Ngành Tâm lý học giáo dục (Mã ngành: 7310403)

12914

Tâm lý học giáo dục là một trong những ngành đào tạo thuộc nhóm ngành Khoa học xã hội. Nếu bạn đang cần tìm hiểu những thông tin như trường đào tạo, khối thi, môn học và cơ hội nghề nghiệp của ngành này thì đây chính là bài viết dành cho bạn đấy.

nganh tam ly hoc giao duc

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Tâm lý học giáo dục là gì?

Tâm lý học giáo dục (tiếng Anh là Psychology and Education) là một ngành học trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu về tâm lý, cảm xúc và hành vi của con người, cách họ học và giáo dục. Nghiên cứu trong ngành này giúp nhà giáo dục cải thiện quá trình học tập của học sinh, giải quyết các vấn đề tâm lý và giáo dục trong nhà trường.

Sinh viên tốt nghiệp trong ngành có thể làm việc tại các trường học, tổ chức giáo dục hoặc tổ chức tâm lý học.

Ngành học này thường tập trung và cáo đối tượng có nhu cầu đặc biệt như trẻ em năng khiếu và người khuyết tật hình thể, tinh thần.

2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Tâm lý học giáo dục

Lựa chọn trường là một việc vô cùng quan trọng bởi môi trường học là một trong những yếu tố tác động tới tính tích cực tỏng việc học tập của chúng ta.

Chính vì vậy các bạn thí sinh cũng như các bậc phụ huynh cần cân nhắc trước khi lựa chọn trường nhé.

Các trường tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2023
1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội25.7 – 26.5
2Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên24
3Học viện Quản lý giáo dục15
4Trường Đại học Sư phạm Huế18
5Trường Đại học Quy Nhơn15
6Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
7Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM25 – 25.55

3. Các khối thi ngành Tâm lý học giáo dục

Các bạn có thể sử dụng các khối xét tuyển sau để đăng ký xét tuyển ngành Tâm lý học giáo dục vào các trường đại học phía trên.

Các khối xét tuyển ngành Tâm lý học bao gồm:

  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D02 (Văn, Toán, tiếng Nga)
  • Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
  • Khối C14 (Văn, Toán, Giáo dục công dân)
  • Khối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)

Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng

4. Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học giáo dục

Bạn có quan tâm ngành học này sẽ được đào tạo như thế nào hay ngành Tâm lý học giáo dục học những môn gì chứ?

Cùng mình tham khảo qua chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tâm lý – Giáo dục của trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhé.

Chương trình chi tiết như sau:

I. KIẾN THỨC CHUNG
Giáo dục quốc phòng
NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1, 2
Tiếng Anh 1, 2, 3
Tiếng Pháp 1, 2, 3
Tiếng Nga 1, 2, 3
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục thể chất 1, 2, 3, 4
Tin học đại cương
Âm nhạc
Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
Kỹ năng giao tiếp
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
Tiếng Nga chuyên ngành
Tiếng Pháp chuyên ngành
Thực tập sư phạm 1
Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục
II. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
Sinh lý học hoạt động thần kinh
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Xác suất thống kê
Logic học
Tâm lý học đại cương
Những cơ sở chung về Giáo dục học
Lịch sử tâm lý học
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Lý luận dạy học
Lý luận giáo dục
Tâm lý học nhận thức
Nhập môn tâm lý học phát triển
Kiến tập sư phạm
Tiếng Anh chuyên ngành
Tiếng Pháp chuyên ngành
Tiếng Nga chuyên ngành Tâm lý
Tâm lý học nhân cách
Các giai đoạn phát triển tâm lý người
Phương pháp nghiên cứu tâm lí học
Lịch sử Giáo dục học thế giới
Phương pháp nghiên cứu Giáo dục học
Đánh giá trong giáo dục
Tâm lý học dạy học
Giáo dục học mầm non
Giáo dục học phổ thông
Lý luận và phương pháp dạy học tâm lý học 1
Lí luận và phương pháp dạy học giáo dục học 1
Thực tế chuyên môn
Tâm lý học đức dục
Lịch sử Giáo dục học Việt nam
Giáo dục học đại học
Lý luận và phương pháp dạy học tâm lý học 2
Lí luận và phương pháp dạy học giáo dục học 2
Thực tập sư phạm 1
Tâm lí học tôn giáo
Tâm lí học trẻ em khuyết tật
Tâm lí học quản trị kinh doanh du lịch
Tâm lí học lao động sư phạm của người thầy giáo
Tâm lí học lao động
Tâm lí học hành vi lệch chuẩn
Tâm lý học xã hội
Tâm lý học tham vấn
Giáo dục ứng xử
Giáo dục gia đình
Giáo dục vì sự phát triển bền vững
Giáo dục Dân số và Sức khỏe sinh sản
Giáo dục hướng nghiệ
Vệ sinh học đường
Giáo dục từ xa
Giáo dục lại
Thực tập sư phạm 2
Khóa luận tốt nghiệp

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Các cơ hội việc làm cho ngành tâm lý học giáo dục bao gồm: giáo viên tâm lý, nghiên cứu viên tâm lý, tư vấn viên tâm lý, chuyên viên phòng trưng bày sức khỏe tâm lý, chuyên viên điều tra tâm lý, chuyên viên tổ chức sự kiện tâm lý.

Ngoài ra, những người có chuyên môn tâm lý học còn có thể làm việc tại các trung tâm tâm lý, tòa án, cơ quan tòa án, các trung tâm tâm lý, bệnh viện tâm lý.

6. Mức lương ngành tâm lý học giáo dục

Mức lương ngành Tâm lý học Giáo dục tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, chức danh, vị trí và địa điểm làm việc. Những người có chức danh giáo viên hoặc nhà khoa học tâm lý học có thể kiếm được mức lương cao hơn so với những người mới tốt nghiệp. Trung bình mức lương cho người làm việc trong ngành Tâm lý học Giáo dục tại Việt Nam là khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng.

7. Các phẩm chất cần có

Để học ngành Tâm lý học giáo dục, người học cần có các phẩm chất sau:

  • Khả năng tư duy logic và phân tích.
  • Sự quan tâm về nghiên cứu và nghiên cứu mới.
  • Sự tự tin và trung thực trong giao tiếp với mọi người.
  • Khả năng tìm hiểu và học hỏi mới.
  • Sự trung thực, trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc.
  • Sự tràn đầy năng lượng và sáng tạo.
  • Khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm.

>> Xem thêm: Top 05 ngành học lĩnh vực tâm lý học tốt nhất nên tham khảo

Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.