Ngành Kỹ thuật Nhiệt lạnh là ngành khoa học giúp bạn có thể tính toán thiết kế cho các hệ thống nhiệt công nghiệp, nhiệt điện, hệ thống sấy, lạnh, điều hòa không khí… rất nhiều ứng dụng khác.
Vậy ngành Kỹ thuật nhiệt là gì? Học gì và ra trường có thể làm những công việc gì? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Kỹ thuật nhiệt là gì?
Kỹ thuật nhiệt là một ngành đào tạo chuyên ngành trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ, trải qua các chuyên đề về nhiệt lạnh, nhiệt kế, điều hòa nhiệt độ, các hệ thống nhiệt và điều hòa trong các dự án xây dựng.
Sinh viên sẽ được học về các kiến thức về kỹ thuật nhiệt và các kỹ thuật liên quan, cũng như các kỹ năng để giải quyết các vấn đề nhiệt trong công tác xây dựng và sử dụng hiệu quả các hệ thống nhiệt.
Kỹ thuật Nhiệt có liên quan tới cả kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật hóa học.
Học ngành Kỹ thuật nhiệt được những gì?
Đương nhiên các bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm và đào tạo các kiến thức chuyên ngành về nhiệt – lạnh, cơ khí, hóa học… Cụ thể là:
- Các kiến thức về nhiệt và lạnh: Thiết kế thiết bị, nhận biết các vấn đề xảy ra với thiết bị nhiệt lạnh, kỹ thuật sửa chữa hệ thống cơ – điện – lạnh, tìm hiểu về điều hòa không khí, các nhà máy trữ đông, kho lạnh, lò nhiệt điện…
- Kiến thức về cơ khí: Hoạt động của máy móc, ứng dụng của công nghệ hiện đại vào chế tạo máy móc nhiệt lạnh
- Hệ thống tự động hóa trong nhiệt lạnh và điều khiển
2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật Nhiệt
Dưới đây là các trường đại học tuyển sinh ngành Kỹ thuật nhiệt và Công nghệ kỹ thuật nhiệt trong năm 2023.
- Ngành Kỹ thuật nhiệt – Mã ngành: 7520115
- Ngành Công nghệ Kỹ thuật nhiệt – Mã ngành: 7510206
Các trường tuyển sinh ngành (Công nghệ) Kỹ thuật nhiệt năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Nhiệt |
a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc | ||
1 | Đại học Bách khoa Hà Nội | 23.94 |
2 | Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội | 22.15 |
3 | Trường Đại học Giao thông vận tải | 22.85 |
4 | Trường Đại học Hàng Hải | 21.75 |
5 | Trường Đại học Điện Lực | 21.3 |
6 | Trường Đại học Công nghệ Đông Á | 21 |
b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên | ||
1 | Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng | 19.25 |
2 | Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng | 18.65 |
3 | Trường Đại học Vinh | 26 |
4 | Trường Đại học Nha Trang | 16 |
c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam | ||
1 | Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM | 20.7 – 23.33 |
2 | Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TPHCM | 60.46 |
3 | Trường Đại học Nông lâm TPHCM | 18.5 |
4 | Trường Đại học Công nghiệp TPHCM | 19 |
5 | Trường Đại học Công thương TPHCM | 16 |
6 | Trường Đại học Văn Lang | 16 |
7 | Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long | 15 |
3. Các khối thi ngành Kỹ thuật nhiệt
Ngành Kỹ thuật nhiệt có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:
- Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
- Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
- Khối C04 (Văn, Toán, Địa)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật nhiệt
Bỏ qua các môn giáo dục đại cương, chúng ta cùng tìm hiểu xem ngành Kỹ thuật nhiệt sẽ học những môn chuyên ngành nào nhé.
