy móc, thiết bị, được làm việc ở môi trường sạch sẽ và thoải mái hơn so với công việc trên.


Các công việc cụ thể của kỹ sư cơ khí bao gồm:
- Thiết kế, lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất bao gồm máy sản xuất, máy đóng gói, máy thu hoạch…
- Thi công hoặc trực tiếp giám sát việc thi công, hoàn thành các sản phẩm, thiết bị sản xuất đã thiết kế
- Tham gia thực hiện bản vẽ kỹ thuật cơ khí
- Lập trình gia công máy CNC
- Tham gia việc lắp đặt máy móc, thiết bị cho nhà máy, công trình
- Tham gia việc vận hành, bảo trì và xử lý các thiết bị
- Gia công sản phẩm
Trên đây là toàn bộ những thông tin định hướng quan trọng về ngành Kỹ thuật cơ khí phục vụ cho mùa tuyển sinh tiếp theo. Hi vọng phần nào hữu ích trong việc tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề của các bạn!