Sư phạm Lịch sử là một trong những ngành học thuộc nhóm đào tạo giáo viên có chuyên môn sư phạm, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp về giảng dạy các bậc học tại Việt Nam.
Hãy cùng TrangEdu tìm hiểu thông tin về ngành học này trong mùa tuyển sinh sắp tới ngay nhé.
1. Ngành Sư phạm Lịch sử là gì?
Ngành Sư phạm Lịch sử là gì?
Sư phạm Lịch sử (tiếng Anh là History Teacher Education) là một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục liên quan đến việc đào tạo và phát triển giáo viên chuyên ngành lịch sử.
Những giáo viên được đào tạo sẽ được truyền đạt kiến thức về quá khứ của nhân loại, các sự kiện lịch sử, văn hóa và chính trị cho thế hệ tương lai.
Dạy và học lịch sử cũng giúp học sinh hiểu rõ hơn về thế giới hiện tại và làm giàu tư duy phê phán của họ. Sư phạm lịch sử trang bị cho sinh viên kỹ năng phân tích, đánh giá và liên kết thông tin là những kỹ năng cần thiết hiện nay.
Ngành Sư phạm Lịch sử có mã ngành xét tuyển đại học là 7140218.
2. Những ai nên học ngành sư phạm lịch sử?
Ngành Sư phạm lịch sử là một lựa chọn hấp dẫn với nhiều đối tượng khác nhau. Dưới đây là một số nhóm đối tượng có thể phù hợp với ngành học này:
- Người đam mê lịch sử, muốn tìm hiểu sâu về các sự kiện, nhân vật và văn hóa qua các thời kỳ có thể tìm thấy niềm vui trong việc truyền đạt kiến thức này cho người khác thông qua sư phạm lịch sử.
- Những người muốn đóng góp công sức vào hệ thống giáo dục.
- Người có kỹ năng phân tích và phê phán
- Người muốn làm công việc ổn định và có ý nghĩa.
3. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử
Ngành Sư phạm Lịch sử sẽ được học những môn gì?
Chương trình học ngành Lịch sử mang lại cho người học đầy đủ kiến thức chung về lịch sử, kiến thức theo từng lĩnh vực, kiến thức khối ngành, chuyên ngành đi kèm các kỹ năng về chuyên môn, khả năng lập luận tư duy, giải quyết vấn đề cũng như khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức.
Theo học ngành Sư phạm Lịch sử của trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình học như sau:
I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Ngoại ngữ B1 |
Giáo dục thể chất |
Giáo dục quốc phòng |
II. KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC |
Nhập môn Công nghệ giáo dục |
Ứng dụng ICT trong giáo dục |
Tâm lí học giáo dục |
Nhập môn Khoa học giáo dục |
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong giáo dục |
Nhập môn khoa học quản lý trong giáo dục |
Nhập môn thống kê ứng dụng trong giáo dục |
Nhập môn đó lường và đánh giá trong giáo dục |
III. KHỐI KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH |
Học phần bắt buộc: |
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực giáo dục |
Lý luận dạy học |
Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và đào tạo |
Đánh giá năng lực người học |
Học phần tự chọn: |
Thực hành sư phạm và phát triển kỹ năng cá nhân, xã hội |
Tư vấn tâm lý học đường |
Phát triển chương trình giáo dục |
Phương pháp dạy học hiện đại |
Thực hành kỹ thuật dạy học tích cực |
IV. KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH |
Học phần bắt buộc: |
Lịch sử Việt Nam cổ – trung đại |
Lịch sử Việt Nam cận đại |
Lịch sử Việt Nam hiện đại |
Lịch sử thế giới cổ – trung đại |
Lịch sử thế giới cận đại |
Lịch sử thế giới hiện đại |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Thể chế chính trị thế giới |
Lịch sử văn minh thế giới |
Dẫn luận ngôn ngữ học |
Địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam |
Học phần tự chọn: |
Làng xã Việt Nam trong lịch sử |
Đô thị cổ Việt Nam |
Hán nôm cơ sở |
Các tôn giáo thế giới |
Sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước Đông Bắc Á |
Sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước Đông Nam Á |
Sử liệu học và các nguồn sử liệu lịch sử Việt Nam |
V. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH |
Học phần bắt buộc: |
Phương pháp dạy học lịch sử |
Thực hành dạy học lịch sử |
Kỹ thuật dạy học lịch sử |
Thực hành sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học lịch sử |
Học phần tự chọn: |
Một số phương pháp nghiên cứu lịch sử |
Lý luận, công nghệ dạy học hiện đại môn lịch sử |
Tiếp xúc văn hóa Đông Tây ở Việt Nam thời cận đại |
Nguyễn Ái Quốc và sự truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam |
Lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thời cổ trung đại |
Các khuynh hướng tư tưởng giải phóng dân tộc thời cận đại |
Quan hệ thương mại truyền thống ở khu vực Biển Đông |
Đặc điểm quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh |
Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai |
Biến đổi kinh tế – xã hội Việt Nam 1945 – 2000 |
Kiến thức thực tập và tốt nghiệp: |
Thực tập sư phạm |
Khóa luận tốt nghiệp |
4. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử
Có những trường nào đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử?
TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.
Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm Lịch sử năm 2023 và điểm chuẩn như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn 2023 |
a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc | ||
1 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 27.76 – 28.42 |
2 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 | 28.58 |
3 | Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên | 28 |
4 | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội | 25.15 |
5 | Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN | 27.17 |
6 | Trường Đại học Hùng Vương | |
b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên | ||
1 | Trường Đại học Vinh | 28.12 |
2 | Trường Đại học Sư phạm Huế | 27.6 |
3 | Trường Đại học Hồng Đức | |
4 | Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng | 27.58 |
5 | Trường Đại học Quy Nhơn | 25.75 |
6 | Trường Đại học Phú Yên | |
7 | Trường Đại học Đà Lạt | 26.75 |
c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam | ||
1 | Trường Đại học Sư phạm TPHCM | 26.85 |
2 | Trường Đại học Sài Gòn | 25.66 |
3 | Trường Đại học An Giang | 27.21 |
4 | Trường Đại học Đồng Nai | |
5 | Trường Đại học Đồng Tháp | 27.4 |
6 | Trường Đại học Cần Thơ | 26.75 |
7 | Trường Đại học Thủ Dầu Một |
5. Các tổ hợp xét tuyển ngành Sư phạm Lịch sử
Thi ngành Sư phạm Lịch sử theo khối nào?
Để đăng ký xét tuyển vào một trong các trường phía trên, các bạn có thể sử dụng một trong các tổ hợp xét tuyển sau đây tùy trường:
- Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
- Khối D14 (Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- Khối C03 (Văn, Toán, Lịch sử)
- Khối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
- Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
- Khối D96 (Toán, Khoa học xã hội, Anh)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
- Khối A09 (Toán, Địa lí, Giáo dục công dân)
- Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
- Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
- Khối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
- Khối A08 (Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân)
- Khối D64 (Văn, Lịch sử, Tiếng Pháp)
6. Công việc, mức lương và cơ hội nghề nghiệp của ngành
Dưới đây là một số vị trí công việc phổ biến trong ngành mà có thể bạn nên tham khảo:
- Giáo viên lịch sử: Phụ trách công tác giảng dạy môn lịch sử tại các trường tiểu học, trung học.
- Nhà nghiên cứu và viết lách về lịch sử: Tham gia vào các dự án nghiên cứu, viết sách giáo trình hoặc tài liệu học tập về môn lịch sử.
- Chuyên viên tư vấn giáo dục: Hỗ trợ các trường, cơ sở đào tạo và học sinh trong việc xây dựng chương trình học môn sử.
- Các công việc liên quan đến bảo tàng và di sản văn hóa: Làm việc tại các bảo tàng, di tích lịch sử, quản lý và giới thiệu cho công chúng nắm rõ.
Mức lương ngành sư phạm lịch sử có thể khác biệt giữa một số vị trí công việc. Thông thường, các giáo viên dạy lịch sử sẽ có mức lương từ 10 – 15 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc theo biên chế mỗi trường.
7. Các thách thức và khó khăn của ngành
Người theo nghề sư phạm lịch sử phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức dưới đây:
- Việc kết nối kiến thức lịch sử với thực tiễn cuộc sống hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Lịch sử được coi là một môn học khô khan, việc giữ cho học sinh quan tâm và tăng cảm hứng học là rất khó khăn.
- Ứng dụng công nghệ trong việc dạy lịch sử đòi hỏi kỹ năng và sự sáng tạo từ phía giáo viên.
- Hạn chế về ngân sách có thể ảnh hưởng tới việc cải thiện chất lượng giáo dục và nghiên cứu.
Ngành Sư phạm lịch sử mang lại cơ hội đầy hứa hẹn nhưng cũng đầy thách thức và khó khăn. Những ai muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành này cần hiểu rõ và chuẩn bị sẵn lòng đối mặt với những thách thức này.