Nuôi trồng thủy sản là một trong những hướng đi kinh tế ổn định, phát triển dài lâu và ngành nuôi trồng thủy sản sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết nhất.
Cùng mình tìm hiểu những thông tin định hướng về ngành Nuôi trồng thủy sản trước mùa tuyển sinh nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành Nuôi trồng thủy sản
Ngành Nuôi trồng thủy sản là gì?
Ngành Nuôi trồng thủy sản là một ngành nông nghiệp liên quan đến việc nuôi trồng các loài thủy sản như tôm, cá, trứng và các loại thủy sản khác. Nuôi trồng thủy sản cần các kiến thức về sinh học, hệ sinh thái, dinh dưỡng và các yếu tố môi trường liên quan đến sức khỏe và sự phát triển của các loài thủy sản.
Theo học ngành nuôi trồng thủy hải sản, các bạn sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên môn đặc biệt để có thể:
- Thiết kế, tổ chức, quản lý hoạt động nôi trồng thủy hải sản
- Nghiên cứu cải tiến công nghệ nuôi trồng nhằm đạt được các giống thủy, hải sản mới, chất lượng
- Tư vấn kỹ thuật về hoạch định và phát triển giống nuôi bền vững
- Cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy hải sản
Các kỹ năng sinh viên đạt được sau khi hoàn thành chương trình học ngành Nuôi trồng thủy sản bao gồm:
- Kỹ năng thực hiện thao tác trong sản xuất giống nuôi thủy hải sản
- Kỹ năng quản lý môi trường và sức khỏe cho động vật thủy hải sản
- Kỹ năng vận dụng phương pháp và dữ liệu phù hợp nhằm phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất giống thủy, hải sản
- Kỹ năng ương nuôi các giống động vật thủy hải sản
- Kỹ năng kinh doanh thủy sản hiệu quả cao
Ngành Nuôi trồng thủy sản có mã ngành là 7620301.
2. Các trường đại học và điểm chuẩn ngành Nuôi trồng thủy sản
Dưới đây tôi đã tổng hợp đầy đủ danh sách các trường đại học đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản cũng như điểm chuẩn mới nhất năm 2024 của ngành theo từng trường.
✅ Các trường đại học ngành Nuôi trồng thủy sản
TT | Tên trường | Điểm chuẩn |
Miền Bắc | ||
1 | Học viện Nông nghiệp Việt Nam | 17 |
2 | Trường Đại học Hạ Long | 15 |
Miền Trung | ||
3 | Trường Đại học Nha Trang | 16 |
4 | Trường Đại học Vinh | 16 |
5 | Trường Đại học Nông lâm Huế | 15 |
Miền Nam | ||
6 | Trường Đại học Nông lâm TPHCM | 16 |
7 | Trường Đại học Cần Thơ | 15 |
8 | Trường Đại học An Giang | 16.15 |
9 | Trường Đại học Trà Vinh | 15 |
10 | Trường Đại học Bạc Liêu | 15 |
11 | Trường Đại học Đồng Tháp | 15 |
12 | Trường Đại học Tiền Giang | 15 |
13 | Trường Đại học Cửu Long | 15 |
14 | Trường Đại học Kiên Giang | 17.5 |
✅ Các trường cao đẳng ngành Nuôi trồng thủy sản
3. Các khối thi ngành nuôi trồng thủy sản
Ngành Nuôi trồng thủy sản có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối D01 (Toán, Anh, Văn)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối A11 (Toán, Hóa, GDCD)
- Khối A18 (Toán, KHXH, Hóa)
- Khối B03 (Toán, Sinh, Văn)
- Khối B04 (Toán, Sinh, GDCD)
- Khối B08 (Toán, Sinh, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D08 (Toán, Anh, Sinh)
- Khối D10 (Toán, Địa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
Xem thêm: Các khối thi đại học, cao đẳng
4. Chương trình đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản
Mời các bạn tham khảo chương trình học ngành Nuôi trồng thủy sản trong 4 năm.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam |
Pháp luật đại cương |
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm |
Tâm lý học đại cương |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Lịch sử văn minh thế giới |
Logic học đại cương |
Nhập môn hành chính nhà nước |
Kỹ năng soạn thảo văn bản |
Kỹ năng giải quyết vấn đề |
Nhập môn quản trị học |
Kinh tế học đại cương |
Đại số tuyến tính |
Giải tích |
Lý thuyết xác suất và thống kê toán |
Sinh học đại cương |
Thực hành sinh học đại cương |
Hóa đại cương |
Thực hành hóa đại cương |
Tin học cơ sở |
Vật lí đại cương |
Thực hành Vật lí đại cương |
Con người và môi trường |
Biến đổi khí hậu |
Tiếng Anh A2.1 |
