Ngành Quản lý Xây dựng là một trong ngành học gắn liền với nhu cầu phát triển của con người. Xã hội càng phát triển, nhu cầu cho ngành Quản lý xây dựng càng tăng mạnh.
Nếu như đây là ngành học mà bạn đang quan tâm thì mời kéo xuống dưới bài viết nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Quản lý xây dựng là gì?
Quản lý xây dựng (tiếng Anh Construction Management) là một ngành nghề quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc, bao gồm các hoạt động quản lý dự án, từ thiết kế đến hoàn thành và sử dụng dự án.
Sinh viên quản lý xây dựng sẽ được học về các chủ đề về quản lý dự án xây dựng, kiến trúc xây dựng, kế toán và tài chính dự án, quản lý nguồn lực và các vấn đề liên quan đến môi trường xây dựng.
Các môn học cụ thể bao gồm:
- Kiến trúc xây dựng và thiết kế
- Quản lý dự án
- Kế toán và tài chính dự án
- Quản lý nguồn lực
- Môi trường xây dựng
- Pháp luật xây dựng
Sinh viên sẽ có cơ hội được học thực tế qua các dự án tại trường hoặc tại các công ty xây dựng. Điều này sẽ giúp họ có kiến thức và kinh nghiệm thực tế về ngành, giúp họ sẵn sàng cho việc làm sau khi tốt nghiệp.
Học ngành Quản lý xây dựng được những gì?
Sinh viên theo học ngành Quản lý xây dựng sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên môn về:
- Kiến thức về thiết kế, đề xuất, lựa chọn các giải pháp công nghệ, kỹ thuật phù hợp cho từng bộ phận cấu thành dự án
- Các kiến thức về lập, phân tích và đánh giá dự án đầu tư
- Kỹ năng thẩm định dự án đầu tư, lập dự toán công trình xây dựng, lập hồ sơ mời thầu xây lắp, đấu thầu xây lắp, thi công công trình, hoành thành, quyết toán, kế toán – kiểm toán công trình…
- Có khả năng đề xuất các phương án có tính hiệu quả về kinh tế cho một công trình cụ thể
- Có khả năng tổ chức thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị tới khi kết thúc, đưa dự án vào giai đoạn vận hành, khai thác và các đánh giá sau khi thẩm định hậu dự án
- Quản lý, điều hành tổng thể cả dự án xây dựng hay quản lý từng giai đoạn, từng lĩnh vực, từng bộ phận dự án (về tài chính, nhân sự, công nghệ ứng dụng, chất lượng dự án, tiến độ và rủi ro trong dự án)
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Quản lý xây dựng
Sau khi càn quét thông tin tuyển sinh năm 2023, chúng mình đã tìm được các trường dưới đây tuyển sinh và đào tạo ngành Quản lý xây dựng.
Dựa vào mức điểm chuẩn ngành Quản lý xây dựng năm 2023, các bạn và các bậc phụ huynh hãy cân nhắc và lựa chọn trường phù hợp với khả năng, khu vực bạn ở và sở thích nhé.
Các trường tuyển sinh ngành Quản lý xây dựng năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn ngành Quản lý xây dựng |
a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc | ||
1 | Trường Đại học Xây dựng | 19.4 – 21.5 |
2 | Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội | 21.75 – 23.93 |
3 | Trường Đại học Giao thông vận tải | 23.51 |
4 | Trường Đại học Thủy Lợi | 21.7 |
5 | Trường Đại học Kinh Bắc | 15 |
6 | Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải | 21.1 |
7 | Trường Đại học Mỏ – Địa chất | 19.5 |
b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên | ||
1 | Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng | 17 |
2 | Trường Đại học Xây dựng Miền Trung | 15 |
3 | Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Phân hiệu Đà Nẵng | 15 |
c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam | ||
1 | Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM | 22.6 |
2 | Trường Đại học Kiến trúc TPHCM | 21.2 |
3 | Trường Đại học Văn Lang | 16 |
4 | Trường Đại học Công nghệ TPHCM | 16 |
5 | Trường Đại học Giao thông vận tải Phân hiệu TPHCM | 20.1 |
6 | Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ | 15 |
3. Các khối thi ngành Quản lý xây dựng
Ngành Quản lý xây dựng có 5 khối thi chủ đạo, bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo những khối thi được ít trường sử dụng hơn, bao gồm: khối A16, B00, C04 và D90.
4. Chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng
Dành cho những bạn muốn tìm hiểu về các môn học của ngành Quản lý xây dựng nhé.
