Giáo dục chính trị là một trong những ngành đào tạo giáo viên trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng và an ninh. Nếu đây là ngành học bạn đang dành sự quan tâm thì nên tham khảo qua những thông tin định hướng ngành học bên dưới đây nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Giáo dục chính trị là gì?
Giáo dục chính trị là ngành học thuộc lĩnh vực giáo dục, tập trung vào công tác giảng dạy và nghiên cứu về chính trị, luật pháp, quốc gia và quốc tế, các vấn đề liên quan đến cộng đồng và xã hội.
Sinh viên ngành Giáo dục chính trị sẽ được học các khóa học về lịch sử, phương pháp nghiên cứu chính trị và các vấn đề hiện thời về chính trị.
Sinh viên ngành Giáo dục chính trị cần đáp ứng các phẩm chất phù hợp với nhà giáo nhân dân, đạo đức tốt, lối sống chuẩn mực, có thể thấm nhuần thế giới quan Mác – Lê nin, chủ nghĩa xã hội, yêu nghề giáo và có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và đào tạo học sinh, sinh viên.
Ngành Giáo dục Chính trị có mã ngành xét tuyển đại học là 7140205.
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Giáo dục chính trị
Nên học ngành Giáo dục chính trị ở trường nào?
Hiện nay có 15 trường đại học trên toàn quốc tuyển sinh và đào tạo ngành Giáo dục chính trị dưới đây.
Các trường tuyển sinh ngành Giáo dục Chính trị năm 2023 và điểm chuẩn như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn 2023 |
1 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 27.47 – 28.13 |
2 | Trường Đại học Tây Bắc | 26.6 |
3 | Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên | 26.68 |
4 | Trường Đại học Hải Phòng | |
5 | Trường Đại học Tây Nguyên | 25 |
6 | Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng | 25.8 |
7 | Trường Đại học Vinh | 26.5 |
8 | Trường Đại học Quy Nhơn | 24.5 |
9 | Trường Đại học Quảng Bình | |
10 | Trường Đại học Sư phạm Huế | 25.5 |
11 | Trường Đại học Hà Tĩnh | |
12 | Trường Đại học Sư phạm TPHCM | 26.04 |
13 | Trường Đại học Sài Gòn | 25.33 |
14 | Trường Đại học Đồng Tháp | 25.8 |
15 | Trường Đại học An Giang | 25.81 |
3. Các tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục chính trị
Là một trong những ngành học giáo dục chính trị vậy nên một số trường ưu tiên xét tuyển các tổ hợp khối có môn Giáo dục công dân.
Các khối xét tuyển ngành Giáo dục chính trị bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lí, Hóa)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
- Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
- Khối C19 (Văn, Lịch sử, GDCD)
- Khối C20 (Văn, Địa lí, GDCD)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
- Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục chính trị
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong những trường đại học hàng đầu đào tạo giáo viên hiện nay. Chúng ta có thể tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Giáo dục chính trị của HNUE nhé.