Tiếng Anh A2.2 |
Đường lối quân sự của ĐCS Việt Nam |
Công tác quốc phòng – an ninh |
Quân sự chung |
Điền kinh |
Bơi lội |
Bóng đá/bóng chuyền/cầu lông/võ thuật |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1. Kiến thức cơ sở |
Hóa sinh |
Thực vật ở nước |
Động vật không xương sống ở nước |
Ngư loại |
Sinh thái thủy sinh |
Sinh lý động vật thủy sản |
Mô và phôi động vật thủy sản |
Vi sinh vật học |
Phân loại giáp xác và động vật thân mềm |
Dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản |
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong nuôi trồng thủy sản |
Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản/Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản/Miễn dịch học và ứng dụng nuôi thủy sản/Viễn thám và thông tin địa lý |
2. Kiến thức ngành |
Quy hoạch và quản lý nuôi trồng thủy sản |
Công trình và thiết bị trong nuôi trồng thủy sản |
Di truyền và chọn giống thủy sản |
Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản |
Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản |
Bệnh học thủy sản |
Sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt |
Sản xuất giống và nuôi cá biển |
Sản xuất giống và nuôi giáp xác |
Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm |
Sản xuất giống và trồng rong biển |
Quản trị doanh nghiệp |
Thực tập kỹ thuật nuôi thủy sản nước mặn, lợ |
Thực tập kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nước ngọt |
Tốt nghiệp |
Học phần tự chọn |
Sản xuất giống và nuôi thủy đặc sản |
Sản xuất giống và nuôi thủy sinh vật cảnh |
Khuyến ngư và phát triển nông thôn |
Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch |
Marketing căn bản |
Ô nhiễm môi trường nước |
Sử dụng và bảo dưỡng thiết bị điện trong nuôi trồng thủy sản |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Nuôi trồng thủy hải sản là một trong những ngành học được coi là ngành đào tạo trọng điểm của nhiều trường đại học và cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho những người quan tâm đến nông nghiệp và sở thích nuôi trồng

Tốt nghiệp ngành học này với kiến thức được đào tạo phù hợp, sinh viên có thể đảm nhận nhiều công việc dưới đây:
- Nhân viên trang trại nuôi trồng: Quản lý và chăm sóc các loài thủy sản trong trang trại.
- Kỹ sư nuôi trồng thủy sản: Thiết kế và quản lý hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản và giám sát sản xuất.
- Chuyên viên tư vấn nuôi trồng thủy sản: Tư vấn về các vấn đề liên quan đến nuôi trồng và bảo vệ thủy sản.
- Nhân viên chế biến thủy sản: Thực hiện các quy trình chế biến và bảo quản thủy sản trong nhà máy.
- Nhân viên kinh doanh thủy sản: Quản lý và bán các sản phẩm thủy sản được sản xuất.
Lương và cơ hội phát triển của các vị trí trong ngành nuôi trồng thủy sản có thể khác nhau tùy vào nơi làm việc, trình độ học vấn và kinh nghiệm của mỗi cá nhân.
6. Mức lương ngành nuôi trồng thủy sản
Mức lương trong ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam có thể khác nhau tùy vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, vị trí công việc và địa điểm.
Những người làm việc trong vị trí quản lý hoặc chuyên viên có thể kiếm được mức lương trung bình từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng một tháng, trong khi các nhà khoa học hoặc chuyên gia có thể kiếm được mức lương cao hơn.
7. Các phẩm chất cần có
Để học ngành nuôi trồng thủy sản, có một số phẩm chất bạn cần có như sau:
- Sự quan tâm đến các loài thủy sản và cách nuôi chúng.
- Khả năng giải quyết vấn đề xảy ra trong quá trình nuôi trồng thủy sản.
- Kỹ năng quản lý tài sản và nguồn lực cần thiết để nuôi trồng thủy sản hiệu quả.
- Kỹ năng nghiên cứu và học hỏi để cập nhật kiến thức mới và đổi mới cách nuôi trồng.
- Sự tự tin và trách nhiệm trách nhiệm trong việc quản lý và nuôi trồng các loài thủy sản.
- Sự trung thành và chăm chỉ: Bạn cần phải trung thành và chăm chỉ trong việc quản lý và nuôi trồng thủy sản để đạt được hiệu quả tốt nhất.