Nếu như các ngành quản trị khác liên quan tới kinh doanh, dịch vụ hay quản trị hệ thống, dự án… thì ngành quản trị nhân lực (nhân sự) tập trung phần lớn vào con người.
Vậy cụ thể ngành Quản trị nhân lực là gì?
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Quản trị nhân lực là gì?
Ngành Quản trị nhân lực (tiếng Anh là Human Resource Management, được gọi tắt là HR) hay quản lý nguồn nhân lực là một ngành học trong lĩnh vực kinh doanh định hướng tới việc quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho một doanh nghiệp.
Những chuyên gia trong ngành này sẽ học các kỹ năng quản trị nhân sự, tìm hiểu về luật lao động, chính sách bảo hiểm và các phương pháp tổ chức sự kiện. Họ cũng sẽ học cách phân tích và giải quyết vấn đề liên quan đến nhân viên và tìm cách cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên.
Chính vì vậy, dù không trực tiếp ảnh hưởng tới doanh thu kinh doanh của công ty nhưng bộ phận nhân sự của mỗi công ty lại có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn và không thể thiếu của mỗi tổ chức.
Khi bạn ứng tuyển vào một công ty nào đó thì người đầu tiên bạn tiếp xúc thường sẽ là người thuộc bộ phận HR của công ty đó. Chính vì vậy bộ phận nhân sự được coi là gương mặt đại diện cho công ty đó. Vì thế nếu người làm nhân sự không gây được thiện cảm tốt với những người tới ứng tuyển thì chắc hẳn ứng viên đó sẽ mất thiện cảm với cả công ty đó.
Ngoài ra, bộ phận nhân sự cũng là nơi tiếp nhận những thắc mắc về phúc lợi, lương bổng cũng như chính sách đào tạo nhân lực của công ty.
-> Vị trí quản trị nhân sự đóng một vai trò rất lớn trong việc tạo ra môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp, đáng mơ ước.
Chương trình học ngành Quản trị nhân lực trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành như Kinh tế, quản trị học, tổ chức lao động, cách thu hút và tuyển chọn nguồn nhân lực, phương hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quản trị tiền lương, hành vi tổ chức, cách quản trị và đánh giá thực hiện công việc, Quản lý nhân lực nhân công, quản trị văn phòng, quản trị các nguồn nhân lực quốc tế, quan hệ lao động…
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Quản trị nhân lực
Để giúp các bạn có thể tìm hiểu được nhiều lựa chọn tốt nhất mình đã tổng hợp danh sách những trường đào tạo ngành Quản trị nhân lực trong năm 2023 trong bảng dưới đây.
Các trường tuyển sinh ngành Quản trị nhân lực năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn ngành Quản trị nhân lực |
a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc | ||
1 | Trường Đại học Kinh tế quốc dân | 27.1 |
2 | Trường Đại học Thương mại | 25.9 |
3 | Học viện Hành chính Quốc gia | 23.35 – 26.35 |
4 | Trường Đại học Lao động – Xã hội | 23.25 |
5 | Trường Đại học Phenikaa | 21 |
b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên | ||
1 | Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng | 24.75 |
2 | Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế | 18 |
3 | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh | 17 |
4 | Trường Đại học Nội vụ Phân hiệu Quảng Nam | 15 – 16 |
5 | Trường Đại học Đông Á | 15 |
6 | Trường Đại học Duy Tân | 14 |
c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam | ||
1 | Trường Đại học Lao động – Xã hội cơ sở 2 | 22.75 |
2 | Học viện Hàng không Việt Nam | 19 |
3 | Trường Đại học Nguyễn Tất Thành | 15 |
4 | Trường Đại học Hoa Sen | 15 |
5 | Trường Đại học RMIT Nam Sài Gòn | |
6 | Trường Đại học Kinh tế TPHCM | 26.02 |
d. Các trường cao đẳng | ||
1 | Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ TPHCM | |
2 | Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus | |
3 | Trường Cao đẳng Thống kê | |
4 | Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn |
3. Các khối thi ngành Quản trị nhân lực
Các khối xét tuyển ngành Quản trị nhân lực năm bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
Ít phổ biến hơn, chỉ được một vài trường sử dụng để xét tuyển:
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C15 (Văn, Sử, Anh)
- Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
- Khối D09 (Toán, Sử, Anh)
- Khối D78 (Văn, KHXH, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực
Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực của trường Đại học Kinh tế Huế.
