Kỹ thuật điện là ngành học về điện thuộc nhóm ngành kỹ thuật. Đây là ngành học đặc biệt dành cho những bạn yêu thích môn Vật lý nói chung và mạch điện nói riêng.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu các thông tin cơ bản về ngành học này thì hãy tham khảo hết các nội dung trong bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu chung về ngành
Ngành Kỹ thuật điện là ngành gì?
Kỹ thuật điện là ngành học nghiên cứu và đào tạo các kiến thức thuộc lĩnh vực điện năng, cụ thể là về tính toán, phân tích các vấn đề về điện trong thực tế, đào tạo tay nghề thiết kế, thi công các giải pháp kỹ thuật điện.
Kỹ thuật điện là ngành học được đào tạo bởi các trường đại học kỹ thuật thuộc dạng “già dặn” với việc đào tạo các kỹ sư điện thuần với công việc ngành điện hơn. Ở các trường khác, ngành học này được thay thế bằng ngành Kỹ thuật điện, điện tử (hay Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử).
Các kỹ sư điện thường làm việc với vấn đề truyền tải điện năng, trong khi đó các kỹ sư điện tử lại nghiên cứu các vấn đề sử dụng điện để xử lý thông tin. Tuy nhiên gần đây sự khác biệt giữa 2 ngành dần trở lên lu mờ bởi sự phát triển của điện tử công suất.
Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật điện
Ngành Kỹ thuật điện có thể học ở những trường nào?
Có rất nhiều trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc đào tạo ngành Kỹ thuật điện, TrangEdu sẽ tổng hợp thông tin dưới đây để các bạn có thể dễ dàng lựa chọn trường sao cho phù hợp với bản thân nhé.
Các trường tuyển sinh ngành Kỹ thuật Điện năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Tên trường | Điểm chuẩn 2021 |
Khu vực Hà Nội và miền Bắc | |
Đại học Bách khoa Hà Nội | 26.5 |
Đại học Giao thông vận tải | 24.05 |
Đại học Thủy Lợi | 22.2 |
Đại học Mỏ – Địa chất | 17.5 |
Học viện Nông nghiệp Việt Nam | 16.0 |
Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên | 16.0 |
Đại học Hải Dương | 15.5 |
Đại học Việt Bắc | 15.0 |
Đại học Chu Văn An | |
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên | |
Đại học Bách khoa Đà Nẵng | 25.0 |
Đại học Quy Nhơn | 15.0 |
Đại học Hồng Đức | 15.0 |
Đại học Huế Phân hiệu Quảng Trị | 14.0 |
Đại học Duy Tân | 14.0 |
Khoa Kỹ thuật và Công nghệ – Đại học Huế | |
Khu vực TP HCM và miền Nam | |
Đại học Tôn Đức Thắng | 29.7 |
Đại học Cần Thơ | 23.75 |
Đại học Giao thông vận tải | 19.5 – 24.2 |
Đại học Sài Gòn | 21.05 – 22.05 |
Đại học Công nghệ TP HCM | 18.0 |
Đại học Thủ Dầu Một | 15.0 |
Đại học Quốc tế Miền Đông | 15.0 |
Đại học Việt Đức |
Các khối thi ngành Kỹ thuật điện
Ngành Kỹ thuật điện thi khối nào?
Các tổ hợp môn bạn có thể sử dụng để đăng ký xét tuyển ngành Kỹ thuật điện của các trường phía trên bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
Ngoài ra cũng có những sự lựa chọn khác của một số trường:
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)
- Khối A02 (Toán, Vật lí , Sinh học)
- Khối B04 (Toán, Sinh học, Giáo dục công dân)
- Khối C16 (Văn, Vật lí, Giáo dục công dân)
- Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện
Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện của trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Những NLCB của CN Mác-Lênin I, II |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối cách mạng của Đảng CSVN |
Pháp luật đại cương |
Lý luận thể dục thể thao (bắt buộc) |
Bơi lội (bắt buộc) |
Tự chọn thể dục 1, 2, 3 |
Đường lối quân sự của Đảng |
Công tác quốc phòng, an ninh |
QS chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC) |
Tiếng Anh I, II |
Giải tích I, II, III |
Đại số |
Xác suất thống kê |
Phương pháp tính và Matlab |
Vật lý đại cương I, II, III |
Tin học đại cương |
II. KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ LÕI NGÀNH |
Nhập môn kỹ thuật ngành Điện |
Lý thuyết mạch điện I, II |
Điện tử tương tự và số |
Cơ sở điều khiển tự động |
Kỹ thuật đo lường |
Máy điện I |
Điện tử công suất |
Hệ thống cung cấp điện |
Vật liệu điện |
Thiết bị đóng cắt và bảo vệ |
Các nguồn năng lượng tái tạo |
Kinh tế năng lượng |
Hệ thống đo và điều khiển công nghiệp |
Vẽ kỹ thuật |
Đồ án I, II |
III. KIẾN THỨC BỔ TRỢ |
Quản trị học đại cương |
Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp |
Tâm lý học ứng dụng |
Kỹ năng mềm |
Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật |
Thiết kế mỹ thuật công nghiệp |
Technical Writing and Presentation |
Tự chọn theo định hướng ứng dụng (chọn theo mô đun) |
Mô đun 1 |
Điều khiển logic và PLC |
Điều khiển máy điện |
Hệ thống điện tòa nhà |
Máy điện trong thiết bị tự động và điều khiển |
Hệ thống BMS cho tòa nhà |
Kỹ thuật chiếu sáng |
Mô đun 2 |
Lưới điện |
Ngắn mạch trong hệ thống điện |
Rơ le bảo vệ |
Kỹ thuật điện cao áp |
Nhà máy điện và trạm biến áp |
Thí nghiệm HTD I, II |
Mô đun 3 |
Lưới điện |
Ngắn mạch trong lưới điện công nghiệp |
Rơ le bảo vệ trong lưới điện công nghiệp |
Kỹ thuật nối đất và chống sét cho lưới điện công nghiệp |
Điều khiển Logic và PLC |
Thí nghiệm HTD I, II |
Kỹ thuật chiếu sáng |
Thực tập kỹ thuật và Đồ án tốt nghiệp Cử nhân |
Thực tập kỹ thuật |
Đồ án tốt nghiệp |
Khối kiến thức kỹ sư |
Tự chọn kỹ sư |
Thực tập kỹ sư |
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư |
Cơ hội việc làm và mức lương sau khi ra trường
Học ngành Kỹ thuật điện ra trường làm gì?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện có thể đảm nhận những công việc dưới đây:
- Kỹ sư thiết kế hệ thống cung cấp, phân phối và truyền tải điện công trình
- Kỹ sư thực hiện công tác khai thác, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện, máy móc trong nhà máy điện, hệ thống đường dây điện, trạm biến áp
- Quản lý, tổ chức và triển khai các dự án liên quan tới mạng lưới điện
- Giảng viên đào tạo chuyên ngành điện tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo