Bạn có phải một người yêu môi trường? Bạn có muốn bảo vệ môi trường mình đang sống không?
Ngành Kỹ thuật môi trường là một trong những ngành học đào tạo nguồn nhân lực làm việc cho lĩnh vực bảo vệ và làm sạch môi trường. Nếu bạn có hứng thú về ngành học này thì hãy xem tiếp phần bên dưới nha.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Kỹ thuật môi trường là gì?
Kỹ thuật môi trường (tiếng Anh là Enviromental Engineer) là một ngành học đại học chuyên sâu về nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường, bao gồm sự phát triển bền vững, quản lý tác hại môi trường, quản lý nguồn tài nguyên môi trường, và phòng chống thảm họa môi trường.
Sinh viên ngành kỹ thuật môi trường sẽ được học về các chủ đề như các hệ thống môi trường, sự phát triển bền vững, oại tác hại môi trường, và các phương pháp quản lý môi trường. Kết quả cuối cùng là cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề môi trường trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Chương trình học ngành Kỹ thuật môi trường trang bị cho người học đầy đủ cả về lý thuyết lẫn thực hành. Các bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về:
- Công nghệ môi trường và các kỹ năng quản lý môi trường
- Những phương pháp được sử dụng để đánh giá ô nhiễm môi trường
- Các công cụ để đánh giá và kiểm soát nó, các kỹ thuật tái sử dụng, tái chế và xử lý những nguồn tài nguyên bị ô nhiễm
- Cơ hội phát triển khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành các công trình xử lý nước thải, chất thải, các công trình cung cấp nước sạch và khả năng phát hiện những vấn đề đang xảy ra với môi trường.
Cơ hội việc làm sau khi ra trường sẽ tùy thuộc vào năng lực của bạn. Theo thống kê, 100% sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã có việc làm chỉ sau 6 tháng tốt nghiệp, mức lương dao động từ 8 tới 20 triệu/tháng.
Vậy ngành Kỹ thuật môi trường có thể học ở đâu?
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kỹ thuật môi trường
Theo thống kê trong mùa tuyển sinh năm 2023 có tương đối trường đại học trên toàn quốc tuyển sinh ngành Kỹ thuật môi trường. Danh sách các trường này bao gồm cả điểm chuẩn năm gần nhất để các bạn tiện hơn trong việc đánh giá và lựa chọn.
Các bạn lưu ý có những mức điểm chuẩn của những trường cao bất thường là do tính thang điểm 40 do nhân đôi hệ số môn năng khiếu nhé.
- Ngành Kỹ thuật môi trường (Mã XT: 7520320)
- Ngành Công nghệ Kỹ thuật môi trường (Mã XT: 7510406)
Các trường tuyển sinh ngành Kỹ thuật môi trường năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc
b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên
TT | Tên trường | Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật môi trường |
1 | Đại học Huế Phân hiệu Quảng Trị | 15 |
2 | Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng | 17.5 |
3 | Trường Đại học Đà Lạt | 16 |
4 | Trường Đại học Nha Trang | 16 |
5 | Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng | 15.7 |
6 | Trường Đại học Tây Nguyên | 19.5 |
c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam
3. Các khối thi ngành Kỹ thuật môi trường
Ngành Kỹ thuật môi trường có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối A06 (Toán, Hóa, Địa)
- Khối A11 (Toán, Hóa, GDCD)
- Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
- Khối B01 (Toán, Sinh, Sử)
- Khối B02 (Toán, Sinh, Địa)
- Khối B03 (Toán, Sinh, Văn)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
- Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
- Khối C08 (Văn, Hóa, Sinh)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D08 (Toán, Sinh, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
Xem thêm tại: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng
4. Chương trình học ngành Kỹ thuật môi trường
Sẽ có rất nhiều bạn thắc mắc ngành Kỹ thuật môi trường sẽ học những gì thì đây, mời các bạn tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành học này của trường Đại học Bách khoa Hà Nội để có thể nắm sơ lược về những môn học bạn sẽ phải vượt qua trong những năm đại học sắp tới nhé.