Sinh viên ngành Quản trị nhân lực của trường Đại học Kinh tế Huế sẽ học những môn như sau:
I. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG |
A. Lý luận chính trị |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
B. Khoa học xã hội – Nhân văn – Nghệ thuật |
Pháp luật đại cương (2) |
Học phần tự chọn: |
Địa lý kinh tế (2) |
Khoa học môi trường (2) |
Quản lý nhà nước về kinh tế (2) |
Tâm lý học đại cương (2) |
Xã hội học đại cương (2) |
C. Ngoại ngữ |
Tiếng Anh cơ bản 1 (3) |
Tiếng Anh cơ bản 2 (2) |
Tiếng Anh cơ bản 3 (2) |
D. Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường (9/9) |
Tin học ứng dụng |
Toán ứng dụng trong kinh tế |
Lý thuyết xác suất và thống kê toán |
Giáo dục thể chất – GD QPAN |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
A. Kiến thức của khối ngành |
Kinh tế vi mô 1 (3) |
Kinh tế vĩ mô 1 (3) |
Nguyên lý kế toán (3) |
Quản trị học (3) |
Tài chính – tiền tệ 1 (3) |
B. Kiến thức ngành – chuyên ngành (54) |
1. Kiến thức chung của ngành |
Thống kê kinh doanh 1 (3) |
Luật kinh tế (3) |
Marketing căn bản (3) |
Quản trị chiến lược (3) |
Quản trị nhân lực (3) |
Quản trị tài chính (3) |
Kinh tế nguồn nhân lực (3) |
Quản trị sản xuất (3) |
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh (3) |
2. Kiến thức chuyên sâu của ngành |
Tổ chức lao động (4) |
Thu hút và tuyển chọn nguồn nhân lực (2) |
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (3) |
Quản trị tiền lương (3) |
Hành vi tổ chức (3) |
Học phần tự chọn: |
Quản trị đánh giá thực hiện công việc (2) |
Quản lý nguồn nhân lực công (2) |
Quản trị văn phòng (3) |
Quản trị nguồn nhân lực quốc tế (2) |
Quan hệ lao động (2) |
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (3) |
Quản trị thay đổi (3) |
Luật lao động (3) |
C. Kiến thức bổ trợ |
Tiếng Anh chuyên ngành (3) |
Khởi sự doanh nghiệp (3) |
Lãnh đạo (3) |
Quản trị dịch vụ (3) |
Quản trị chất lượng (3) |
Quản trị rủi ro (3) |
Thống kê nhân lực (3) |
Kinh tế lượng (3) |
Đàm phán kinh doanh (3) |
D. Thực tập nghề nghiệp (4) |
E. Thực tập cuối khóa (7/14) |
Khóa luận cuối khóa (7) |
Chuyên đề tổng hợp (2) |
Chuyên đề thực tập cuối khóa (5) |
5. Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp
Ngành quản trị nhân lực có rất nhiều cơ hội việc làm, bao gồm các vị trí như quản lý nhân sự, tư vấn nhân sự, chuyên viên phát triển nhân sự, trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự, trưởng nhóm nhân sự, và nhiều vị trí khác trong các công ty, tổ chức, và các tổ chức quốc tế.
6. Mức lương ngành Quản trị nhân lực
Mức lương trong ngành quản trị nhân lực có thể khác nhau tùy vào cấp độ, kinh nghiệm, và vị trí của công việc.
Trung bình, mức lương cho các chuyên viên quản trị nhân lực từ 8-12 triệu đồng/tháng, còn cho các chuyên gia cao cấp hoặc giám đốc nhân sự thì có thể trên 20 triệu đồng/tháng.
7. Các phẩm chất cần có
Để học ngành quản trị nhân lực, các phẩm chất cần có bao gồm:
- Khả năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt.
- Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.
- Thành thạo kỹ năng mềm, như kỹ năng quản lý thời gian và tình yêu công việc.
- Tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm đến con người.
- Sự tự tin và tự tin khi giao tiếp với người khác.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về ngành Quản trị nhân lực. Hi vọng có thể giúp ích phần nào trong việc lựa chọn ngành nghề cho tương lai của các bạn.