Ngành Hệ thống kỹ thuật Công trình xây dựng là ngành học thuộc nhóm ngành Công nghệ kiến trúc và công trình xây dựng.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin có thể bạn đang tìm kiếm về ngành học này.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Hệ thống Kỹ thuật Công trình xây dựng là một ngành nghề liên quan đến việc xây dựng và quản lý các công trình xây dựng. Hệ thống Kỹ thuật Công trình xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng, bao gồm các thiết bị và hệ thống cần thiết để hoàn thành công trình.
Sinh viên học ngành này sẽ được học về kiến thức cấu trúc, công nghệ xây dựng, kỹ thuật quản lý và kiểm soát chất lượng trong quá trình xây dựng; kỹ năng quản lý dự án và những kỹ năng quản lý thời gian, chi phí và nguồn lực cần thiết để hoàn thành dự án một cách hiệu quả.
Kỹ sư sau khi ra trường có thể đề xuất được những giải pháp giúp giải quyết những vấn đề thực tế trong các lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý, vận hành hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng; Có khả năng phân tích, đánh giá kết quả khảo sát, thử nghiệm các vấn đề liên quan đến hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng; khả năng lựua chọn các giải pháp công nghệ thuộc ngành hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng dựa trên các yếu tố xã hội, kinh tế và kỹ thuật.
2. Các trường đào tạo ngành Hệ thống Kỹ thuật Công trình xây dựng
Hiện nay tại Việt Nam chỉ có duy nhất một trường đào tạo ngành Hệ thống kỹ thuật Công trình xây dựng đó là trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.
Điểm chuẩn ngành Hệ thống kỹ thuật Công trình xây dựng năm 2022 của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM là 18.1 điểm.
3. Các khối thi ngành Hệ thống Kỹ thuật Công trình xây dựng
Bạn có thể đăng ký xét tuyển ngành Hệ thống Kỹ thuật Công trình xây dựng vào trường Đại học Sư phạm TPHCM với các khối thi sau:
- Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
- Khối D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)
- Khối D90 (Toán, Tiếng Anh, KHTN)
4. Chương trình đào tạo ngành Hệ thống Kỹ thuật Công trình xây dựng
Tham khảo chương trình đào tạo ngành Hệ thống Kỹ thuật Công trình xây dựng của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Pháp luật đại cương |
Toán 1 |
Toán 2 |
Toán 3 |
Xác suất thống kê ứng dụng |
Vật lý 1 |
Vật lý 2 |
Thí nghiệm vật lý 1 |
Hóa đại cương |
Nhập môn ngành ệ thống kỹ thuật công trình xây dựng |
Lập trình ứng dụng trong xây dựng |
Toán ứng dụng trong xây dựng |
Dự toán hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng |
Khoa học xã hội và nhân văn 1 (Tự chọn) |
Khoa học xã hội và nhân văn 2 (Tự chọn) |
Giáo dục thể chất 1 |
Giáo dục thể chất 2 |
Giáo dục thể chất 3 |
Giáo dục quốc phòng |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1. Kiến thức cơ sở và nhóm ngành |
Hình học, vẽ kỹ thuật xây dựng |
Cơ học công trình |
Kỹ thuật điện công trình |
Cơ lưu chất |
Kỹ thuật nhiệt – lạnh |
2a. Kiến thức chuyên ngành (Cho các học phần lý thuyết và thí nghiệm) |
Kiến trúc |
Kết cấu công trình |
ĐA Kết cấu công trình |
Tổ chức và quản lý thi công hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng |
Quản lý dự án |
Hệ thống điện công trình |
Hệ thống tự động hóa công trình |
ĐA Hệ thống điện công trình |
ĐA Hệ thống tự động hóa công trình |
Cấp thoát nước công trình |
ĐA Cấp thoát nước công trình |
Hệ thống cấp nước chữa cháy |
