Ngành Nông nghiệp công nghệ cao (Mã ngành: 7620118)

3931

Xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt trong thời đại công nghệ chuyển đổi số như hiện nay, việc áp dụng công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế là vô cùng quan trọng.

Ngành Nông nghiệp chiếm tỷ trọng vô cùng lớn tại Việt Nam, chính vì vậy việc áp dụng công nghệ cao đổi mới trong nông nghiệp sẽ mang lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế và một số lợi ích khác.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngành Nông nghiệp công nghệ cao nhé.

nganh nong nghiep cong nghe cao

1. Giới thiệu chung về ngành

Nông nghiệp công nghệ cao là gì?

Nông nghiệp công nghệ cao là một lĩnh vực đầu tư vào các kỹ thuật và công nghệ hiện đại để tăng cường hiệu suất, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp. Ngành cũng cần xem xét mối liên hệ giữa nông nghiệp và môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Ngành Nông nghiệp cao đào tạo các kỹ năng về ứng dụng tự động hóa, cơ giới hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, sinh học… vào khâu sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi.

Thử nghiệm thử nghiệm giống cây trồng mới, vật nuôi mới, quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, cung cấp thực phẩm sạch, nông sản sạch cho thị trường hiện nay.

Học ngành Nông nghiệp công nghệ cao để làm gì

Sinh viên theo học ngành Nông nghiệp công nghệ cao được đào tạo các kiến thức và kỹ năng phù hợp, có khả năng:

  • Chọn giống, nhân tạo giống cây trồng, vật nuôi mang lại năng suất và chất lượng cao
  • Khả năng phòng trừ dịch bệnh
  • Trồng trọt, chăn nuôi mang hiệu quả cao
  • Khả năng áp dụng các vật tư, máy móc, trang thiết bị trong nông nghiệp phù hợp
  • Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.

2. Các trường đào tạo ngành Nông nghiệp công nghệ cao

Hiện nay vẫn chưa có quá nhiều trường đào tạo ngành Nông nghiệp công nghệ cao. Hơn nữa, một số trường thường tuyển sinh ngành đào tạo này dưới dạng chuyên ngành thuộc ngành Khoa học cây trồng hoặc ngành Nông nghiệp.

Danh sách các trường tuyển sinh ngành Nông nghiệp Công nghệ cao năm 2023 như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2022
1Học viện Nông nghiệp Việt Nam16
2Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên20
3Trường Đại học Đông Á15
4Trường Đại học Nông lâm Huế15
5Trường Đại học Tây Nguyên
6Trường Đại học Văn Lang16

3. Các khối thi ngành Nông nghiệp công nghệ cao

Các khối thi/xét tuyển ngành Nông nghiệp công nghệ cao bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối A02 (Toán, Vật lí , Sinh học)
  • Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn)
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Khối B08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
  • Khối C02 (Văn, Toán, Hóa học)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)

Để biết chính xác các trường xét tuyển ngành Nông nghiệp công nghệ cao theo khối nào, mời các bạn click vào tên trường ở phía trên nhé.

4. Chương trình đào tạo ngành Nông nghiệp công nghệ cao

Nếu bạn muốn tìm hiểu hay đơn giản chỉ muốn biết ngành Nông nghiệp công nghệ cao sẽ học những gì trong 4 năm đại học, mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Nông nghiệp công nghệ cao của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Chi tiết như sau:

I. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
Triết học Mác – Lênin
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Pháp luật đại cương
Môi trường và clon người
Nguyên lý kinh tế vĩ mô và vi mô
Tin học đại cương
Hóa hữu cơ
Xác suất – Thống kê
Xã hội học đại cương
Vi sinh vật đại cương
Hóa sinh đại cương
Thực vật học
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tiếng Anh 1
Tiếng Anh 2
Tiếng Anh chuyên ngành Nông học
II. KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH
Đất và phân bón
Sinh lý thực vật
Canh tác học
Phương pháp thí nghiệm
Di truyền thực vật đại cương
Nhập môn ngành Nông nghiệp công nghệ cao
Côn trùng đại cương
Bệnh cây đại cương
Quản lý kinh tế hộ và trang trại
Tưới, tiêu trong nông nghiệp
Sinh thái nông nghiệp
III. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
Hoa cây cảnh đại cương
Cây rau đại cương
Cây lương thực đại cương
Cây công nghiệp đại cương
Công nghệ nhân giống vô tính
quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
Công nghệ vi sinh
Nông nghiệp hữu cơ
Công nghệ điều khiển cây trồng
Tự động hóa trong sản xuất cây trồng
Phương pháp mô hình hóa cây trồng
Công nghệ không gian trong nông nghiệp chính xác
Ứng dụng thông tin trong quản lý và sản xuất nông nghiệp
Nguyên lý sản xuất rau hoa quả trong nhà có mái che
Thực tập về sản xuất nông nghiệp
Rèn nghề: Thực hành tại các hệ thống tự động trong sản xuất cây trồng
Rèn nghề: Thực hành trồng cây không đất
Công nghệ sau thu hoạch sản phẩm cây trồng
Quản lý côn trùng trong nhà lưới
Cây ăn quả đại cương
Cây dược liệu đại cương
Khuyến nông
Tròng cây không đất
Nguyên lý và phương pháp chọn giống cây trồng
Thực tập nghề nghiệp nông nghiệp công nghệ cao
Rèn nghề công nghệ nhân giống vô tính cây trồng
Rèn nghề: Thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Khóa luận tốt nghiệp
Công nghệ sinh học Nano – nguyên lý và ứng dụng
Máy nông nghiệp
Lập và phân tích dự án kinh doanh
Sinh lý thực vật ứng dụng
An toàn sinh học

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Cơ hội việc làm trong ngành nông nghiệp công nghệ cao rất tốt, với sự phát triển của nông nghiệp công nghệ hiện đại và việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cần có nhiều chuyên gia và cán bộ trong lĩnh vực này.

Các cơ hội việc làm bao gồm các vị trí như: kỹ sư nông nghiệp, chuyên viên nghiên cứu và phát triển, quản lý dự án, chuyên viên tư vấn và hỗ trợ.

6. Mức lương ngành nông nghiệp công nghệ cao

Mức lương trong ngành nông nghiệp công nghệ cao tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ, kinh nghiệm, vị trí công việc và địa điểm làm việc.

Trung bình, mức lương cho một kỹ sư nông nghiệp hoặc chuyên viên nghiên cứu có thể từ 8 triệu đến 20 triệu đồng một tháng, còn cho một quản lý dự án hoặc giám đốc có thể trên 20 triệu đồng một tháng.

7. Các phẩm chất cần có

Để học ngành nông nghiệp công nghệ cao, các phẩm chất cần có gồm:

  • Sự quan tâm và tò mò về các công nghệ mới và tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp Khả năng suy luận, phân tích và giải quyết vấn đề.
  • Năng khiếu trong toán học và khoa học.
  • Khả năng học hỏi và học tập mới nhanh chóng.
  • Khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.
  • Sự quan tâm và tình nguyện với môi trường và xã hội.