Giáo dục công dân là ngành học gắn liền với nghiệp vụ sư phạm đào tạo môn giáo dục công dân ở các cấp học.
Hãy cùng TrangEdu tìm hiểu ngay thông tin tuyển sinh ngành Giáo dục công dân trong mùa tuyển sinh sắp tới nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Giáo dục công dân là gì?
Giáo dục công dân là ngành học thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo sinh viên về các kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành công dân có trách nhiệm và đạo đức.
Ngành Giáo dục công dân bao gồm các chủ đề về chính trị, luật pháp, quốc phòng an ninh và các vấn đề về xã hội khác. Sinh viên ngành Giáo dục công dân sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các trường học, tổ chức chính trị hoặc các tổ chức xã hội khác.
Ngành Giáo dục công dân có mã ngành là 7140204.
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Giáo dục công dân
Có những trường nào đào tạo ngành Giáo dục công dân?
TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Giáo dục công dân cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.
Các trường tuyển sinh ngành Giáo dục công dân năm 2023 và điểm chuẩn như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn 2023 |
1 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 | 26.68 |
2 | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội | 25.19 |
3 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 27.31 – 27.83 |
4 | Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng | 25.33 |
5 | Trường Đại học Sư phạm Huế | 25.6 |
6 | Trường Đại học Cần Thơ | 26.86 |
7 | Trường Đại học Sư phạm TPHCM | 26.75 |
3. Các tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục công dân
Thi ngành Giáo dục công dân theo khối nào?
Để đăng ký xét tuyển vào một trong các trường phía trên, các bạn có thể sử dụng một trong các tổ hợp xét tuyển sau đây tùy trường:
- Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
- Khối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối D14 (Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
- Khối D66 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
- Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
- Khối D96 (Toán, Khoa học xã hội, Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục công dân
Ngành Giáo dục công dân sẽ được học những môn gì?
Theo học ngành Giáo dục công dân của trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình học như sau:
I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Tin học đại cương |
Giáo dục thể chất 1 |
Giáo dục thể chất 2 |
Giáo dục thể chất 3 |
Giáo dục thể chất 4 |
Giáo dục quốc phòng |
II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1. Kiến thức cơ sở ngành |
Đạo đức học |
Kinh tế học |
Logics học |
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật |
Nhập môn Giáo dục công dân |
Nhập môn kinh doanh |
Luật Hiến pháp Việt Nam |
Phát triển cộng đồng |
2. Kiến thức chuyên ngành |
Giáo dục pháp luật 1 |
Giáo dục pháp luật 2 |
Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông |
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông |
Thực hành giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông |
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở trường phổ thông |
Luật quốc tế |
Tài chính – Tiền tệ |
Giáo dục gia đình |
Nghiệp vụ công tác Đoàn – Hội – Đội |
Kinh tế quốc tế |
Kỹ thuật soạn thảo văn bản |
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam |
Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành Giáo dục công dân |
Tư duy sáng tạo và khởi nghiệp |
Thực tế chuyên môn |
Học phần tự chọn: |
Lịch sử Việt Nam cận hiện đại |
Chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam |
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam |
Những vấn đề cơ bản về Đoàn, Đội và phong trào thanh niên |
Môi trường và phát triển bền vững |
Lý luận và pháp luật về quyền con người |
Tiếng Anh chuyên ngành |
Phòng chống báo lực gia đình và bình đẳng giới |
Công dân toàn cầu |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Những vấn đề toàn cầu |
Kiến thức Nghiệp vụ sư phạm |
Quản lý nhà nước về giáo dục |
Tâm lý học giáo dục |
Giáo dục học |
Giao tiếp sư phạm |
Lý luận và phương pháp dạy học Giáo dục công dân |
Phát triển chương trình môn Giáo dục công dân ở phổ thông |
Thực hành phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân |
Thực hành phương pháp dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật |
Kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Giáo dục công dân |
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Giáo dục công dân |
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Giáo dục công dân |
Học phần tự chọn: |
Phát triển năng lực trong dạy học môn Giáo dục công dân |
Giáo dục giới tính và phương pháp giáo dục giới tính |
Kiến thức thực tập và Khóa luận tốt nghiệp |
Kiến tập sư phạm |
Thực tập sư phạm |
Học phần tự chọn bắt buộc: |
Khóa luận tốt nghiệp |
Pháp luật về vi phạm pháp luật với người chưa thành niên |
Chuyên luận tốt nghiệp Giáo dục công dân |
5. Cơ hội việc làm và mức lương sau tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục công dân có thể làm việc tại các vị trí như giáo viên giáo dục công dân, trưởng ban giáo dục công dân, nhà quản lý giáo dục công dân, chuyên viên giáo dục công dân và các vị trí khác tại các trường học, các tổ chức giáo dục, các cơ quan chính phủ và tổ chức xã hội.
Hiện chưa có thống kê chính thức về mức lương cụ thể của ngành giáo dục công dân tại Việt Nam.
Mức lương của một người làm việc trong ngành giáo dục công dân có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh nghiệm làm việc, chức vụ, vị trí công tác và công ty/tổ chức nơi họ làm việc.