Chào các bạn!
Với nhiều bạn ở đây, âm nhạc chắc hẳn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Và thanh nhạc là một phần không thể thiếu đối với những bạn theo đuổi con đường âm nhạc sau này.
Thanh nhạc là một ngành học thuộc lĩnh vực năng khiếu trình diễn trong khối ngành nghệ thuật nói riêng, và các ngành nghệ thuật nói chung.
Dưới đây mình xin phép gửi tới các bạn những thông tin quan trọng về ngành Thanh nhạc, giúp các bạn có thể phần nào cân nhắc xem mình có nên lựa chọn ngành học này hay không, và nếu có thì có thể học ở những đâu nhé.
1️⃣ Giới thiệu chung về ngành Thanh Nhạc
Theo mình cóp nhặt trên GPT thì:
“Thanh nhạc là nghệ thuật sử dụng giọng hát để biểu đạt âm nhạc”.
Hơi tù mù phải không? Nhưng nói theo một cách đơn giản thì thanh nhạc chính là cách mà bạn dùng giọng của mình và kết hợp với các kỹ thuật để tạo ra một giọng hát hay, âm thanh đẹp và truyền cảm hơn.
Cũng theo GPT phân tích,
“Thanh nhạc bao gồm 4 yếu tố chính, đó là: Hơi thở, Âm vực, Kỹ thuật phát âm và Biểu cảm”.
- Hơi thở: Đây là nền tảng của thanh nhạc, là những bài học giúp bạn có thể kiểm soát hơi thở sao cho khỏe và lâu!
- Âm vực: Chính là độ cao thấp trong giọng hát của bạn.
- Kỹ thuật phát âm: Là cách bạn mở khẩu hình, phát âm rõ ràng và giữ đúng nốt nhạc.
- Biểu cảm: Chính là cách bạn truyền tải cảm xúc thông qua giọng hát, khiến bài hát thông qua giọng hát của bạn trở nên truyền cảm và có “hồn” hơn.
Ồ, như vậy thì bạn có thể học thanh nhạc không?
Câu trả lời là Có!
Bất kỳ ai cũng có thể học thanh nhạc, dù bạn có hát hay như Đức Phúc hay hát dở tệ như “Lệ Rơi” cũng chẳng sao.
Ngành Thanh nhạc không chỉ dành cho người muốn làm ca sĩ mà kể cả bạn chỉ đơn giản muốn cải thiện giọng nói, bạn cũng có thể học ngành này.
Học thanh nhạc không chỉ giúp chúng ta hát hay hơn, nói trôi chảy hơn mà còn giúp chúng ta trở nên tự tin hơn rất nhiều với giọng của mình.
Tuy nhiên, các bạn nếu muốn học chỉ để thay đổi này kia thì hãy lựa chọn học thêm Thanh nhạc bên ngoài, chứ lựa chọn làm một ngành để xét tuyển đại học thì bạn hãy cân nhắc mình có thật sự yêu âm nhạc và muốn theo đuổi con đường này không nhé.
2️⃣ Các trường đại học và điểm chuẩn ngành Thanh Nhạc
Dưới đây tôi đã tổng hợp full danh sách các trường đại học ngành Thanh Nhạc, cũng như điểm chuẩn mới nhất năm 2024 của ngành để các bạn tiện tìm kiếm và tham khảo.
✅ Các trường đại học ngành Thanh Nhạc:
3️⃣ Chương trình đào tạo ngành Thanh Nhạc
Với câu hỏi “ngành thanh nhạc học gì” thì mình không tin tưởng thông tin GPT cung cấp lắm.
Vậy nên mình sẽ gửi tới các bạn một chương trình đào tạo ngành Thanh nhạc thực tế của trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
Bỏ qua hết các thông tin về giới thiệu, chuẩn đầu ra, chúng ta sẽ đi thẳng tới khung đào tạo ngành thanh nhạc của trường, chi tiết như dưới đây.
