Chăn nuôi là toàn bộ các hoạt động nuôi dưỡng, chăn dắt một hoặc nhiều loại động vật như gà, bò, heo, vịt, cừu, dê… hay một số loại động vật đặc biệt hơn nhu dũi, rùa, baba,… theo số lượng lớn vì mục đích kinh tế.
Nếu như các bạn đang muốn tìm hiểu về ngành Chăn nuôi và định hướng ngành học này trong tương lai thì mời tham khảo những thông tin bên dưới đây.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Chăn nuôi là gì?
Chăn nuôi (Breed) là một ngành của nông nghiệp liên quan đến sản xuất và quản lý các loại gia súc như bò, dê, lợn, gà, vịt v.v. Đây cũng là một ngành có tổng sản lượng lớn trên thế giới và có nhiều cơ hội việc làm tại Việt Nam.
Các chuyên gia trong ngành cần có kiến thức về sinh trại chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi, dinh dưỡng và bệnh học cho gia súc, quản lý sản xuất.
Các kiến thức ngành chăn nuôi bao gồm kiến thức về khoa học dinh dưỡng dành cho các loài động vật chăn nuôi nông nghiệp, thủy sản… Ngoài ra, dựa vào các ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thiết kế xây dựng chuồng trại.
Bên cạnh đó, các kỹ sư ngành chăn nuôi thường kết hợp công việc cùng bác sĩ thú y để chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi nữa đó. Chính bởi vậy nên hiện nay khá nhiều trường đã chuyển sang kết hợp tuyển sinh một ngành mới đó là ngành Chăn nuôi – Thú y.
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Chăn nuôi
Không có quá nhiều trường đại học đào tạo ngành chăn nuôi tuy nhiên chắc chắn đủ để bạn lựa chọn. Dưới đây là danh sách toàn bộ các trường tuyển sinh ngành Chăn nuôi năm 2023 và điểm chuẩn ngành Chăn nuôi mới nhất của từng trường.
Các trường tuyển sinh ngành Chăn nuôi năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn ngành Chăn nuôi |
a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc | ||
1 | Học viện Nông nghiệp Việt Nam | 17 |
2 | Trường Đại học Tây Bắc | 15 |
3 | Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang | 15 |
4 | Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên | 15 |
5 | Trường Đại học Thái Nguyên phân hiệu Lào Cai | 15 |
b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên | ||
1 | Trường Đại học Vinh | 17 |
2 | Trường Đại học Tây Nguyên | 15 |
3 | Trường Đại học Nông lâm Huế | 16 |
c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam | ||
1 | Trường Đại học Nông lâm TPHCM | 16 |
2 | Trường Đại học Tây Đô | |
3 | Trường Đại học An Giang | 17.3 |
4 | Trường Đại học Cần Thơ | 15 |
5 | Trường Đại học Bạc Liêu | 15 |
6 | Trường Đại học Tiền Giang | 15 |
3. Các khối thi ngành chăn nuôi
Các khối xét tuyển ngành Chăn nuôi bao gồm:
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối A00 (Toán, Lí, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lí, Anh)
- Khối A02 (Toán, Lí, Sinh)
- Khối A18 (Toán, KHXH, Hóa)
- Khối B02 (Toán, Sinh, Địa)
- Khối B03 (Toán, Sinh, Văn)
- Khối B04 (Toán, Sinh, GDCD)
- Khối B08 (Toán, Sinh, Anh)
- Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D08 ( Toán, Sinh, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Chăn nuôi
Để các bạn có cái nhìn toàn diện hơn với những kiến thức sẽ phải tiếp nhận trong các năm tới, mời các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Chăn nuôi của trường Đại học Nông lâm Huế.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Toán cao cấp |
Toán thống kê |
Hóa học |
Vật lí |
Tin học |
Sinh học |
Sinh thái và môi trường |
Nhà nước và pháp luật |
Xã hội học đại cương |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1/ Kiến thức cơ sở ngành |
Tổ chức và phôi thai học |
Giải phẫu động vật |
Sinh lý động vật |
Di truyền học |
Hóa sinh động vật |
Dinh dưỡng động vật |
Vi sinh vật trong chăn nuôi |
Phúc lợi động vật |
Công nghệ sinh học ứng dụng trong chăn nuôi – thú y |
An toàn thực phẩm |
2/ Kiến thức chuyên ngành |
Chọn và nhân giống vật nuôi |
Thức ăn chăn nuôi |
Thú y cơ bản |
Chăn nuôi lợn |
Chăn nuôi trâu bò |
Chăn nuôi gia cầm |
Phương pháp thí nghiệm chăn nuôi – thú y |
Sản khoa và thụ tinh nhân tạo |
Bệnh truyền nhiễm thú y |
Kỹ năng viết tài liệu khoa học |
Thao tác cơ bản trong phòng thí nghiệm |
Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y |
Quản lý môi trường và chất thải chăn nuôi |
Chăn nuôi dê cừu |
Bệnh dinh dưỡng |
Bệnh chung giữa người và động vật |
Kiểm nghiệm thú sản |
Dịch tễ học thú y |
3/ Kiến thức bổ trợ |
Kỹ năng mềm |
Xây dựng và quản lý dự án |
Phương pháp tiếp cận khoa học |
Kỹ năng kinh doanh sản phẩm chăn nuôi |
4/ Thực tập nghề nghiệp |
Tiếp cận nghề |
Thực tế nghề chăn nuôi 1 |
Thực tế nghề chăn nuôi 2 |
Thao tác nghề cơ bản trong chăn nuôi |
5/ Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế |
Khóa luận tốt nghiệp |
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp |
Quản lý trang trại chăn nuôi |
Quản lý dịch bệnh trang trại chăn nuôi |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Các công việc trong ngành chăn nuôi bao gồm:
- Quản lý sản xuất: quản lý số lượng, chất lượng, chi phí và thời gian của sản xuất chăn nuôi.
- Nghiên cứu: nghiên cứu về tình trạng sản xuất, thị trường và phát triển kỹ thuật.
- Kiểm soát chất lượng: kiểm soát chất lượng của thức ăn và nước uống cho gia súc.
- Bảo trì khu vực: bảo trì và cải tạo khu vực chăn nuôi, bảo vệ gia súc và môi trường.
- Quản lý tài chính: quản lý và tài chính cho sản xuất chăn nuôi.
6. Mức lương ngành chăn nuôi
Mức lương của ngành chăn nuôi tùy thuộc vào cấp độ, kinh nghiệm, vị trí công việc và địa điểm. Một nhân viên chăn nuôi cơ bản có thể nhận được mức lương hàng tháng khoảng 8-15 triệu đồng, trong khi một giám đốc chăn nuôi có thể nhận được hàng tháng từ 20-30 triệu đồng hoặc lớn hơn.
7. Các phẩm chất cần có
Các phẩm chất bạn cần có để học ngành chăn nuôi bao gồm:
- Sự tò mò và quan tâm đến việc chăn nuôi.
- Kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, y tế và bảo vệ sức khỏe của động vật.
- Khả năng giao tiếp và làm việc nhóm.
- Sự tỉ mỉ và cẩn thận trong việc quản lý và theo dõi sản xuất.