Nông nghiệp là lĩnh vực trọng yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngành Kinh doanh nông nghiệp là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu ngành này, hãy cùng mình tham khảo trong nội dung bài viết này nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Kinh doanh nông nghiệp là gì?
Kinh doanh nông nghiệp (Agribusiness) là ngành học đào tạo kiến thức về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm rau, cây trồng, gia súc, gia cầm, hải sản và các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp.
Thông qua chương trình đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp, sinh viên sẽ có kiến thức và kỹ năng về các nguyên lý cơ bản của kinh doanh, môi trường và có khả năng ứng dụng chúng vào hoạt động thực tiễn trong kinh doanh nông nghiệp.
Sinh viên được đào tạo các kỹ năng phân tích, đánh giá và hoạch định chiến lược phát triển thương mại nông nghiệp nội địa, quốc tế, tự chủ và sáng tạo hơn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng nông nghiệp, chủ động hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kinh doanh nông nghiệp
Các trường đại học trên toàn quốc thường xuyên có những sự thay đổi ngành nghề tuyển sinh hàng năm, chính vì vậy TrangEdu cũng liên tục cập nhật các thông tin về trường đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp hàng năm để thí sinh và phụ huynh có thể lựa chọn một cách phù hợp nhất.
Các trường tuyển sinh ngành Kinh doanh nông nghiệp năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
3. Các khối thi ngành Kinh doanh nông nghiệp
Với các trường phía trên, bạn có thể sử dụng một trong các khối sau để xét tuyển vào ngành Kinh doanh nông nghiệp:
- Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
- Khối D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
- Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
- Và một số khối ít được sử dụng khác như C02, C15, B00 và A10
4. Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp
Nếu bạn quan tâm ngành Kinh doanh nông nghiệp sẽ được học những kiến thức nào, bạn có thể tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp của trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 |
Đại số tuyến tính |
Pháp luật đại cương |
Tiếng anh bổ trợ TOEIC |
Giáo dục thể chất đại cương |
Quản trị học |
Giáo dục quốc phòng 1, 2, 3 |
Tin học đại cương |
Tiếng Anh 0, 1, 2 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 |
Tâm lý quản lý |
Xác suất thống kê |
Kỹ năng quản lý và làm việc nhóm |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Nguyên lý thống kê kinh tế |
Ứng dụng tin học trong kinh tế |
Kinh tế hợp tác |
Toán kinh tế |
Luật kinh tế |
Giáo dục thể chất (Chọn 2 trong 9 môn: Điền kinh, Thể dục Aerobic, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông, Cờ vua, Khiêu vũ thể thao, Bơi) |
II. KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH |
Kinh tế vi mô 1 |
Kinh tế vĩ mô 1 |
Marketing căn bản |
Tài chính tiền tệ |
Quản trị doanh nghiệp |
Nguyên lý kế toán |
Kế toán quản trị |
III. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH |
Thị trường – giá cả |
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh |
Nguyên lý kiểm toán |
Hành vi người tiêu dung |
Kế hoạch doanh nghiệp |
Quản lý kinh tế hộ và trang trại |
Quản lý đầu tư kinh doanh |
Kinh doanh quốc tế |
Quản trị rủi ro |
Quản trị tài chính doanh nghiệp |
Công tác lãnh đạo trong doanh nghiệp |
Quan hệ công chúng |
Quản trị nhân lực |
Quản trị kênh phân phối |
Giao tiếp và đàm phán kinh doanh |
Quản trị bán hàng |
Kế toán tài chính |
Marketing nông nghiệp |
Quản trị kinh doanh nông nghiệp |
Tổ chức kế toán trong doanh nghiệp |
Quản trị sản xuất và tác nghiệp |
Quản trị hành chính văn phòng |
Thực tập giáo trình 1 |
Hành vi tổ chức |
Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp |
Quản trị chiến lược |
Thương mại điện tử căn bản |
Hệ thống kiểm soát nội bộ |
Thực tập giáo trình 2 |
luận |
Kiến thức bổ trợ |
Khóa luận tốt nghiệp |
Tiếng anh chuyên ngành KE&QTKD |
Chăn nuôi cơ bản |
Nguyên lý trồng trọt |
Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: |
Chiến lược quảng bá |
Phân tích báo cáo Kế toán |
Định giá tài sản TC |
Hành vi tổ chức |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Cơ hội việc làm trong ngành kinh doanh nông nghiệp có thể bao gồm:
- Nhà sản xuất nông nghiệp: Quản lý và sản xuất các sản phẩm nông nghiệp.
- Kinh doanh nông nghiệp: Bán lẻ hoặc sỉ các sản phẩm nông nghiệp.
- Nhà cung cấp dịch vụ cho nông dân: Tư vấn về sản xuất và kinh doanh.
- Nhà cung cấp thiết bị nông nghiệp: Bán và sửa chữa các thiết bị nông nghiệp.
- Nhà cung cấp nguồn nông sản: Cung cấp hạt giống, thức ăn, dụng cụ nông nghiệp.
6. Mức lương ngành kinh doanh nông nghiệp
Mức lương trong ngành kinh doanh nông nghiệp có thể khác nhau tùy vào vị trí công việc, kinh nghiệm và địa điểm làm việc. Mức lương trung bình cho một nhân viên bán hàng hoặc nhân viên kinh doanh trong ngành nông nghiệp khoảng từ 8-12 triệu đồng/tháng.
Còn mức thu nhập của một nhà quản lý hoặc chủ doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp có thể lên đến vài chục triệu đồng/tháng.
7. Phẩm chất cần có
Phẩm chất cần thiết để học ngành kinh doanh nông nghiệp bao gồm:
- Sự quan tâm đến nông nghiệp và sản xuất: Cần hiểu rõ về quá trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp.
- Khả năng tìm kiếm thông tin: Cần tìm hiểu về thị trường, xu hướng và định hướng của ngành nông nghiệp.
- Năng lực quản lý và kinh doanh: Cần có khả năng quản lý, kinh doanh và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh.
- Kỹ năng giao tiếp: Cần có kỹ năng giao tiếp tốt với đối tác, nhà cung cấp và khách hàng.
- Tính chất học hỏi và hoàn thiện: Cần sẵn sàng học hỏi và hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu của ngành nông nghiệp.