Kỹ thuật cơ khí động lực là một trong những ngành khoa học kỹ thuật đặc trưng liên quan tới cơ khí động lực ô tô.
Nếu bạn yêu thích những công việc liên quan tới ô tô thì đây chính là ngành học bạn nên quan tâm trong mùa tuyển sinh sắp tới.
Hãy cùng TrangEdu tìm hiểu những thông tin tuyển sinh quan trọng về ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực trong bài viết này nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực là gì?
Kỹ thuật cơ khí động lực (Transport Mechanical Engineering) là một trong những ngành kỹ thuật chính mà nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, tự động hóa, công nghệ tài nguyên nước và công nghệ xe cộ.
Sinh viên kỹ thuật cơ khí động lực sẽ được học về các lĩnh vực như thiết kế và sản xuất các thiết bị cơ khí, động cơ, hệ thống tự động và quản lý sản xuất.
Kỹ sư Kỹ thuật cơ khí động lực có khả năng tìm tòi và giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua việc áp dụng sáng tạo các kiến thức và thành tựu khoa học kỹ thuật để giải quyết vấn đề trong giao thông vận tải đường bộ, đường thủy, hàng không, xe – máy chuyên dụng và các thiết bị thủy khí.
2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
Có thể học ngành Kỹ thuật cơ khí động lực ở những trường nào? TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí động lực để các thí sinh có thể lựa chọn một trường phù hợp nhất với bản thân.
Các trường tuyển sinh ngành Kỹ thuật cơ khí động lực năm 2023 như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ khí động lực |
1 | Đại học Bách khoa Hà Nội | 25.31 |
2 | Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên | 15 |
3 | Trường Đại học Mỏ – Địa chất | 20.15 |
4 | Trường Đại học Giao thông vận tải | 22.85 |
5 | Trường Đại học Nha Trang | 16 |
6 | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long | 15 |
7 | Trường Đại học Giao thông vận tải Phân hiệu TPHCM | 21.5 |
8 | Trường Đại học Nam Cần Thơ | 15 |
9 | Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội | 21.55 |
3. Các khối thi ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
Thi ngành Kỹ thuật cơ khí động lực theo khối nào?
Để đăng ký xét tuyển vào một trong các trường phía trên, các bạn có thể sử dụng một trong các tổ hợp xét tuyển sau đây tùy trường:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối A02 (Toán, Vật lí , Sinh học)
- Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)
- Khối C04 (Văn, Toán, Địa lí)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực sẽ được học những môn gì?
Theo học ngành Kỹ thuật cơ khí động lực của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình học như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
1. Lý luận chính trị |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế Chính trị Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2. Khoa học xã hội và nhân văn |
Pháo luật đại cương |
Khởi nghiệp |
Chọn 1 trong 2 học phần: |
Con người và môi trường |
Nhập môn xã hội học |
Chọn 1 trong 2 học phần: |
Quản lý kinh tế |
Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục đào tạo |
3. Toán, khoa học tự nhiên |
Toán cao cấp A1 |
Toán cao cấp A2 |
Toán cao cấp A3 |
Chọn 1 trong 2 học phần: |
Xác suất thống kê |
Toán kinh tế |
Vật lý đại cương A1 |
Vật lý đại cương A2 |
4. Ngoại ngữ |
Anh văn 1 |
Anh văn 2 |
Anh văn 3 |
5. Giáo dục thể chất |
Giáo dục thể chất 1 |
Giáo dục thể chất 2 |
Giáo dục thể chất 3 |
6. Giáo dục Quốc phòng An ninh |
Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Công tác quốc phòng – an ninh |
Quân sự chung |
Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1. Kiến thức cơ sở ngành |
Hình họa – Vẽ kỹ thuật |
Dung sai – kỹ thuật đo |
Vật liệu học |
Cơ lý thuyết |
Sức bền vật liệu |
Nguyên lý chi tiết máy |
Cơ lưu chất |
Dao động kỹ thuật |
Đồ án chi tiết máy |
Nhiệt kỹ thuật |
Kỹ thuật điện, điện tử |
Vi điều khiển |
Điều khiển tự động trên ô tô |
Nhập môn ngành Cơ khí động lực |
Công nghệ thủy lực – khí nén |
2. Kiến thức ngành |
a) Các học phần lý thuyết |
Đại cương động cơ đốt trong |
Kết cấu – Tính toán động cơ đốt trong |
Cấu tạo ô tô |
Thiết kế và tính toán ô tô |
Lý thuyết ô tô |
Trang bị điện ô tô và thiết bị động lực |
Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, máy động lực |
Động lực học ô tô |
Ứng dụng các phần mềm trong thiết kế ô tô |
Thử nghiệm động cơ và kiểm định ô tô |
Ô tô và ô nhiễm môi trường |
Xe chuyên dùng |
Tiếng Anh chuyên ngành |
Chọn 1 trong 2 học phần: |
Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô |
Quản lý dịch vụ ô tô |
Các học phần thực hành |
Thực tập nguội |
Thực tập động cơ |
Thực tập hệ thống điều khiển động cơ |
Thực tập trang bị điện ô tô và thiết bị động lực |
Thực tập ô tô |
Vận hành thiết bị động lực |
Thực tập vi điều khiển |
Thực tập điều khiển thủy lực – khí nén |
Chọn 1 trong 2 học phần: |
Thực tập thử nghiệm động cơ |
Thực tập chẩn đoán động cơ |
Chọn 1 trong 2 học phần: |
Thực tập kiểm định ô tô |
Thí nghiệm động lực học ô tô |
Thực tập tốt nghiệp |
3. Kiến thức chuyên ngành |
Khóa luận tốt nghiệp |
Học các chuyên đề và làm tiểu luận tốt nghiệp |
Chuyên đề tốt nghiệp 1: |
Kiểm soát khí thải động cơ đốt trong |
Chuyên đề tốt nghiệp 2: |
Ô tô Hybrid |
Chuyên đề tốt nghiệp 3: |
Các nguồn năng lượng mặt trời |
Tiểu luận tốt nghiệp |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Các công việc trong ngành kỹ thuật cơ khí động lực bao gồm thiết kế, phát triển, sản xuất, kiểm tra chất lượng, bảo trì và sửa chữa các thiết bị cơ khí và động lực.
Các cơ hội việc làm tại các công ty sản xuất, dịch vụ công nghiệp, công ty kỹ thuật, hoặc tại các đơn vị nghiên cứu và phát triển công nghệ. Mức lương tùy thuộc vào kinh nghiệm, chức danh và công ty mà bạn làm việc.
6. Mức lương ngành kỹ thuật cơ khí động lực
Mức lương ngành kỹ thuật cơ khí động lực tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, chức vụ, vị trí, công ty,… Trung bình, mức lương cho các kỹ sư hoặc nhân viên chuyên về kỹ thuật cơ khí động lực tại Việt Nam từ 7 – 15 triệu đồng/tháng.
7. Các phẩm chất cần có
Các phẩm chất cần thiết để bạn có thể học ngành kỹ thuật cơ khí động lực bao gồm:
- Sự quan tâm và yêu thích về công nghệ và kỹ thuật.
- Khả năng tự học, tìm tòi và giải quyết vấn đề.
- Năng lực vẽ và mô hình hóa ý tưởng.
- Kỹ năng toán học và kỹ thuật.
- Khả năng làm việc theo nhóm và trong môi trường đòi hỏi chính xác.