Ngành Sư phạm Âm nhạc là một ngành học kết hợp giữa nghệ thuật âm nhạc và giáo dục góp phần hình thành và nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách con người.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ngành sư phạm âm nhạc đang mở ra không gian để thể hiện sự sáng tạo và đổi mới.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá sâu hơn về ngành học này với khái niệm, các trường đào tạo, chương trình học, cơ hội phát triển và thách thức của ngành.
1. Ngành Sư phạm Âm nhạc là gì?
Ngành Sư phạm Âm nhạc là ngành học đào tạo kiến thức để bạn có thể trở thành giáo viên âm nhạc. Ngành học này không chỉ đào tạo kiến thức về âm nhạc mà còn bao gồm cả các kiến thức, kỹ năng chơi nhạc, hiểu biết văn hóa âm nhạc, phương pháp dạy học và định hình tâm hồn nghệ sĩ của mỗi người học.
Sư phạm Âm nhạc cũng giúp kết nối văn hóa, góp phần xây dựng nền giáo dục toàn diện, đóng góp vào sự hình thành và phát triển con người theo hướng tích cực.
Ngành Sư phạm Âm nhạc có mã ngành xét tuyển đại học là 7140221.
2. Ai nên học ngành Sư phạm Âm nhạc?
Ngành Sư phạm Âm nhạc là một ngành học thu hút nhiều người quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể học ngành này. Ngoài năng khiếu về âm nhạc, có một số tố chất bạn nên có.
Dưới đây có thể là một số đối tượng phù hợp với ngành học này:
- Những người yêu âm nhạc, có đam mê về âm nhạc và muốn chia sẻ đam mê này với người khác.
- Những bạn trẻ muốn trở thành một giáo viên âm nhạc tại các cơ sở giáo dục, từ cấp mầm non cho tới đại học.
- Những người quan tâm đến việc sử dụng âm nhạc như một phương pháp trị liệu hoặc tác động tích cực tới xã hội.
- Những người có mong muốn đóng góp cho cộng đồng thông qua đào tạo thế hệ tương lai và lan tỏa tình yêu với âm nhạc.
3. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc
Sinh viên Sư phạm Âm nhạc được học những môn gì? Học ngành Sư phạm Âm nhạc có thích không?
Hãy cùng chúng mình tham khảo chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc của trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhé.
I. KHỐI HỌC VẤN CHUNG |
1. Khối học vấn chung toàn trường |
Học phần bắt buộc: |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế chính trị |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Ngoại ngữ 1 (Tiếng Anh/Pháp/Nga/Trung) |
Ngoại ngữ 2 (Tiếng Anh/Pháp/Nga/Trung) |
Tâm lý giáo dục học |
Thống kê xã hội học |
Học phần tự chọn: |
Tin học đại cương |
Tiếng Việt thực hành |
Nghệ thuật đại cương |
Giáo dục thể chất 1, 2, 3, 4 |
Giáo dục quốc phòng |
Đường lối Quốc phòng và An ninh của ĐCSVN |
Công tác quốc phòng và an ninh |
Quân sự chung |
Kĩ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật |
2. Khối học vấn chung nhóm ngành |
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn |
Nhân học đại cương đại |
Xã hội học đại cương |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Lịch sử văn minh thế giới |
II. KHỐI HỌC VẤN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM |
1. Khối học vấn chung cơ sở |
Học phần bắt buộc: |
Giáo dục học |
Lí luận dạy học |
Đánh giá trong giáo dục |
Thực hành kĩ năng giáo dục |
Học phần tự chọn: |
Giao tiếp sư phạm |
Phát triển mối quan hệ nhà trường |
Phát triển chương trình nhà trường |
Triển khai chương trình giáo dục phổ thông trong nhà trường |
2. Khối học vấn ngành |
Lí luận và phương pháp dạy học Âm nhạc |
Xây dựng kế hoạch dạy học môn Âm nhạc |
Tổ chức dạy học môn Âm nhạc |
3. Thực hành sư phạm |
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên |
Thực hành dạy học Âm nhạc tại trường Sư phạm |
Thực tập Sư phạm 1 |
Thực tập Sư phạm 2 |
III. KHỐI HỌC VẤN CHUYÊN NGÀNH |
Học phần bắt buộc: |
Lí thuyết Âm nhạc cơ bản 1 |
Lí thuyết Âm nhạc cơ bản 2 |
Lịch sử Âm nhạc phương Tây |
Hoà âm cơ bản |
Lịch sử Âm nhạc Việt Nam |
Phân tích tác phẩm âm nhạc 1 |
Phân tích tác phẩm âm nhạc 2 |
Kí – Xướng âm 1, 2, 3 |
Thanh nhạc 1, 2, 3, 4, 5 |
Piano – E.Keyboard 1, 2, 3, 4, 5 |
Hát Hợp xướng |
Chỉ huy Hợp xướng |
Múa chất liệu |
Biên đạo, dàn dựng Múa |
Học phần tự chọn: |
Âm nhạc phương Tây Cận – Hiện đại |
Phương pháp NCKH Giáo dục Âm nhạc |
Âm nhạc Phương Đông |
Giới thiệu nhạc cụ |
Mĩ thuật đại cương |
Ký – Xướng âm 4 |
Phương pháp dàn dựng Chương trình Nghệ thuật tổng hợp |
Thanh nhạc nâng cao 1, 2 |
Piano – E.Keyboard nâng cao 1, 2 |
Guitar 1, 2, 3, 4, 5 |
Hoà tấu 1, 2 |
Hoà âm ứng dụng |
Phối Hợp xướng |
Sáng tác Ca khúc |
Chuyên đề |
Vi tính âm nhạc |
Phối ca khúc trên máy tính |
Dàn dựng và biểu diễn Hợp xướng |
Tiếng Anh chuyên ngành |
Thực tế chuyên môn Âm nhạc |
Các học phần cuối khóa |
Kiến thức Âm nhạc tổng hợp |
Thanh nhạc cuối khoá |
Nhạc cụ cuối khoá |
4. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc
Có thể học ngành Sư phạm Âm nhạc ở những trường nào?
Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc trên cả nước. Việc của bạn chỉ là lựa chọn một trường phù hợp và cố gắng để thi vào đó.
Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm Âm nhạc năm 2023 và điểm chuẩn như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn 2023 |
1 | Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương | |
2 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 18.5 – 19.55 |
3 | Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng | 22.2 |
4 | Trường Đại học Sư phạm Huế | 18 |
5 | Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa | 26.1 |
6 | Trường Đại học Sài Gòn | 23.01 |
7 | Trường Đại học Hùng Vương | 29 |
8 | Trường Đại học Đồng Tháp | 18 |
5. Các tổ hợp xét tuyển ngành Sư phạm Âm nhạc
Các bạn có thể sử dụng khối N00, N01 để đăng ký xét tuyển ngành Sư phạm Âm nhạc. Tuy nhiên thường các trường sẽ xét chung theo 1 trong 2 tổ hợp môn thi/bài thi sau:
- Toán, Năng khiếu âm nhạc 1, Năng khiếu âm nhạc 2
- Ngữ văn, Hát, Thẩm âm – Tiết tấu hoặc Văn, Hát – Xướng âm, Thẩm âm – Tiết tấu hoặc Văn, Năng khiếu 1 (Cao độ – tiết tấu), Năng khiếu 2 (hát/nhạc cụ)
Trong thông tin tuyển sinh của hầu hết các trường xét tuyển ngành Sư phạm Âm nhạc thì môn Năng khiếu thường được tính hệ số 2.
6. Công việc, cơ hội nghề nghiệp và mức lương của ngành
Ngành Sư phạm Âm nhạc mở ra cánh cửa tương lai với nhiều cơ hội hứa hẹn. Dưới đây là một số công việc trong ngành bạn có thể tham khảo:
- Giáo viên âm nhạc: Dạy âm nhạc tại các trường mầm non, tiểu học, trung học.
- Chuyên viên trị liệu bằng âm nhạc: Sử dụng âm nhạc như một hình thức trị liệu trong các cơ sở y tế hoặc trung tâm hỗ trợ cộng đồng. Đây là một công việc mới với tiềm năng phát triển.
- Quản lý và tổ chức sự kiện âm nhạc: Lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện, concert, festival âm nhạc làm việc trong các công ty giải trí, sân khấu và tổ chức văn hóa.
- Chuyên viên phát triển nội dung giáo trình phụ trách phát triển và cập nhật giáo trình, tài liệu âm nhạc, làm việc với các nhà xuất bản, trường đại học và tổ chức giáo dục.
- Nhạc sĩ, nghệ sĩ tự do: Biểu diễn, soạn nhạc, dạy học tư nhân làm công việc tự do sáng tạo, làm việc với niềm đam mê.
Theo thống kê của các trang tuyển dụng, mức lương bình quân của người làm trong ngành sư phạm âm nhạc là từ 7 – 25 triệu đồng mỗi tháng.
7. Các thách thức và khó khăn của ngành
Ngành Sư phạm âm nhạc không chỉ hứa hẹn và cơ hội mà còn đặt ra một số thách thức và khó khăn cần đối mặt.
- Các trường học và tổ chức có thể thiếu ngân sách để mua dụng cụ âm nhạc hỗ trợ trong giảng dạy và đào tạo chuyên sâu.
- Thiếu hụt ngân sách có thể gây khó khăn trong cập nhật công nghệ, phương pháp giảng dạy mới và cơ sở vật chất.
- Áp lực để đáp các mục tiêu giáo dục trong thời gian ngắn, đặc biệt là môi trường giáo dục công.
- Khó khăn trong việc cân nhắc giữa việc dạy học, soạn giáo trình, chuẩn bị bài giảng và phát triển bản thân.
- Công nghệ và xu hướng âm nhanh thay đổi rất nhanh chóng và đòi hỏi việc cập nhật liên tục. Việc theo kịp và áp dụng những thay đổi này vào giảng dạy và thực hành có thể rất phức tạp.
Những thách thức và khó khăn trên đòi hỏi sự kiên nhân, định hướng rõ ràng và sự sáng tạo trong giảng dạy và thực hành âm nhạc.