Ngành Giáo dụcc hính trị tại HNUE sẽ học những môn như sau:
I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG |
Triết học Mác – Lênin |
Tiếng Anh 1 / Tiếng Pháp 1 / Tiếng Nga 1 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Tiếng Anh 2 / Tiếng Pháp 2 / Tiếng Nga 2 |
Tin học đại cương |
Tâm lý học |
Giáo dục thể chất 1, 2, 3, 4 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Tiếng Anh 3 / Tiếng Pháp 3 / Tiếng Nga 3 |
Giáo dục học |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Thực tập sư phạm 1, 2 |
Tiếng Nga chuyên ngành |
Tiếng Pháp chuyên ngành |
Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục |
II. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH |
Lịch sử thế giới |
Lịch sử Việt Nam |
Lịch sử Triết học phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ) cổ, trung đại |
Lịch sử Triết học phương Tây từ cổ đại đến cổ điển Đức |
Kinh tế học đại cương |
Logic học |
Xã hội học |
Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ |
Lịch sử Triết học Mác – Lênin và triết học phương Tây hiện đại |
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
Pháp luật học |
Đạo đức học và giáo dục đạo đức |
Tôn giáo học |
Kinh tế học dân số |
Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa |
Lịch sử kinh tế quốc dân |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm |
Văn hóa học |
Chính trị học |
Gia đình học và giáo dục gia đình |
Hiến pháp và định chế chính trị |
Lý luận chung về phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân |
Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT |
Tác phẩm kinh điển của Mác, Ăngghen, Lênin |
Lịch sử tư tưởng Việt Nam |
Những vấn đề của thời đại ngày nay |
Tiếng Anh chuyên ngành Giáo dục chính trị |
Tiếng Pháp chuyên ngành Giáo dục chính trị |
Tiếng Nga chuyên ngành Giáo dục chính trị |
Lịch sử các học thuyết kinh tế |
CNDVBC và CNDVLS – Những vấn đề lý luận và thực tiễn |
Kinh tế chính trị học – Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay |
Chủ nghĩa xã hội hiện thực |
Thực tập sư phạm 1 |
Tác phẩm Kinh điển Triết học |
Triết học trong các Khoa học tự nhiên |
Triết học trong các Khoa học xã hội và nhân văn |
Lịch sử phép biện chứng |
Logic học biện chứng |
Triết học về môi trường và con người |
Chuyên đề Triết học 1, 2 |
Phương pháp giảng dạy Triết học |
Tác phẩm kinh điển Kinh tế chính trị học |
Kinh tế học vĩ mô |
Kinh tế học vi mô |
Kinh tế học quốc tế |
Kinh tế học công cộng |
Kinh tế học phát triển |
Thống kê kinh tế |
Chuyên đề kinh tế chính trị học |
Phương pháp giảng dạy Kinh tế chính trị học |
Tác phẩm kinh điển Chủ nghĩa xã hội hoa học 1 |
Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội hoa học 1, 2, 3, 4, 5, 6 |
Phương pháp giảng dạy CNXHKH |
Tác phẩm kinh điển CNXHKH 2 |
Tác phẩm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng Đảng |
Tác phẩm của Hồ Chí Minh |
Tác phẩm của các lãnh tụ Đảng Cộng sản Việt Nam |
Chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 1, 2 |
Chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh 1, 2 |
Phương pháp giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh |
Thực tế chuyên môn ngành Giáo dục chính trị |
Các phương pháp nhận thức khoa học |
Lịch sử Mỹ học |
Triết học Ai cập – Lưỡng Hà |
Dạy học, kiểm tra và đánh giá môn Giáo dục công dân theo chuẩn kiến thức, kỹ năng |
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế trong thời kỳ quá độ |
Giáo dục môi trường |
Quản lý kinh tế |
Chuyên đề về giới và bình đẳng giới |
Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế |
Thể chế chính trị thế giới đương đại |
Chủ trương của Đảng giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và con người |
Đảng với việc xây dựng hậu phương trong chiến tranh cách mạng |
Tư tưởng Hồ chí minh – di sản thời đại |
Thực tập sư phạm 2 |
Khoá luận tốt nghiệp |
5. Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường
Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Giáo dục chính trị và tiếp thu đủ kiến thức ngành học này, các bạn sinh viên sau khi ra trường có thể có đủ khả năng để đảm nhận các công việc phù hợp với ngành.
Các công việc ngành Giáo dục chính trị bao gồm:
- Giáo viên môn Giáo dục công dân tại các trường THPT
- Giảng viên ngành/chuyên ngành Giáo dục chính trị, lý luận chính trị, triết học tại các trường đại học, cao đẳng.
- Cán bộ công tác tại các cơ quan lý luận, tổ chức chính trị, xã hội.
- Cán bộ tại các cơ quan hành chính sự nghiệp
- …
6. Mức lương ngành giáo dục chính trị
Hiện nay vẫn chưa có thông kê chính xác về mức lương của ngành Giáo dục Chính trị. Nhìn chung mức lương của người học ngành Giáo dục chính trị mới ra trường cũng dao động trong khoảng ~ 10 triệu đồng/tháng.