Ngành An toàn thông tin là một trong những ngành trọng điểm trong đào tạo công nghệ hiện nay ở các trường đại học.
Vậy ngành học này có những gì cần tìm hiểu? Hãy cùng mình khám phá nha.
Giới thiệu chung về ngành
Ngành An toàn thông tin là gì?
An toàn thông tin là ngành học về các cơ chế bảo mật hệ thống thông tin, chống lại các nguy cơ mất cắp dữ liệu, các hành động trộm cắp, đạo tặc trên mạng.
An toàn thông tin có thể hiểu là giữ cho thông tin (database) được an toàn. Chắc hẳn phải là ngành học về bảo mật về các thông tin trong công nghệ rồi phải không nào?
Nhờ các công tác an toàn thông tin mà hệ thống thông tin có thể đảm bảo thực hiện đúng chức năng, mục đích và phục vụ đúng đối tượng.
Chương trình học ngành An toàn thông tin trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu về Lập trình hướng đối tượng, cấu trúc và giải thuật, cơ sở dữ liệu, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, an toàn mạng máy tính, cơ chế hoạt động của mã độc, mật mã học, lập trình hệ thống, hệ thống tìm kiếm, phát hiện và ngăn ngừa xâm nhập, an toàn mạng không dây và có dây, quản lý rủi ro và an toàn thông tin trong doanh nghiệp…
Ngành An toàn thông tin có mã ngành là 7480202.
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành An toàn thông tin
Danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành An toàn thông tin đã được mình cập nhật chi tiết trong bảng dưới đây.
Các trường tuyển sinh ngành An toàn thông tin năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Tên trường | Điểm chuẩn 2021 |
Học viện An ninh nhân dân | 23.46 – 28.03 |
Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội | 27.0 |
Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông | 26.55 |
Học viện Kỹ thuật mật mã | 25.95 |
Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên | 17.0 |
Đại học FPT Hà Nội (ngành CNTT) | |
Đại học Duy Tân | 14.0 |
Đại học FPT Đà Nẵng | |
Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG TPHCM | 27.0 |
Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông cơ sở 2 | 25.4 |
Đại học Công nghệ TPHCM | 20.0 |
Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM | 16.0 |
Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long | 15.0 |
Đại học FPT TP HCM |
Điểm chuẩn ngành An toàn thông tin năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 14.0 và cao nhất là 28.03 (thang điểm 30).
Các khối xét tuyển ngành An toàn thông tin
Ngành An toàn thông tin có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối A04 (Toán, Vật lý, Địa lý)
- Khối A10 (Toán, Lý, GDCD)
- Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C01 (Toán, Văn, Lý)
- Khối C04 (Toán, Văn, Địa)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
Xem thêm tại: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng
Chương trình đào tạo ngành An toàn thông tin
Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành An toàn thông tin của trường Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQGHCM.
Chi tiết chương trình học như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Pháp luật đại cương |
Đại số tuyến tính |
Cấu trúc rời rạc |
Xác suất thống kê |
Giải tích |
Nhập môn điện tử |
Nhập môn mạch số |
Nhập môn lập trình |
Kỹ năng nghề nghiệp |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1. Kiến thức cơ sở nhóm ngành |
Lập trình hướng đối tượng |
Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật |
Cơ sở dữ liệu |
Nhập môn Mạng máy tính |
Kiến trúc máy tính |
Hệ điều hành |
Giới thiệu ngành An toàn Thông tin |
2. Kiến thức cơ sở ngành |
Lập trình mạng căn bản |
An toàn Mạng máy tính |
Cơ chế hoạt động của mã độc |
Quản trị mạng và hệ thống |
Mật mã học |
Lập trình hệ thống |
Đồ án chuyên ngành |
3. Kiến thức chuyên ngành |
Hệ thống tìm kiếm, phát hiện và ngăn ngừa xâm nhập |
An toàn mạng không dây và di động |
Quản lý rủi ro và an toàn thông tin trong doanh nghiệp |
Kỹ thuật phân tích mã độc |
Bảo mật web và ứng dụng |
Pháp chứng kỹ thuật số |
4. Học phần tự chọn: |
Công nghệ Internet of Things hiện đại |
Bảo mật Internet of things |
An ninh nhân sự, định danh và chứng thực |
An toàn dữ liệu, khôi phục thông tin sau sự cố |
An toàn mạng máy tính nâng cao |
An toàn kiến trúc hệ thống |
Lập trình an toàn và khai thác lỗ hổng phần mềm |
Phương pháp học máy trong an toàn thông tin |
An toàn thông tin trong kỷ nguyên máy tính lượng tử |
5. Thực tập, khóa luận tốt nghiệp hoặc các môn chuyên đề tốt nghiệp |
Thực tập doanh nghiệp |
Khóa luận tốt nghiệp |
Các môn thay thế khóa luận tốt nghiệp: |
Hệ thống nhúng Mạng không dây |
Lập trình ứng dụng Web |
Tấn công mạng |
Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Kỹ sư An toàn thông tin sau khi ra trường có thể làm việc tại hầu hết các đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước với mức lương vô cùng hấp dẫn.
Các vị trí công việc bạn có thể quan tâm như:
- Chuyên viên bảo mật hệ thống tại các ngân hàng, trung tâm dữ liệu, nhà cung cấp dịch vụ internet.
- Chuyên viên phân tích, đánh giá và phòng chống mã độc
- Chuyên viên phát triển phần mềm an ninh
- Chuyên viên kiểm tra an ninh trên không gian mạng.
- …
Mức lương ngành An toàn thông tin
Mức lương bình quân ngành An toàn thông tin mới ra trường là từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ tăng dần sau quá trình tích lũy kinh nghiệm học tập và làm việc cũng như năng lực của mỗi người.
Trên đây là một số thông tin về ngành học An toàn thông tin được đào tạo hệ đại học của các trường tại Việt Nam hiện nay. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc vui lòng để lại bình luận cho mình nhé.