Khung chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng như sau:
Học kỳ 1 |
Giáo dục Quốc phòng – An ninh 1, 2, 3 |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1 |
Giải tích |
Vật lý |
Giáo dục thể chất 1 |
Học kỳ 2 |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 2 |
Đại số tuyến tính |
Cơ học lý thuyết |
Ngoại ngữ 1 (Tiếng Anh/Tiếng Nga/Tiếng Pháp) |
Vẽ kỹ thuật F1 |
Thực tập xưởng |
Giáo dục thể chất 2 |
Học kỳ 3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Xác xuất thống kê |
Ngoại ngữ 2 |
Sức bền vật liệu |
Trắc địa |
Giáo dục thể chất 3 |
Học kỳ 4 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Địa chất công trình |
Cơ học đất |
Thủy lực – Thủy văn |
Thực tập trắc địa |
Cơ học kết cấu |
Pháp luật kinh tế |
Giáo dục thể chất 4 |
Học kỳ 5 |
Kinh tế lượng |
Kinh tế vi mô |
Tâm lý học quản lý + Kỹ năng làm việc theo nhóm |
Máy xây dựng |
Vật liệu xây dựng |
Giáo dục thể chất 5 |
Chuyên sâu 1: Quản lý xây dựng công trình giao thông |
Kết cấu bê tông công trình giao thông |
Kết cấu thép công trình giao thông |
Chuyên sâu 2: Quản lý xây dựng dân dụng và công nghiệp |
Kết cấu bê tông công trình dân dụng và công nghiệp |
Kết cấu thép công trình dân dụng và công nghiệp |
Học kỳ 6 |
Khoa học quản lý |
Cơ sở quản lý dự án |
Quản lý nhà nước về xây dựng |
Nền móng |
Đấu thầu trong xây dựng |
Chuyên sâu 1: Quản lý xây dựng công trình giao thông |
Thiết kế cầu |
Thiết kế đường ô tô |
Chuyên sâu 2: Quản lý xây dựng dân dụng và công nghiệp |
Kiến trúc dân dụng và công nghiệp |
Quy hoạch đô thị |
Học kỳ 7 |
Tin học ứng dụng trong quản lý xây dựng |
Các giải pháp kỹ thuật bền vững |
Chuyên sâu 1: Quản lý xây dựng công trình giao thông |
Xây dựng cầu |
Xây dựng đường ô tô |
Kỹ thuật đường sắt |
Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông |
TKMH Lập và phân tích dự án |
Thực tập kỹ thuật |
Chuyên sâu 2: Quản lý xây dựng dân dụng và công nghiệp |
Kết cấu nhà bê tông |
Kết cấu nhà thép |
Công nghệ xây dựng nhà |
Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp |
TKMH Lập và phân tích dự án |
Thực tập kỹ thuật |
Học kỳ 8 |
Quản lý tài chính trong xây dựng |
Quản lý hành chính trong xây dựng |
Quản lý chất lượng trong xây dựng |
Quản lý vật tư thiết bị trong xây dựng |
Chuyên sâu 1: Quản lý xây dựng công trình giao thông |
Lập giá trong xây dựng công trình giao thông |
TKMH Lập giá trong xây dựng |
Tổ chức quản lý thực hiện dự án xây dựng công trình giao thông |
TKMH Tổ chức quản lý thực hiện dự án xây dựng |
Chuyên sâu 2: Quản lý xây dựng dân dụng và công nghiệp |
Lập giá trong xây dựng công trình dân dụng và công trình |
TKMH Lập giá trong xây dựng |
Tổ chức quản lý thực hiện dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp |
TKMH Tổ chức quản lý thực hiện dự án xây dựng |
Học kỳ 9 |
Thực tập tốt nghiệp |
Đồ án tốt nghiệp |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Chương trình học ngành Quản lý xây dựng sẽ giúp sinh viên có thể tích lũy những kiến thức để đảm nhiệm tốt những công việc chuyên ngành thuộc hoặc liên quan tới đầu tư, quản lý công trình. Công việc chính đó là kỹ sư quản lý xây dựng.
Ngành quản lý xây dựng có rất nhiều cơ hội việc làm tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Một số vị trí công việc phổ biến trong ngành bao gồm:
- Trưởng dự án xây dựng
- Giám sát dự án
- Quản lý tài chính dự án
- Kế toán dự án
- Chuyên viên quản lý nguồn lực
- Chuyên viên quản lý môi trường
- Các công ty xây dựng, công ty dịch vụ xây dựng và các công ty dự án lớn là những nơi cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành quản lý xây dựng.
6. Mức lương ngành quản lý xây dựng
Mức lương trong ngành quản lý xây dựng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chức vụ, kinh nghiệm và kỹ năng của từng cá nhân. Trung bình mức lương của một nhân viên trong ngành khoảng 15-20 triệu đồng/tháng tại Việt Nam.
Các chức vụ cao hơn như Trưởng dự án xây dựng, Giám đốc dự án hoặc Quản lý dự án có thể có mức lương cao hơn. Mức lương cuối cùng sẽ phụ thuộc vào công ty và thị trường lao động tại địa phương.
7. Các phẩm chất cần có
Có một số phẩm chất quan trọng bạn cần có để học ngành quản lý xây dựng như:
- Sự tự tin và quản lý thời gian tốt
- Khả năng tổ chức và quản lý các dự án xây dựng để đạt được mục tiêu đặt ra.
- Kỹ năng giao tiếp tốt với các đối tác và đồng nghiệp, đặc biệt là trong các tình huống khó khăn.
- Kỹ năng số học và tài chính để tối ưu hóa chi phí và quản lý ngân sách của dự án.
- Khả năng sáng tạo nghệ thuật để tạo ra các dự án xây dựng đẹp và thực tế.
Trên đây là một số thông tin định hướng ngành Quản lý xây dựng. Hi vọng phần nào hữu ích trong việc lựa chọn ngành nghề tương lai của các bạn.