Chi tiết chương trình như sau:
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1. Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành |
Cơ kỹ thuật |
Sức bền vật liệu |
Vẽ kỹ thuật 1 |
Nguyên lý – Chi tiết máy |
Kỹ thuật điện – điện tử |
Cơ học lưu chất ứng dụng |
Nhiệt động lực học kỹ thuật |
Truyền nhiệt |
2. Kiến thức chuyên ngành |
Kỹ thuật lạnh |
Lò hơi |
Bơm, Quạt và Máy nén |
Điều hòa không khí |
Máy nén và thiết bị lạnh |
Nhà máy nhiệt điện |
Kỹ thuật sấy |
Kế hoạch khởi nghiệp |
Thực tập điện lạnh 1, 2, 3, 4 |
TT lò hơi |
TT lò sấy |
Thực tập tốt nghiệp + Khóa luận tốt nghiệp |
III. PHẦN TỰ CHỌN |
1. Kiến thức giáo dục đại cương |
Kinh tế học đại cương |
Nhập môn quản trị chất lượng |
Nhập môn quản trị học |
Nhập môn Logic học |
Cơ sở Văn hóa Việt Nam |
Nhập môn xã hội học |
Tâm lý học kỹ sư |
Tư duy hệ thống |
Kỹ năng học tập đại học |
Kỹ năng xây dựng kế hoạch |
Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
Kế hoạch khởi nghiệp |
2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (chọn 2 môn) |
Toán cao cấp dành cho kỹ sư 1, 2 |
Vật lý 3 |
Thí nghiệm vật lý 2 |
Đại số tuyến tính và cấu trúc đại số |
3. Kiến thức chuyên ngành (chọn 4 môn) |
Môn cơ sở ngành |
Vật liệu nhiệt lạnh |
Công nghệ kim loại |
Đo lường nhiệt |
Máy thủy lực và khí nén |
Vi điều khiển ứng dụng |
Môn chuyên ngành |
Thiết bị trao đổi nhiệt |
Nguyên lý tự động hóa quá trình nhiệt |
Kinh tế năng lượng |
Chuyên đề lạnh |
Chuyên đề nhiệt |
Chuyên đề năng lượng tái tạo |
Đồ án lạnh |
Đồ án nhiệt |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Ngành kỹ thuật nhiệt có rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp. Các cơ hội việc làm bao gồm:
- Chuyên viên kỹ thuật nhiệt: Thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống nhiệt trong các dự án xây dựng.
- Giám đốc kỹ thuật: Quản lý và kiểm soát các dự án xây dựng liên quan đến kỹ thuật nhiệt.
- Nhà thầu kỹ thuật: Tham gia vào các dự án xây dựng, từ thiết kế đến thi công hệ thống nhiệt.
- Chuyên viên kinh doanh: Tìm kiếm và thăm dò thị trường cho các công ty sản xuất và kinh doanh hệ thống nhiệt.
- Giảng viên: Dạy môn kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học và cao đẳng.
6. Mức lương ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh
Mức lương của người đi làm trong ngành kỹ thuật nhiệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, chức vụ, nơi làm việc, hoạt động kinh doanh của công ty. Trung bình mức lương cho một chuyên gia kỹ thuật nhiệt tại Việt Nam có thể từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng một tháng.
7. Các phẩm chất cần có
Để học ngành kỹ thuật nhiệt, các phẩm chất cần có bao gồm:
- Sự quan tâm và đam mê tình thích cho kỹ thuật và công nghệ. Khả năng sử dụng các phần mềm và công cụ kỹ thuật để giải quyết vấn đề.
- Năng lực tự học và tìm kiếm thông tin mới.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt.
- Sự chăm chỉ, kiên trì và tận tình trong công việc.
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian tốt.
- Năng lực giải quyết vấn đề và tìm kiếm giải pháp.
- Sự hứng thú và quan tâm đối với các vấn đề môi trường và sự phát triển bền vững.
Trên đây là những thông tin định hướng về ngành Kỹ thuật nhiệt. Hi vọng sẽ hữu ích với các bạn trong việc lựa chọn và định hướng trong tương lai.