Chi tiết chương trình như sau:
I. LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG |
Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam |
Pháp luật đại cương |
II. GIÁO DỤC THỂ CHẤT |
Lý luận thể dục thể thao |
Bơi lội |
Học phần tự chọn |
Tự chọn thể dục 1, 2, 3 |
III. GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH |
Đường lối quân sự của Đảng |
Công tác quốc phòng, an ninh |
Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC) |
IV. TIẾNG ANH |
Tiếng Anh I, II |
V. KIẾN THỨC TOÁN VÀ KHOA HỌC CƠ BẢN |
Giải tích I, II, III |
Đại số |
Xác xuất thống kê |
Vật lý đại cương I, II, III |
Tin học đại cương |
Hóa học |
Thí nghiệm Hóa lý |
Kỹ thuật môi trường đại cương |
VI. CHƯƠNG TRÌNH CƠ SỞ VÀ CỐT LÕI NGÀNH |
Hóa hữu cơ |
Hóa phân tích |
Thí nghiệm hóa phân tích |
Đồ họa kỹ thuật cơ bản |
Thủy lực trong công nghệ môi trường |
Truyền nhiệt trong công nghệ môi trường |
Chuyển khối trong công nghệ môi trường |
Kỹ thuật phản ứng |
Hóa sinh môi trường |
Vi sinh môi trường |
Hóa học môi trường |
Đồ án I |
Kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí |
Sinh thái học môi trường |
Phân tích chất lượng môi trường |
Kỹ thuật xử lý nước thải |
Quản lý chất thải rắn |
Quản lý chất thải nguy hại |
Mô hình hóa môi trường |
VII. CHƯƠNG TRÌNH KIẾN THỨC BỔ TRỢ |
Quản trị học đại cương |
Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp |
Tâm lý học ứng dụng |
Kỹ năng mềm |
Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật |
Thiết kế mỹ thuật công nghiệp |
Technical Writing and Presentation |
VIII. MÔ ĐUN ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG (Lựa chọn 1 trong các mô đun bên dưới) |
Mô đun 1: Công nghệ môi trường |
Độc học môi trường |
Phục hồi ô nhiễm đất |
Xử lý nước thải bằng các quá trình tự nhiên |
Kỹ thuật xử lý nước cấp |
Đồ án II |
Chuyên đề công nghệ môi trường I |
Hệ thống tự động trong kỹ thuật môi trường |
Quản lý và vận hành hệ thống xử lý chất thải |
Mô đun 2: Công nghệ môi trường 2 |
Độc học môi trường |
Ô nhiễm không khí trong nhà |
Hệ thống tự động trong kỹ thuật môi trường |
Đồ án II |
Đánh giá tác động môi trường |
Chuyên đề công nghệ môi trường I |
Nguyên lý sản xuất sạch hơn |
Quản lý và vận hành hệ thống xử lý chất thải |
Mô đun 3: Quản lý môi trường |
Độc học môi trường |
Đánh giá tác động môi trường |
Các quá trình sản xuất cơ bản |
Quan trắc môi trường |
Luật và chính sách môi trường |
Kinh tế môi trường |
Năng lượng và phát triển bền vững |
Đồ án II |
Mô đun 4: Quản lý môi trường 2 |
Đánh giá tác động môi trường và rủi ro |
An toàn sức khỏe nghề nghiệp |
Các quá trình sản xuất cơ bản |
Quan trắc môi trường |
Luật và chính sách môi trường |
Luật và chính sách môi trường |
Nguyên lý sản xuất sạch hơn |
Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp |
Đồ án II |
IX. THỰC TẬP KỸ THUẬT VÀ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN |
Thực tập kỹ thuật |
Đồ án tốt nghiệp cử nhân |
X. KHỐI KIẾN THỨC CHO KỸ SƯ |
Tự chọn kỹ sư |
Thực tập kỹ sư |
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư |
5. Cơ hội nghề việc làm sau tốt nghiệp
Cơ hội việc làm trong ngành Kỹ thuật Môi trường rất tốt, bởi nhu cầu quản lý và bảo vệ môi trường ngày càng tăng cao. Các cơ hội việc làm bao gồm:
- Nhà quản lý môi trường: Quản lý các hoạt động sản xuất và kinh doanh để đảm bảo tính bền vững và bảo vệ môi trường.
- Chuyên gia môi trường: Thực hiện nghiên cứu và phân tích môi trường, đánh giá tác động của hoạt động sản xuất và kinh doanh đến môi trường.
- Chuyên viên quản lý tài nguyên: Quản lý và bảo vệ các tài nguyên môi trường như nước, đất, rừng và động vật.
- Chuyên viên phòng chống thảm họa: Tham gia vào các hoạt động phòng chống thảm họa, bảo vệ môi trường và giúp đỡ các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thảm họa.
- Chuyên viên giáo dục môi trường: Giảng dạy và giới thiệu về môi trường cho cộng đồng, giúp tăng nhận thức và nỗ lực bảo vệ môi trường.
6. Mức lương ngành kỹ thuật môi trường
Mức lương trong ngành Kỹ thuật Môi trường tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của người làm việc. Mức lương trung bình đối với chuyên viên trẻ trong ngành từ 7-10 triệu đồng/tháng, với các chuyên viên kinh nghiệm từ 10-15 triệu đồng/tháng. Mức lương có thể thay đổi thấp hoặc cao hơn phụ thuộc vào công ty và vị trí làm việc.
7. Các phẩm chất cần có
Các phẩm chất bạn cần có để học ngành Kỹ thuật Môi trường bao gồm:
- Sự quan tâm đến môi trường và nghiêm túc trong việc bảo vệ nó.
- Khả năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin mới.
- Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng mềm, như giao tiếp, làm việc nhóm.
- Trách nhiệm và tự hứa.
- Sự chăm chỉ và tự học.
- Sự chịu đựng và khả năng kiểm soát tốt trong môi trường công việc áp lực.