TT | Môn học | Tín chỉ |
I | Khối kiến thức chung | 23 |
1 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin 1 | 2 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin 2 | 3 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam | 3 |
5 | Pháp luật đại cương | |
6 | Tin học cơ bản | 2 |
7 | Tiếng Anh A1 | 4 |
8 | Tiếng Anh A2 | 3 |
9 | Tiếng Anh chuyên ngành | 2 |
10 | Giáo dục thể chất 1 | 2 |
11 | Giáo dục thể chất 2 | 3 |
12 | Giáo dục quốc phòng | |
II | Khối kiến thức cơ bản chung | 13 |
II.1 | Các môn học bắt buộc | 9 |
13 | Phương pháp nghiên cứu khoa học | 2 |
14 | Mỹ học | 2 |
15 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 3 |
16 | Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam | 2 |
II.2 | Các môn học tự chọn | 4/8 |
17 | Nghệ thuật học đại cương | 2 |
18 | Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo | 2 |
19 | Tâm lý học nghệ thuật | 2 |
20 | Tiếng Việt thực hành | 2 |
III | Khối kiến thức cơ sở ngành | 37 |
III.1 | Các môn học bắt buộc | 29 |
21 | Lịch sử âm nhạc thế giới 1 | 2 |
22 | Lịch sử âm nhạc thế giới 2 | 2 |
23 | Lịch sử âm nhạc thế giới 3 | 3 |
24 | Âm nhạc mới Việt Nam | 2 |
25 | Âm nhạc cổ truyền Việt Nam | 3 |
26 | Lý thuyết âm nhạc 1 | 3 |
27 | Múa | 3 |
28 | Phân tích tác phẩm âm nhạc 1 | 2 |
29 | Phân tích tác phẩm âm nhạc 2 | 2 |
30 | Phân tích tác phẩm âm nhạc 3 | 2 |
31 | Hòa thanh | 2 |
32 | Ký xướng âm 1 | 2 |
33 | Ký xướng âm 2 | 2 |
34 | Ký xướng âm 3 | 2 |
35 | Ký xướng âm 4 | 2 |
III.2 | Các môn học tự chọn | 8/16 |
36 | Nhập môn phức điệu | 2 |
37 | Sáng tác | 2 |
38 | Giới thiệu nhạc cụ | 2 |
39 | Dân ca | 2 |
40 | Hoạt động ngoài giờ lên lớp | 2 |
41 | Phối hợp xướng | 2 |
42 | Tâm lý học đại cương | 2 |
43 | Giáo dục học | 4 |
44 | Lý thuyết âm nhạc | 2 |
IV | Khối kiến thức chuyên ngành | 28 |
IV.1 | Các môn học bắt buộc | 23 |
45 | Thanh nhạc 1 | 2 |
46 | Thanh nhạc 2 | 2 |
47 | Thanh nhạc 3 | 2 |
48 | Thanh nhạc 4 | 2 |
49 | Piano 1 | 2 |
50 | Piano 2 | 2 |
51 | Hát hợp xướng | 3 |
52 | Lịch sử nghệ thuật Thanh nhạc | 2 |
53 | Kỹ thuật diễn viên | 2 |
54 | Phát âm tiếng Ý, Đức, Nga và một số ngôn ngữ khác | 4 |
55 | Phương pháp sư phạm Thanh nhạc | 2 |
IV.2 | Các môn tự chọn | 5/10 |
56 | Đệm đàn 1 | 2 |
57 | Đệm đàn 2 | 3 |
58 | Dàn dựng tổng hợp | 3 |
59 | Chỉ huy | |
60 | Các chuyên đề khác | |
V | Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp | 26 |
V.1 | Khối kiến thức thực tập | 12 |
V.1 | Khối kiến thức tốt nghiệp | 14 |
4️⃣ Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Ây dà, thật ra thì ngành học nào cũng vậy thôi, cơ hội việc làm lúc nào cũng rất rộng mở.
Nhưng các bạn biết gì không? Cơ hội đều là nằm ở trong tay các bạn đấy.
Nếu các bạn học tập nghiêm túc, các bạn thật sự có năng lực thì chẳng bao giờ thiếu cơ hội để các bạn có thể tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời cao như “vì tinh tú” nào đấy chẳng hạn.
Dưới đây là một số gợi ý về các công việc, cơ hội việc làm đối với các bạn học ngành này hiện tại và cả trong tương lai:
- Ca sĩ chuyên nghiệp;
- Tham gia các ban nhạc, dàn hợp xướng, các đoàn nghệ thuật bán chuyên hoặc chuyên nghiệp;
- Nghệ sĩ tự do biểu diễn và đăng video lên các nền tảng mạng xã hội như tiktok, youtube..
- Nếu như bạn muốn làm công việc liên quan tới giáo dục thì có thể cân nhắc một số công việc như giáo viên thanh nhạc.
- Nếu bạn thích sáng tác bài hát thì có thể làm nhạc sĩ hoặc producer (nhà sản xuất âm nhạc).
- Nếu bạn không muốn làm những công việc ít lộ mặt thì có thể làm thu âm, lồng tiếng.
- Nếu bạn muốn làm việc tại nhà đài thì có thể tham khảo công việc Biên tập viên âm nhạc.
- Nếu bạn không muốn làm ca sĩ nhưng vẫn muốn lên sân khấu thì có thể tham khảo công việc MC dẫn chương trình, diễn viên sân khấu nhạc kịch…
- Nếu bạn thích truyền thông có thể tham gia các công ty tổ chức sự kiện.
Và trên đây chính là toàn bộ những thông tin về ngành Thanh nhạc mà mình muốn gửi tới các bạn. Nếu như các bạn vẫn còn thắc mắc gì đó muốn mình giải đáp hay hỗ trợ trong thông tin tuyển sinh, đừng ngại mà gửi tin nhắn ngay cho mình thông qua fanpage TrangEdu hoặc facebook cá nhân nhé.
Chào thân ái và quyết thắng!!!
Tham khảo thêm: |