Ngành Kinh tế Quốc tế (Mã ngành: 7310106)

24652

Trong thời đại hội nhập toàn cầu, nền kinh tế không còn gói gọn trong biên giới một quốc gia mà vươn xa đến mọi châu lục.

Bạn có từng mơ ước làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia, đàm phán hợp đồng triệu đô hay trở thành chuyên gia phân tích thị trường quốc tế?

Nếu có, ngành Kinh tế quốc tế chính là lựa chọn rất đáng cân nhắc.

Vậy học ngành này sẽ được trang bị những gì? Cơ hội việc làm có thực sự hấp dẫn không? Mức lương có xứng đáng?

Hãy cùng tôi khám phá nội dung bên dưới để có lời giải đáp.

nganh kinh te quoc te

1️⃣ Giới thiệu chung về ngành Kinh tế Quốc tế

Ngành Kinh tế Quốc tế là gì?

Hiểu một cách đơn giản, ngành Kinh tế Quốc tế là lĩnh vực nghiên cứu về các hoạt động kinh tế giữa các quốc gia, bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư, tài chính quốc tế và chính sách kinh tế đối ngoại.

Ngành học này có thể giúp bạn giải đáp những câu hỏi quan trọng như:

  • Tại sao một số quốc gia lại giàu có hơn quốc gia khác?
  • Các hiệp định thương mại tự do ảnh hưởng như nào tới doanh nghiệp?
  • Làm sao để tận dụng cơ hội kinh doanh toàn cầu?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, nền kinh tế của mỗi quốc gia không còn hoạt động một cách độc lập mà luôn có sự liên kết chặt chẽ với thị trường quốc tế.

Ngành Kinh tế quốc tế ra đời nhằm đào tạo ra những chuyên gia có khả năng phân tích, hoạch định chính sách và tham gia vào các hoạt động kinh doanh, thương mại xuyên biên giới.

Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, logistics và các hiệp định kinh tế như CPTPP, RCEP, EVFTA, Kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những ngành học có tính ứng dụng cao và cơ hội rộng mở.

Nếu bạn yêu thích những con số, đàm phán thương mại và mong muốn làm việc trong môi trường quốc tế năng động, đây chính là ngành học dành cho bạn.

Kinh tế quốc tế tiếng Anh được gọi là International Economics.

2️⃣ Các trường đại học và điểm chuẩn ngành Kinh tế Quốc tế

Có những trường nào đào tạo ngành Kinh tế quốc tế?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Kinh tế quốc tế cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.

Dưới đây tôi đã tổng hợp full danh sách các trường đại học ngành Kinh tế Quốc tế, cũng như điểm chuẩn mới nhất năm 2024 của ngành để các bạn tiện tìm kiếm và tham khảo.

✅ Các trường đại học ngành Kinh tế Quốc tế ở miền Bắc:

TTTên trườngĐiểm chuẩn
1Trường Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội33.43
2Trường Đại học Ngoại thương27.5 – 28
3Đại học Kinh tế quốc dân27.54
4Học viện Ngoại giao25.47 – 26.47
5Trường Đại học Thương mại26.5
6Trường Đại học Thăng Long23.8
7Học viện Chính sách và Phát triển25.01
8Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị16

✅ Các trường đại học ngành Kinh tế Quốc tế ở miền Trung:

TTTên trườngĐiểm chuẩn
 1Trường Đại học Kinh tế Huế17

✅ Các trường đại học ngành Kinh tế Quốc tế ở miền Nam:

TTTên trườngĐiểm chuẩn
1Trường Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG TPHCM26.55
2Trường Đại học Ngân hàng TPHCM25.5
3Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM20
4Trường Đại học Công nghệ TPHCM17
5Trường Đại học Văn Lang16
6Trường Đại học Hùng Vương TPHCM15
7Trường Đại học An Giang21.4

3️⃣ Các khối xét tuyển ngành Kinh tế Quốc tế

Các bạn có thể sử dụng các tổ hợp xét tuyển dưới đây xét tuyển tùy theo các trường trong bảng phía trên vào ngành Kinh tế quốc tế nhé.

Các khối xét tuyển ngành Kinh tế quốc tế bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)

4️⃣ Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Quốc tế

Mời các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế của trường Đại học Kinh tế quốc dân nhé:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Học phần chung
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngoại ngữ
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng và an ninh
Học phần của trường
Toán cho các nhà kinh tế
Pháp luật đại cương
 Kinh tế vi mô 1
Kinh tế vĩ mô 1
Học phần của ngành
Quản lý học 1
Thống kê kinh tế
Hệ thống thông tin quản lý
Marketing căn bản
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức cơ sở ngành
Nguyên lý kế toán
Lý thuyết tài chính tiền tệ 1
Kinh tế quốc tế 1
Nền kinh tế thế giới
Hội nhập kinh tế quốc tế
2. Kiến thức ngành
Học phần bắt buộc
Kinh tế lượng 1
Kinh tế phát triển
Công pháp quốc tế
Chính sách kinh tế đối ngoại 1
Chính sách quản lý công ty đa quốc gia
Tiếng Anh chuyên ngành kinh tế và kinh doanh quốc tế
Kinh tế công cộng
Kinh doanh quốc tế I
Kinh tế thương mại
Đề án chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Học phần tự chọn (chọn 5 học phần)
Phân tích chính sách
Tài chính công
Kinh tế học biến đổi khí hậu
Giao dịch và đàm phán kinh doanh
Thương mại điện tử
Nghiệp vụ ngoại thương 1
Kinh tế hải quan
Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế
3. Kiến thức chuyên sâu (Chọn 6 học phần):
Kinh tế quốc tế 2
Chính sách kinh tế đối ngoại 2
Kinh tế ASEAN
Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế
Đầu tư quốc tế
Tài chính quốc tế
Kinh doanh quốc tế II
Đấu thầu quốc tế
Kế toán quốc tế
Thuế quốc tế
4. Chuyên đề thực tập
(Yêu cầu đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học và GDQP & AN, GDTC theo quy định của NEU)

5️⃣ Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Cơ hội việc làm cho người học kinh tế quốc tế có thể bao gồm các vị trí như sau:

  • Nhân viên tài chính/chuyên viên tài chính
  • Chuyên viên quản lý tài sản
  • Chuyên viên tài chính quốc tế
  • Chuyên viên phân tích kinh tế
  • Nhân viên quản lý dự án
  • Nhân viên kinh doanh quốc tế
  • Chuyên viên kinh doanh tài chính
  • Chuyên viên kinh doanh đầu tư

Các cơ hội việc làm cho người học kinh tế quốc tế có thể tìm thấy tại các tập đoàn, công ty, tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế quốc tế.

6️⃣ Mức lương ngành Kinh tế Quốc tế

Mức lương cho người học kinh tế quốc tế có thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, công ty hoặc tổ chức mà bạn làm việc, vị trí công việc và địa điểm làm việc.

Mức lương trung bình cho người học kinh tế quốc tế tại Việt Nam khoảng từ 10-15 triệu đồng/tháng. Các vị trí cao hơn có thể lương trên 20 triệu đồng/tháng.

7️⃣ Các phẩm chất cần có

Để học tốt ngành kinh tế quốc tế, các phẩm chất bạn cần có như sau:

  • Sự tò mò về thế giới và những xu hướng kinh tế quốc tế.
  • Năng lực tổng quan và nhận thức về các quy luật, chính sách và chuỗi cung ứng kinh tế.
  • Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề phức tạp.
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
  • Năng lực tiếng Anh tốt để đọc và hiểu tài liệu kinh tế quốc tế.
Giang Chu
Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.