Mạng lưới cấp thoát nước |
Trạm bơm |
Hệ thống xử lý nước thải |
Điều hòa không khí |
ĐA Lạnh và điều hòa không khí |
Chuyên đề doanh nghiệp (hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng) |
Lãnh đạo và kinh doanh trong kỹ thuật (hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng) |
2b. Kiến thức chuyên ngành (các học phần thực hành xưởng, thực tập công nghiệp) |
TT Vẽ kỹ thuật trong hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng |
TT BIM trong hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng 1 |
TT BIM trong hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng 2 |
Thí nghiệm cơ học |
TT Ứng dụng tin học trong cấp thoát nước công trình |
TT Hệ thống điện công trình |
TT Tốt nghiệp (hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng) |
3. Tốt nghiệp |
Khóa luận tốt nghiệp |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Hệ thống Kỹ thuật Công trình Xây dựng rất tốt, với nhiều công ty và tổ chức trong lĩnh vực xây dựng cần tuyển dụng các chuyên gia có kiến thức về hệ thống kỹ thuật. Các vị trí việc làm bao gồm kỹ sư xây dựng, giám sát dự án, quản lý dự án, chuyên viên tư vấn kỹ thuật, và nhiều vị trí khác.
Một số công việc phổ biến trong ngành bao gồm:
- Kỹ sư xây dựng: Thiết kế và quản lý các dự án xây dựng, bao gồm kiến trúc, kết cấu, điện, nước và các hệ thống khác.
- Giám sát dự án xây dựng: Giám sát quá trình thi công và kiểm tra chất lượng công trình.
- Quản lý dự án xây dựng: Quản lý tổng thể dự án, bao gồm kinh phí, thời gian và nguồn lực.
- Chuyên viên tư vấn kỹ thuật: Tư vấn và giải pháp cho khách hàng về các vấn đề kỹ thuật liên quan đến xây dựng.
- Chuyên viên quản lý tài nguyên: Quản lý và sắp xếp các tài nguyên cần thiết cho dự án xây dựng.
- Chuyên viên chất lượng: Kiểm tra và đảm bảo chất lượng của công trình xây dựng.
- Chuyên viên an toàn công trình: Phối hợp với các bên liên quan để đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng.
6. Mức lương ngành hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng
Mức lương trong ngành Hệ thống Kỹ thuật Công trình Xây dựng có thể khác nhau tùy theo nhiều yếu tố, chẳng hạn như kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, vị trí và địa điểm làm việc.
Mức lương trung bình cho một Kỹ sư Xây dựng hoặc Quản lý Dự án Xây dựng tại Việt Nam khoảng từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng một tháng, trong khi mức lương cho một Chuyên viên Tư vấn Kỹ thuật hoặc Chuyên viên Quản lý Tài nguyên là khoảng từ 6 triệu đồng đến 12 triệu đồng một tháng.
Lưu ý rằng trên đây chỉ là số liệu tổng quan và mức lương có thể khác nhau tùy vào nhiều yếu tố đã kể trên.
7. Các phẩm chất cần có
Để học tốt và thành công trong ngành Hệ thống Kỹ thuật Công trình Xây dựng, các phẩm chất cần có gồm:
- Niềm đam mê với nghề: Cần có sự quan tâm và đam mê với lĩnh vực xây dựng và hệ thống kỹ thuật.
- Khả năng tư duy logic và sự sáng tạo: Cần có khả năng tư duy logic và sự sáng tạo để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình xây dựng.
- Kỹ năng mềm: Cần có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt để giải quyết các vấn đề với các đối tác và đồng nghiệp.
- Năng khiếu về toán học và kỹ thuật: Cần có năng khiếu về toán học và kỹ thuật để hiểu và thực hiện các chi tiết kỹ thuật trong quá trình xây dựng.
- Sức chịu đựng và sự chủ động: Để có thể hoàn thành các dự án trong thời gian và chất lượng tốt nhất.